Chỉ số đường huyết của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có thời tiết. Hiểu rõ cách thời tiết tác động đến chỉ số đường huyết và áp dụng những mẹo ứng phó sẽ giúp bạn ổn định đường huyết hiệu quả. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết ảnh hưởng của thời tiết nóng và lạnh đến chỉ số đường huyết cũng như cung cấp các mẹo hữu ích cho người tiểu đường.
Tóm tắt nội dung
Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số đường huyết?
Sức khỏe người bệnh tiểu đường không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống, tập luyện và thuốc men mà còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Thời tiết nóng và lạnh có thể tác động trực tiếp đến đường huyết, hiệu quả hoạt động của thuốc và khả năng sản xuất insulin của cơ thể. Do đó, việc nắm rõ những ảnh hưởng này và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp là vô cùng quan trọng.
Thời tiết nóng
Ngồi dưới nắng trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Thời tiết nóng làm cho việc tập thể dục trở nên khó khăn hơn, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Đối với những người sử dụng insulin, nhiệt độ cao khiến insulin hấp thụ nhanh hơn, làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Thời tiết nóng ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết
Tham khảo thêm: Những thông tin cần biết về bệnh đái tháo đường
Ngoài ra, người bệnh tiểu đường thường cảm thấy nóng hơn so với người bình thường do các nguyên nhân sau:
- Các biến chứng của bệnh tiểu đường như tổn thương mạch máu và dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi, khiến cơ thể khó làm mát hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến kiệt sức vì nóng và say nắng.
- Bệnh nhân tiểu đường mất nước nhanh hơn người bình thường. Nếu không uống đủ nước hoặc khi đường huyết tăng cao khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn, tình trạng mất nước sẽ càng nghiêm trọng. Một số loại thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị cao huyết áp cũng có thể làm tăng tình trạng mất nước.
- Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Vì vậy, người bệnh cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin cũng như chế độ ăn uống phù hợp.
Thời tiết lạnh
Thời tiết lạnh có thể làm chậm lưu lượng máu của người bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Do đó, người bệnh cần giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.
Thời tiết lạnh làm chậm lưu lượng máu của người tiểu đường
Tham khảo thêm: Như thế nào là chỉ số đường huyết bình thường?
Nếu người bệnh có các biến chứng tiểu đường như bệnh tim hoặc bệnh thần kinh, thời tiết lạnh có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cảm lạnh cũng có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến bàn tay và chân, khiến người bệnh tiểu đường cảm thấy đau ở các khu vực này trong thời tiết lạnh.
Mẹo ứng phó cho người tiểu đường khi thời tiết thay đổi
Ổn định đường huyết trong thời tiết nóng
Kiểm tra đường huyết: Hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết hơn. Đảm bảo thăm khám định kỳ với bác sĩ để được điều chỉnh chế độ ăn uống và thuốc men phù hợp. Người bệnh nên mang theo bánh hoặc thức ăn nhẹ khi ra ngoài để phòng khi đường huyết giảm.
Bảo quản máy đo đường huyết: Nhiệt độ cao có thể làm sai lệch kết quả của máy đo đường huyết và que thử. Người bệnh cần bảo quản máy đo đường huyết ở nhiệt độ phòng bình thường, nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, cũng không nên để máy trong phòng quá lạnh, vì nhiệt độ thấp cũng có thể làm sai kết quả đo.
Bảo quản insulin đúng cách: Insulin có thể bị hỏng dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nhiệt độ cao. Khi bị hư do nhiệt, insulin trong suốt thường trở nên đục hoặc insulin đục sẽ trở nên sần sùi và dính vào mặt kính. Insulin đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đôi khi có màu nâu. Không sử dụng insulin khi có dấu hiệu biến đổi màu sắc. Nên bảo quản insulin trong tủ lạnh hoặc túi mát, nhưng không để insulin trong tủ đông lạnh.
Bảo quản insulin trong ngăn mát tủ lạnh
Giữ nước: Thời tiết nắng nóng gây đổ nhiều mồ hôi, hoặc đường huyết tăng cao khiến người bệnh tiểu nhiều gây mất nước. Người bệnh cần uống nhiều nước hơn và nên mang theo nước khi lao động hoặc hoạt động ngoài trời. Uống nước từng ngụm, không nên uống một lần quá nhiều nước. Tránh giải khát bằng nước ngọt, nước có ga hay nước ép trái cây vì chúng có thể làm tăng đường huyết.
