Tiền tiểu đường là gì? 12 nguyên nhân gây bệnh tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường) là một tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose máu, nếu không được quản lý kịp thời về chế độ dinh dưỡng và lối sống, tình trạng này có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2) và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ giải thích rõ tiền tiểu đường là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa tiền tiểu đường giúp bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Tiền tiểu đường là gì?

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường) là một vấn sức khỏe đáng chú ý, đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao hơn so với mức bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán là bệnh tiểu đường tuýp 2 (đái tháo đường tuýp 2). Năm 2021 trên thế giới có khoảng 298 triệu người được chẩn đoán tiền đái tháo đường theo chỉ số rối loạn đường huyết đói và con số này có thể tăng lên 414 triệu người vào năm 2045. 

Tiền đái tháo đường có thể khiến người mắc tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 nếu không được kiểm soát tốt, khi đó bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như  bệnh tim mạch, bệnh về thận, mắt, viêm nhiễm và thậm chí là đột quỵ. 

Nguyên nhân gây ra tiền đái tháo đường

Nguyên nhân chính xác gây ra tiền tiểu đường cho đến nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, tiền sử gia đình và yếu tố di truyền được xem là yếu tố quan trọng liên quan đến tiền đái tháo đường. Cụ thể hơn, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự rối loạn chuyển hoá đường (glucose) trong máu. 

Thông thường, đường được cơ thể hấp thu từ lượng thức ăn thông qua quá trình tiêu hoá. Đường được hấp thu vào trong máu thông qua hệ tiêu hoá và phân phối đến các tế bào trong cơ thể để sử dụng và insulin – một nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra sẽ chịu trách nhiệm chính cho quá trình này. 

Insulin sẽ được tuyến tụy tiết ra khi cơ thể bắt đầu tiêu hoá thức ăn và sẽ làm giảm lượng đường trong máu, khi lượng đường trong máu giảm thì tuyến tuỵ cũng giảm tiết dần lượng insulin. Ở người bị tiền đái tháo đường, quá trình này không diễn ra bình thường, kết quả là thay vì lượng đường trong máu được đưa vào các tế bào để sử dụng thì chỉ tích tụ trong máu và tăng nồng độ vượt mức bình thường. Điều này có thể là do:

  • Tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết.
  • Các tế bào trong cơ thể đã đề kháng với insulin và không cho phép đường đi vào tế bào để sử dụng.
tiền tiểu đường
Thừa cần, béo phì và chu vi vòng eo lớn là các yếu tố nguy cơ của tiền tiểu đường

Yếu tố nguy cơ của tiền tiểu đường

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiền đái tháo đường cũng tương tự như các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm:

  • Cân nặng: Thừa cân và béo phì là yếu tố đầu tiên dễ dẫn đến tiền đái tháo đường, đặc biệt là béo bụng, tình trạng này sẽ làm gia tăng nguy cơ đề kháng insulin.
  • Kích thước vòng eo: Kích thước vòng eo càng to càng dễ tăng khả năng đề kháng insulin. Cụ thể là ở đàn ông vòng eo >100cm và phụ nữ là >88cm sẽ có nguy cơ cao hơn mắc tiền đái tháo đường.
  • Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng các loại thịt đỏ hoặc thịt đóng hộp, chế biến công nghiệp sẵn, các loại thức uống nhiều đường, nhiều năng lượng,…
  • Tiền sử gia đình: Người có cha hoặc/và mẹ, anh chị em trực hệ mắc bệnh đái tháo đường thì nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao gấp 2 đến 6 lần so với người khác.
  • Sắc tộc: Yếu tố này vẫn chưa có lời giải đáp, ở người da đen, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Ấn và người Mỹ gốc Á thường dễ mắc tiền đái tháo đường hơn so với các chủng tộc khác trên thế giới. 
  • Tuổi: Đối với người da trắng >40 tuổi; >25 tuổi đối với người Nam Á, người gốc Phi, người Caribe gốc Phi.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Người mắc đái tháo đường khi mang thai và trẻ sau sinh sẽ có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường về sau. 
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc phải tình trạng này với các đặc điểm như kinh nguyệt không đều, lông mọc nhiều và thừa,… có nguy cơ cao mắc tiền đái tháo đường.
  • Giấc ngủ: Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở có nguy cơ cao đề kháng insulin. Những người thừa và béo phì cũng có nguy cơ mắc chứng khó thở khi ngủ.
  • Khói thuốc lá: Hút thuốc lá chủ động hay cả thụ động (tiếp xúc với khói thuốc lá) cũng làm gia tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường, thậm chí là làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân mắc đái tháo đường.
  • Một số tình trạng bệnh lý khác cũng liên quan đến nguy cơ mắc tiền đái tháo đường như:
    • Người mắc bệnh tăng huyết áp
    • Người có nồng độ HDL-C thấp (một loại cholesterol tốt)
    • Người có nồng độ triglyceride cao 
tiền tiểu đường
Tiêu thụ các loại đồ uống chứa nhiều năng lượng và đường là yếu tố nguy cơ dẫn đến tiền tiểu đường

