Nhận diện 1 số nguyên nhân bệnh tiểu đường để bảo vệ sức khỏe

Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì mà số lượng bệnh nhân không ngừng tăng mỗi năm? Tiểu đường là một căn bệnh mạn tính và đang trở thành gánh nặng y tế tại các nước thu nhập trung bình đến thấp, hay thậm chí ở các nước phát triển.

Nhận diện nguyên nhân bệnh tiểu đường để bảo vệ sức khỏe

Tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa insulin, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim mạch, thận, mắt, thần kinh,… Do vậy, trang bị kiến thức về nguyên nhân bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng để mỗi cá nhân có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường và quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể

Tiểu đường là gì

Bệnh tiểu đường, một loại rối loạn chuyển hóa mạn tính, xuất hiện khi cơ thể giảm khả năng sản xuất hormone insulin hoặc tạo ra kháng thể chống lại insulin, dẫn đến tăng đường huyết.

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn đường huyết

Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn đường huyết

Quá trình chuyển hóa glucose của cơ thể

Để hiểu nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, trước tiên cần hiểu về quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể. Glucose là nguồn năng lượng chính cho các tế bào, đặc biệt là neuron thần kinh, và nó được cung cấp từ thực phẩm và dự trữ trong gan dưới dạng glycogen.

Khi lượng glucose trong máu thấp, gan sẽ chuyển hóa glycogen thành glucose để cân bằng nồng độ đường huyết. Glucose này sau đó được hấp thụ bởi máu và cung cấp cho các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, để tế bào sử dụng glucose, cần có sự hỗ trợ của hormone insulin do tuyến tụy sản xuất.

Insulin giúp glucose hấp thụ vào tế bào và giảm nồng độ glucose trong máu. Khi đường huyết giảm, sản xuất insulin cũng giảm theo. Nếu có sự bất thường trong quá trình này, glucose sẽ không thể vào tế bào, dẫn đến tăng đường huyết.

Theo thời gian, lượng đường trong máu tích tụ, gây ra hiện tượng tăng đường huyết.

Insulin giúp glucose đến từng tế bào trong cơ thể

Insulin giúp glucose đến từng tế bào trong cơ thể

Nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường được chia thành 3 loại: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân bệnh tiểu đường của từng loại là gì:

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 do sự bất thường tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormone insulin trong khi tế bào đích của insulin không có hiện tượng kháng insulin. Thông thường, type 1 thường có nguyên nhân do di truyền. Nó thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh ở trẻ em.

Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1 (type 1 diabetes). Phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 1 chính xác vẫn chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố sau đây được cho là đóng vai trò quan trọng:

  • Di truyền: có người thân mắc bệnh
  • Yếu tố môi trường: nhiễm virus, chế độ ăn uống.
  • Căng thẳng tâm lý.

Tham khảo thêm: Báo động nguy cơ trẻ hóa bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2 

Tiểu đường type 2 là do thiếu insulin sản xuất từ các tế bào beta trong điều kiện thiết lập kháng insulin. Kháng insulin, tức là tế bào không có khả năng đáp ứng đầy đủ với mức insulin bình thường, xảy ra chủ yếu trong các mô cơ, gan và mô mỡ. Bệnh chiếm khoảng 90 – 95 % trong tổng số bệnh nhân, thường gặp ở lứa tuổi trên 40. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện muộn bởi tình cờ.

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được khẳng định rõ ràng, nhưng các nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền và môi trường đóng vai trò quan trọng:

  • Di truyền: Nếu có người thân mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Yếu tố môi trường: làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như thừa cân/béo phì; lối sống ít vận động; chế độ ăn uống không lành mạnh.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai, nhau thai tiết ra hormone giúp thai nhi phát triển. Một số hormone khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin. Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy cần sản xuất nhiều insulin hơn (gấp ba lần bình thường). Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Tham khảo thêm: Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với sức khỏe mẹ và bé.

Khuyến cáo 

Bệnh tiểu đường cần được phát hiện và điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tới hàng loạt hệ cơ quan. Nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm tỉ lệ thuận với thời gian mắc bệnh.

Các biến chứng do tiểu đường gây ra:

  • Bệnh tim mạch: Đau tim, đột quỵ.
  • Tai biến mạch máu não: Liệt nửa người, méo miệng.
  • Bệnh lý mạch máu ngoại biên: Tê bì, đau nhức, loét bàn chân, nguy cơ cắt cụt chi.
  • Thận: Suy thận, suy giảm chức năng lọc máu.
  • Mắt: Bệnh võng mạc tiểu đường, có thể dẫn đến mù lòa.
  • Thần kinh: Biến chứng thần kinh do tiểu đường gây ra tê bì, ngứa ran, đau nhức, rối loạn chức năng tình dục,…
  • Ngoài ra: Tiểu đường còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: Alzheimer, loãng xương, ung thư,…

Tham khảo thêm: 5 biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Người bị tiểu đường còn dễ bị đục thủy tinh thể gây mờ mắt

Người bị tiểu đường còn dễ bị đục thủy tinh thể gây mờ mắt

Với các biến chứng nguy hiểm như vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân bệnh tiểu đường và tầm soát đái tháo đường định kỳ rất quan trọng, đây là chìa khóa để phát hiện sớm bệnh tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng. Tần suất tầm soát:

  • Người bình thường: 1 năm/lần.
  • Người có nguy cơ cao: 3-6 tháng/lần.
  • Người đã có biến chứng: Theo chỉ định của bác sĩ.

Để được tư vấn cụ thể về nguyên nhân bị tiểu đường hay cần đặt lịch xét nghiệm tiểu đường tận nơi, quý khách hàng có thể tham khảo gói xét nghiệm HbA1c tại nhà. Để đánh giá mức đường huyết trung bình trong ba tháng trước đó. Phản ánh tính trạng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường, phát hiện sớm đái tháo đường. 

Tham khảo ngay: Gói xét nghiệm HbA1c tại nhà.

DIAVIT là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu dành cho người đái tháo đường. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người bệnh năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

Tài liệu tham khảo:

Kiến thức tiểu đường

https://www.cdc.gov/diabetes/dsmes-toolkit/index.html

Cẩm nang MDS – Đái tháo đường