Các mẹo khác: Khi ra ngoài nắng, nhớ mặc áo dài tay, quần rộng, đội mũ và đeo kính râm. Thoa kem chống nắng ở mặt và vùng da hở từ 15 đến 30 phút trước khi ra nắng.
Nếu bị kiệt sức vì nóng và mất nước, sẽ có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, co thắt dạ dày, da nhợt nhạt. Ngay lập tức, cần di chuyển đến nơi mát mẻ để nghỉ ngơi, sau đó đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Thời tiết lạnh
Kiểm tra đường huyết thường xuyên: Trong mùa lạnh, việc theo dõi kỹ đường huyết là rất quan trọng. Kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn sẽ giúp người bệnh phát hiện những bất thường và xử lý kịp thời. Trời lạnh khiến việc lấy máu trở nên khó khăn, nên hãy làm ấm ngón tay trước khi thử đường huyết.
Kiểm tra bàn chân hàng ngày: Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các vấn đề nghiêm trọng về bàn chân. Do đó, cần kiểm tra bàn chân kỹ lưỡng hàng ngày, mang tất và đi giày êm. Rửa và vệ sinh bàn chân sạch sẽ. Nếu bị bệnh gây mất cảm giác ở bàn chân, cần cẩn thận khi sử dụng lò sưởi để tránh bỏng chân.
Bảo quản thuốc và dụng cụ: Khi thời tiết trở lạnh không nên để thuốc ngoài trời. Bảo quản thuốc và máy đo đường huyết ở nơi ấm thoáng mát, tránh nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
Tiêm phòng cúm: Mùa lạnh là thời điểm virus cúm phát triển mạnh. Người bệnh tiểu đường nên tiêm phòng cúm. Nếu bị cúm, cần gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe, kê đơn thuốc và hướng dẫn cách giữ đường huyết ổn định.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Mùa đông với thời gian ban ngày ngắn hơn có thể ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Không khí ẩm lạnh dễ gây cảm giác thấp thỏm, uể oải, chán nản, thậm chí trầm cảm. Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, nên người bệnh cần chăm sóc sức khỏe tinh thần, thư giãn, gặp gỡ bạn bè và nói chuyện thường xuyên.
Ăn uống: Trong thời tiết lạnh, người bệnh nên chọn những món ăn giữ ấm cho cơ thể. Chế biến món ăn hợp khẩu vị sẽ giúp bữa ăn ngon miệng và vui vẻ hơn.
Vận động: Mùa đông cũng cần hoạt động thể chất đều đặn như mùa hè. Ít vận động có thể khiến đường huyết tăng cao hơn. Tập thể dục giúp giữ ấm, cải thiện tâm trạng, lưu thông máu và kiểm soát lượng đường tốt hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng DIAVIT có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào và hỗ trợ quá trình điều chỉnh đường huyết.
Nếu bạn chưa biết phải duy trì lối sống của mình như thế nào cho phù hợp giúp ổn định đường huyết, có thể tham khảo chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường của DiaB. Chương trình sẽ giúp bạn hiểu hơn về đái tháo đường toàn diện, từ đó tạo dựng và duy trì lối sống lành mạnh nhằm cải thiện sức khỏe của bệnh nhân, ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.
Chương trình Sống khỏe cùng đái tháo đường
Thông tin chi tiết về chương trình TẠI ĐÂY.
Thời tiết có ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số đường huyết, đòi hỏi người tiểu đường phải có biện pháp ứng phó phù hợp trong từng điều kiện thời tiết khác nhau. Bằng cách hiểu rõ và áp dụng những mẹo hữu ích, bạn có thể ổn định đường huyết và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả, bất kể thời tiết thay đổi ra sao.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo:
https://www.cdc.gov/diabetes/basics/low-blood-sugar-treatment.html
https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/manage-diabetes-heat.html https://www.cdc.gov/diabetes/library/features/managing-diabetes-cold-weather.html