Bên cạnh đó, một vài tình trạng sức khỏe khi xuất hiện cùng với tình trạng béo phì được cho là có liên quan đến sự đề kháng insulin có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường – bệnh tim mạch và đột quỵ. Sự kết hợp của ba hoặc nhiều hơn của các tình trạng dưới đây được gọi là hội chứng chuyển hoá:

  • Tăng huyết áp
  • Nồng độ HDL-C trong máu thấp
  • Nồng độ triglyceride trong máu cao
  • Nồng độ đường trong máu cao
  • Chu vi vòng eo lớn 

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

 

Dấu hiệu và triệu chứng tiền tiểu đường

Người bị tiền tiểu đường hầu như không có triệu chứng gì rõ ràng, cho đến khi những dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường tuýp 2 xuất hiện thì mới xác định được bệnh khi đến thăm khám bác sĩ. Điều này có nghĩa là bệnh đã âm thầm tiến triển từ giai đoạn tiền đái tháo đường sang bệnh đái tháo đường tuýp 2. Do đó, việc tầm soát bệnh đái tháo đường là hết sức quan trọng, đặc biệt là ở những người có các yếu tố nguy cơ của tiền tiểu đường như sau:

  • Thừa cân nặng 
  • ≥ 45 tuổi
  • Gia đình có ba, mẹ hoặc anh, chị, em mắc đái tháo đường tuýp 2 
  • Người ít tập thể dục < 3 lần/tuần
  • Phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ hoặc trẻ sơ sinh sau sinh nặng > 4kg
  • Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Vùng da ở một số bộ phận trên cơ thể bị sậm màu như: cổ, nách, bẹn,…

Một số dấu hiệu và triệu chứng bắt đầu xuất hiện khi bệnh chuyển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường tuýp 2 gồm: 

  • Khát nhiều
  • Tiểu nhiều lần
  • Tăng cảm giác đói
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Tê hoặc đau nhức chân/tay
  • Bị nhiễm trùng thường xuyên
  • Vết thương lâu lành
  • Tụt cân

Chẩn đoán tiền tiểu đường như thế nào?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo tầm soát bệnh đái tháo đường ở hầu hết người trưởng thành ≥ 35 tuổi, đặc biệt nếu có kèm theo tình trạng thừa cân và có thêm các yếu tố gia tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường hoặc đái tháo đường tuýp 2. Một vài phương pháp xét nghiệm máu dùng để đánh giá chỉ số đường huyết tiền tiểu đường trong chẩn đoán gồm: 

– Kiểm tra chỉ số HbA1c

  • Chỉ số này được sử dụng để đánh giá lượng đường trung bình trong máu trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng 
  • < 5.7% là bình thường 
  • 5.7% – 6.4% được xem là tiền đái tháo đường 
  • ≥ 6.5% ở  2 lần kiểm tra khác nhau được xem là mắc bệnh đái tháo đường

– Kiểm tra chỉ số đường huyết đói 

  • Người được mấy mẫu máu để kiểm tra cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, kết quả được chẩn đoán như sau:
    • < 100 mg/dL (5.6 mmol/L) là mức bình thường
    • 100-125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L) là mức tiền tiểu đường
    • ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L) ở 2 lần kiểm tra khác nhau được xem là mắc bệnh tiểu đường

– Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

  • Phương pháp này không được thử dụng thường quy, chủ yếu được chỉ định ở phụ nữ mang thai. Người kiểm tra sẽ được uống một dung dịch đường và chờ 2 tiếng sau để được lấy máu kiểm tra. Kết quả kiểm tra được phân loại như sau:
    • < 140 mg/dL (7.8 mmol/L) là mức bình thường 
    • 140 – 199 mg/dL (7.8 – 11.0 mmol/L) là tiền tiểu đường 
    •  ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L) được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường

– Tầm soát tiền tiểu đường ở trẻ em

  • Đái tháo đường tuýp 2 thường xuất hiện ở trẻ em và người trưởng thành có tuổi thơ bị bệnh béo phì.
  • Đối với trẻ thừa cân hoặc béo phì có kèm theo ít nhất 1 yếu tố dưới đây thì nên được tầm soát tiền đái tháo đường:
    • Gia đình có người thân mắc đái tháo đường tuýp 2 
    • Thuộc chủng tộc có nguy cơ mắc tiền đái tháo đường cao (người da đen, người Mỹ gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Ấn và người Mỹ gốc Á, người gốc Nam Á)
    • Sinh thiếu cân 
    • Có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ

Đối với người mắc tiền đái tháo đường, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra đường huyết ít nhất một lần/năm. Khoảng tham chiếu chẩn đoán là tương tự giữa trẻ em và người trưởng thành.

