Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được điều hòa bởi 2 hệ thống là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Hệ thần kinh được điều hòa bằng các xung động dẫn truyền trên các dây thần kinh, hệ nội tiết thực hiện điều hòa thông qua các chất hóa học là nội tiết tố (hay còn gọi là hormon). Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu thêm về hệ nội tiết cũng như những vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố.
Tóm tắt nội dung
Nội tiết tố là gì?
Nội tiết tố (hay còn gọi là hormon) được sản xuất bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể, bao gồm: vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng), tuyến giáp, tuyến cận giáp và tuyến tụy.
Hormon sẽ được phóng thích từ tuyến nội tiết trực tiếp vào máu và được máu vận chuyển đến các tế bào đích. Một số hormon chỉ có một vài tế bào đích cụ thể, trong khi số khác ảnh hưởng đến nhiều loại tế bào trên cơ thể. Sự tương tác giữa nội tiết tố và thụ thể của nó trên bề mặt tế bào đích kích hoạt một loạt các phản ứng sinh hóa làm thay đổi chức năng hoặc hoạt động của tế bào.
Nội tiết tố có vai trò gì?
Hoạt động trong cơ thể được điều hòa thông qua hệ nội tiết và hệ thần kinh. Tuyến nội tiết sản xuất ra nội tiết tố đi trực tiếp vào máu, do đó chất này sẽ đi đến tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Mỗi tuyến nội tiết có chức năng khác nhau, tuy nhiên các tuyến nội tiết vẫn chịu sự điều hòa chung của hệ trục hạ đồi tuyến yên hoặc từ chính các thành phần trong nội môi mà chúng điều chỉnh (đường trong máu sẽ điều hòa sự bài tiết insulin và glucagon, lượng canxi trong máu điều hòa sự phóng thích PTH,…).
Các loại nội tiết tố
Dựa theo chức năng sinh lý, nội tiết tố (hormon) có thể phân thành 3 nhóm: tăng trưởng, duy trì sự hằng định nội môi và sinh sản.
Chức năng tăng trưởng
Nhiều hormon trong cơ thể điều tiết quá trình tăng trưởng. Một số hormon kích thích sự tăng trưởng, phát triển như hormon GH từ tuyến yên, hormon T3 và T4 từ tuyến giáp. Trong khi đó, một số hormon khác ức chế sự phát triển của xương, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao sau tuổi dậy thì như hormon steroid sinh dục (testosterone và estrogen).
Chức năng duy trì sự cân bằng nội môi
Tất cả các hormon đều ảnh hưởng đến sự cân bằng nội môi, tạo môi trường ổn định cho các tế bào trong cơ thể hoạt động.
- Hormon giáp (T3, T4) kiểm soát ¼ hoạt động trao đổi chất cơ bản.
- Hormon cortisol của vỏ thượng thận có tác động giảm stress, kháng viêm.
- Hormon aldosterone của vỏ thượng thận kiểm soát nồng độ của hai điện giải chính trong cơ thể là Natri và Kali, thông qua cơ chế này mà điều chỉnh được huyết áp của cơ thể.
- Hormon ADH điều chỉnh áp suất thẩm thấu máu bằng cách kiểm soát sự tái hấp thu nước qua kênh nước tại ống lượn xa và ống góp của thận.
- Insulin và glucagon của tuyến tụy duy trì đường trong máu ở mức ổn định.
Chức năng sinh sản
Quá trình sinh sản gồm nhiều giai đoạn: xác định giới tính trong quá trình phát triển thai nhi, sự trưởng thành sinh dục ở tuổi dậy thì, thụ tinh, mang thai,nuôi con, và cho con bú, chấm dứt khả năng sinh sản vào thời kỳ mãn kinh. Mỗi giai đoạn đều có sự thay đổi, phối hợp giữa nhiều loại hormon.
Rối loạn nội tiết tố là gì?
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng dư thừa quá mức hoặc thiếu hụt lượng nội tiết tố. Tình trạng rối loạn nội tiết này có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau tùy vào loại nội tiết tố đó là gì, đảm đương chức năng nào trong cơ thể.
Tuy nhiên, cơ thể có cơ chế điều hòa ngược âm tính, có nghĩa là nếu lượng hormon trong cơ thể tăng thì cơ thể sẽ tự động giảm bài tiết các hormon đó hay lượng hormon giảm thì cơ thể sẽ điều hòa làm tăng bài tiết hormon tương ứng. Cơ chế điều hòa ngược âm tính được thực hiện nhờ các hormon của tuyến yên và vùng hạ đồi, nhằm duy trì nồng độ nội tiết tố luôn trong giới hạn bình thường.
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố có thể có nhiều nguyên nhân, yếu tố nguy cơ ảnh hưởng. Rối loạn có thể xảy ra do bẩm sinh hoặc mắc phải.
