Tăng áp lực thẩm thấu là một biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 hơn tiểu đường tuýp 1, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu nghiêm trọng gây tăng áp lực thẩm thấu máu., có thể gây hôn mê và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Docosan sẽ cung cấp thông tin từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách phòng ngừa biến chứng này.
Tóm tắt nội dung
Tăng áp lực thẩm thấu là gì?
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết (Hyperosmolar Hyperglycemic State – HHS) là biến chứng cấp tính đe dọa tính mạng, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường máu nghiêm trọng gây tăng áp lực thẩm thấu máu, mất nước và rối loạn điện giải.
HHS thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2 và có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân và triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu
Các triệu chứng có thể gặp trong tăng áp lực thẩm thấu bao gồm:
- Khát nước và tiểu nhiều: Ở giai đoạn đầu, mức đường huyết tăng cao gây ra sự mất nước qua tiểu, khiến cơ thể cảm thấy khát và có xu hướng đi tiểu nhiều hơn.
- Cảm giác yếu mệt: Do thiếu hụt insulin và sự tích tụ glucose trong máu, cơ thể không thể sử dụng năng lượng hiệu quả, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và yếu đuối.
- Buồn nôn: Tăng đường huyết có thể gây rối loạn dạ dày, dẫn đến cảm giác buồn nôn và đôi khi nôn mửa.
- Sốt: Nhiễm trùng có thể đi kèm với tình trạng tăng đường huyết, làm cơ thể tăng nhiệt độ để chống lại nhiễm trùng, dẫn đến sốt.
- Co giật: Thay đổi điện giải và mức đường huyết rất cao có thể gây co giật, một dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng này.
- Lú lẫn: Mức đường huyết quá cao có thể ảnh hưởng đến chức năng não, gây ra tình trạng lú lẫn và giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng.
- Hôn mê: Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng mất nước và rối loạn điện giải có thể dẫn đến hôn mê.
Các triệu chứng khác có thể xảy ra:
- Mất cảm giác hoặc yếu cơ: Khi các mức đường huyết quá cao và rối loạn điện giải, người bệnh có thể mất cảm giác hoặc yếu cơ.
- Rối loạn phát âm: Sự ảnh hưởng của tình trạng tăng đường huyết lên não có thể gây khó khăn trong việc điều khiển cơ miệng và lưỡi, dẫn đến khó khăn trong việc nói.
Nguyên nhân và triệu chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết
Nguyên nhân: Do tự ý bỏ trị hoặc sử dụng không đủ liều insulin, thuốc hạ đường huyết hoặc thiếu kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Yếu tố thúc đầy:
- Nhiễm trùng: Các bệnh lý như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng huyết làm tăng đường huyết do kích hoạt cơ chế stress của cơ thể.
- Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.
- Dùng các thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroids, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống co giật có thể làm tăng mức glucose trong máu.
- Mất nước: Tình trạng mất nước nặng do tiêu chảy, nôn mửa hoặc uống không đủ nước thúc đẩy tăng áp lực thẩm thấu máu
Phòng ngừa tăng áp lực thẩm thấu HHS
Để giảm nguy cơ HHS, người bệnh tiểu đường cần:
- Kiểm soát đường huyết: Theo dõi thường xuyên và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Uống đủ nước: Đặc biệt khi bị sốt, tiêu chảy hoặc nhiễm trùng.
- Điều trị kịp thời các bệnh lý khác: Nhiễm trùng, viêm phổi hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
- Tránh bỏ liều insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường kể cả khi bị các bệnh khác như: nhiễm trùng, sốt, tiêu chảy… trừ khi có chỉ định của bác sỹ.
Diavit – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Sản phẩm được thiết kế dành riêng cho người bệnh tiểu đường, giúp cải thiện sức khỏe tổng quát và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như HHS.
Mua sản phẩm chính hãng tại cửa hàng Docosan:
Tăng áp lực thẩm thấu (HHS) là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 2, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Việc kiểm soát đường huyết, duy trì lối sống lành mạnh, và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có thể giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc phải biến chứng này. Cùng theo dõi Docosan để tham khảo những tin tức y khoa một cách nhanh nhất nhé!
DiaB chương trình quản lý đái tháo đường toàn diện hiệu quả
Xem thêm:
- Bị tiểu đường bao lâu thì biến chứng? Cách phòng ngừa hiệu quả
- 2 nhóm biến chứng đái tháo đường: triệu chứng và các phòng ngừa
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường và những điều nên biết
Nguồn tham khảo:
1. Hyperosmolar Hyperglycaemic State (HHS)
- Link tham khảo: https://www.diabetes.org.uk/about-diabetes/complications/hyperosmolar-hyperglycaemic-state
- Ngày tham khảo: 05/12/2024
2. Diabetic hyperglycemic hyperosmolar syndrome
- Link tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000304.htm
- Ngày tham khảo: 05/12/2024
3. Hyperosmolar Hyperglycemic State (HHS)
- Link tham khảo: https://www.msdmanuals.com/professional/endocrine-and-metabolic-disorders/diabetes-mellitus-and-disorders-of-carbohydrate-metabolism/hyperosmolar-hyperglycemic-state-hhs
- Ngày tham khảo: 05/12/2024