Đầu tiên phải kể đến đó là có sự mất cân bằng trong việc bài tiết nội tiết tố từ các cơ quan nội tiết. Có thể do nhiều biến đổi, bất thường trong cấu trúc, chức năng của cơ quan bài tiết mà các tuyến này hoạt động quá mức hoặc suy giảm sản xuất dẫn đến rối loạn nội tiết tố.
Một ví dụ điển hình của việc rối loạn nội tiết tố do suy giảm bài tiết là ở phụ nữ mãn kinh, buồng trứng kém hoạt động do đó không còn bài tiết ra những hormon sinh dục như estradiol, progesteron và inhibin hay nguyên nhân thường gặp do suy tuyến yên như: cắt bỏ hoặc phá hủy tuyến yên do phóng xạ; u chèn ép tuyến yên; giảm tưới máu đến tuyến yên,…
Một vài nguyên nhân khác gây rối loạn nội tiết tố là từ “nguyên liệu” để sản xuất nội tiết tố. Ví dụ như việc đưa vào cơ thể quá nhiều iod (ăn nhiều iod, chụp CT-scan bằng chất cản quang, dùng amiodaron chống loạn nhịp,…) có thể đưa đến rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp).
Các dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố
Trong cơ thể có nhiều tuyến nội tiết bài tiết ra nhiều loại nội tiết tố khác nhau, giữ vai trò khác nhau trong cơ thể. Do đó, sự rối loạn nội tiết nói chung sẽ tùy thuộc vào loại nội tiết tố bất thường. Một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo sẽ được liệt kê dưới đây, nếu phát hiện bất thường bạn có thể đến trực tiếp cơ sở thăm khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Suy tuyến yên: Nếu sự giảm hormon GH tiết ra từ tuyến yên trong thời kỳ niên thiếu thì cơ thể sẽ chậm phát triển. Một đứa trẻ bị suy tuyến yên sẽ không có tuổi dậy thì.
- Cường tuyến yên: Nếu tình trạng này xuất hiện trước tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phát triển quá mức, đặc biệt là về chiều cao có thể cao trên 2 mét.
- Suy giáp: Mặt tròn, ít biểu lộ cảm xúc, phù mi mắt dưới, môi dày, lưỡi to, ngón tay ngón chân khô, khàn tiếng do thâm nhiễm dây thanh, ù tai,… Một vài trường hợp có thể sợ lạnh, mệt mỏi, thân nhiệt giảm,…
- Cường giáp: Da ấm, nóng, rụng tóc, gãy móng, sợ nóng, nhiệt độ tăng, sụt cân nhanh, tiêu chảy do tăng nhu động ruột, run tay, teo cơ,…
- Thiếu hụt insulin: Tăng đường huyết mao mạch.
- Suy tuyến cận giáp: Giảm canxi huyết tương.
- Mãn kinh: Là một sinh lý tự nhiên của phụ nữ, tuy nhiên các triệu chứng mãn kinh cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là giai đoạn đầu. Các triệu chứng như: cảm giác nóng như cơn bốc hỏa, tính khí thay đổi, mệt mỏi, mất ngủ, giảm nhu cầu tình dục, mô xương mất đi ngày càng nhiều gây loãng xương,…
Cách cân bằng nội tiết tố nữ
Nội tiết tố nữ hay còn gọi là estrogen, một hormon điều hòa sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục nữ.
Ở tuổi dậy thì, estrogen thúc đẩy sự phát triển của tử cung, ngực và âm đạo, phân phối mỡ trong cơ thể; điều chỉnh sự tăng trưởng ở tuổi dậy thì và ngừng tăng trưởng chiều cao ở tuổi trưởng thành. Ở phụ nữ trưởng thành, chức năng chính của estrogen gồm điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, góp phần điều hòa nội tiết tố khi mang thai và cho con bú và duy trì ham muốn tình dục. Trong thời kỳ mãn kinh, quá trình sản xuất estrogen trong buồng trứng ngừng lại.
Do đó, sự rối loạn nội tiết tố nữ estrogen có thể làm thay đổi quá trình phát triển sinh sản của người phụ nữ và gây ra nhiều triệu chứng như: bốc hỏa, cáu gắt, lo lắng, trầm cảm, loãng xương,… Do đó, cân bằng nội tiết tố nữ luôn được ưu tiên để đảm bảo chất lượng sống cho người phụ nữ tốt nhất.
Chế độ ăn uống
Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được những bệnh tật tiềm tàng mà còn đảm bảo duy trì được sự hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Uống nhiều nước và hạn chế đồ ngọt, bổ sung vitamin E, thực phẩm giàu omega-3,để làm chậm quá trình lão hóa da. Các thực phẩm cân nhắc sử dụng như: cá hồi, đậu nành, bơ,…
Bổ sung vitamin E bằng ENAT sau bữa ăn là một cách an toàn để thúc đẩy điều hòa nội tiết tố, hormone và chu kỳ kinh nguyệt.
Sinh hoạt hằng ngày
Tập thể dục thường xuyên, đảm bảo hoạt động thể lực đều đặn ít nhất 30 phút/ngày và duy trì liên tục ít nhất 5 ngày/tuần. Có thể lựa chọn các môn thể thao để vận động cơ thể như: cầu lông, chạy bộ, khiêu vũ, đạp xe,…
Thuốc, thực phẩm chức năng
Trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố nữ, bạn có thể lựa chọn loại thực phẩm phù hợp với bản thân dựa vào công dụng, giá thành, chất lượng của sản phẩm. Một vài sản phẩm được chúng tôi gợi ý dưới đây:
Dim For Her
Chứa hợp chất tự nhiên Diindolylmethane, là một chất chuyển hóa của Indole-3-carbinol, được tìm thấy trong các loại thực vật họ cải giúp hỗ trợ tái thiết lập mức cân bằng nội tiết tố Estrogen hiệu quả.
Ngoài ra, sản phẩm còn loại bỏ Estrogen xấu, chuyển hóa Estrogen xấu thành Estrogen tốt. Do đó, sản phẩm dùng được cho phụ nữ bị u xơ, u nang mà không làm tăng kích thước khối u.
Nature’s Way Evening Primrose Oil 1000mg
Viên uống Nature’s Way Evening Primrose Oil 1000mg bổ sung Gamma Linolenic Acid
và dầu hoa Anh thảo thiên nhiên, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ, hỗ trợ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh.
Sâm Angela Gold
Cải thiện bộ 3 nội tiết tố nữ quan trọng gồm estrogen, progesterone và testosterone. Cải thiện các triệu chứng khó chịu thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Hỗ trợ giảm cholesterol và ổn định huyết áp. Tăng sinh lực, sức bền, sự tỉnh táo, chống lão hóa cho phụ nữ.
Nội tiết tố nam
Testosterone là nội tiết tố chính của nam giới. Những cơ quan bị tác động bởi nội tiết tố nam có thể kể đến như: tinh hoàn, đường sinh dục nam, mô não (chủ yếu tại vùng hạ đồi – tuyến yên) và nhiều cơ quan khác.
Ở nam giới, suy giảm nội tiết tố nam có thể dẫn đến rối loạn tình dục, bao gồm: rối loạn cương dương, giảm ham muốn tình dục và xuất tinh sớm. Nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm suy giảm nội tiết tố nam như: tuổi tác tăng, các bệnh lý nền mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim,…), nam giới đã cắt bỏ tuyến tiền liệt,… Một vài nghiên cứu đã cho thấy, việc bổ sung nội tiết tố nam giúp cải thiện ham muốn tình dục, hoạt động tình dục.
Câu hỏi thường gặp
Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ?
Một số thực phẩm hàng ngày có thể cung cấp nguyên liệu để sản xuất nội tiết tố nữ như: bơ, đậu nành, các loại hạt, trái cây sấy khô,…
Nên uống collagen hay nội tiết tố nữ
Collagen có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc giữ cho làn da luôn căng mịn, nuôi móng tóc, ngừa loãng xương,… Nội tiết tố cũng giúp cơ thể phụ nữ sản sinh ra collagen cần thiết. Do đó, tùy vào mỗi giai đoạn mà phụ nữ nên cân nhắc uống collagen hay nội tiết tố.
Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố nữ thường do thiếu hụt estrogen trong thời kỳ mãn kinh. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: cắt tử cung, buồng trứng, stress, ăn uống không lành mạnh,…
Dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ
Một số dấu hiệu có thể kể đến như: có những cơn bốc hỏa trong cơ thể, cáu kỉnh, khó chịu, giảm ham muốn tình dục, chu kỳ kinh nguyệt không đều,…
Cải thiện nội tiết tố nữ
Có nhiều cách để cải thiện nội tiết tố nữ như: ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, tìm cách để giải tỏa áp lực, hạn chế sử dụng mỹ phẩm có chứa hóa chất có hại cho cơ thể,…
Nội tiết tố nữ loại nào tốt?
Trên thị trường hiện có nhiều loại nội tiết tố nữ, tùy vào mong muốn cũng như mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại phù hợp với bản thân.
Bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh thường có nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân họ, do đó, việc bổ sung nội tiết tố là cần thiết.
Hệ nội tiết trong cơ thể có nhiều chức năng cũng như vai trò không thể thay thế. Do đó, việc thiếu hụt hay hoạt động quá mức của chúng sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể. Việc phát hiện kịp thời những vấn đề liên quan đến nội tiết sẽ giúp quá trình điều trị của ta dễ dàng hơn.
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6761896/
- Sách Sinh lý học Y khoa – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
- https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-male-sexual-dysfunction?sectionName=Role%20of%20adding%20testosterone&search=suy%20gi%E1%BA%A3m%20n%E1%BB%99i%20ti%E1%BA%BFt%20t%E1%BB%91%20nam&topicRef=6840&anchor=H1819397237&source=see_link#