Ngoài ra, đối với những đối tượng trong gia đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Phòng ngừa và điều trị tiền tiểu đường

Thay đổi lối sống theo hướng tích cực có thể giúp lượng đường trong máu trở về mức bình thường hoặc ít nhất là giúp người mắc tiền tiểu đường ngăn chặn và kéo dài thời gian tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. 

tiền tiểu đường
Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến công nghiệp, đóng hộp góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Một số phương pháp có thể tham khảo như sau: 

  • Chế độ ăn lành mạnh: Nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại chất béo không bão hoà (dầu olive),… các loại thực phẩm ít béo, giàu chất xơ. Người đái tháo đường cũng nên tham khảo sản phẩm DIAVIT. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người dùng năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế tiêu thụ các loại thức uống có chứa nhiều đường, nhiều năng lượng như: các loại nước ngọt, nước có gas, trà sữa,… Đặt mục tiêu cho bản thân tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần và 75 phút/tuần đối với các bài tập cường độ mạnh hoặc phối hợp cả 2. 
  • Giảm cân đúng cách: Đối với trường hợp thừa cân (BMI > 23) cần giảm cân từ 5% – 7% trọng lượng cơ thể thì có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Phương pháp tốt nhất để giảm cân là phối hợp giữa việc ăn uống và tập thể dục điều độ. 
  • Bỏ thuốc lá/tránh tiếp xúc khói thuốc lá: Ngưng hút thuốc hoặc tránh tiếp xúc khói thuốc có thể cải thiện chức năng của insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. 
  • Sử dụng thuốc điều trị: Trong trường hợp người mắc tiền đái tháo đường được đánh giá có nguy cơ cao tiến triển thành đái tháo đường, bác sĩ điều trị có thể sẽ chỉ định thuốc điều trị tiểu đường và có thể phối hợp một số thuốc khác như thuốc điều trị rối loạn lipid máu và huyết áp tùy theo tình trạng sức khỏe nhằm phòng ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng về sau cho bệnh nhân.  
  • Đối với trẻ em mắc tiền tiểu đường cần lưu ý:
    • Giảm cân đúng cách cho trẻ 
    • Hạn chế cho trẻ tiêu thụ quá nhiều tinh bột, chất béo no và tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn
    • Giảm khẩu phần ăn tổng thể
    • Tập thể dục ít nhất 1 giờ/ngày 

Để đạt hiệu quả tối ưu, người tiền tiểu đường hay có yếu tố nguy cơ cao cả người trưởng thành hay trẻ em có thể đến các thăm khám tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và tầm soát kịp thời. 

tiền tiểu đường
Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn phối hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng ngừa bệnh tật hiệu quả nhất

Kiểm soát tiền tiểu đường hiệu quả với Công ty Cổ phần Công nghệ DiaB

Nghi ngờ bản thân bị tiền tiểu đường hay nhận kết quả từ bác sĩ khi thăm khám, bạn đừng quá hoang mang và cần tìm kiếm thông tin về căn bệnh này trước khi tiến hành điều trị. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh cùng Công ty Cổ phần Công nghệ DiaB.

DiaB cung cấp một chương trình toàn diện và cá nhân hóa, được thiết kế bởi các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Nội tiết, chuyên gia vận động và chuyên gia tâm lý hành vi. Chương trình được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân dựa trên tình trạng sức khỏe và mục tiêu cá nhân, giúp họ đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc kiểm soát bệnh tiền tiểu đường.

tiền tiểu đường
DiaB – Nền tảng công nghệ giúp bệnh nhân tiếp cận hơn với lối sống tích cực khi mắc bệnh đái tháo đường

Khi tham gia chương trình cùng DiaB, bệnh nhân sẽ được cung cấp những kiến thức về bệnh tiền tiểu đường thông qua thư viện video với bài học ngắn gọn, dễ hiểu và dễ áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân sẽ nhận được hướng dẫn thực hành cá nhân từ các chuyên gia uy tín, giúp họ tự tin và hiệu quả trong việc thực hiện các thay đổi cần thiết. Không những vậy, bệnh nhân có cơ hội tương tác trực tiếp với họ, hỏi và nhận được giải đáp thắc mắc, cũng như nhận được hỗ trợ liên tục trong suốt quá trình kiểm soát bệnh.

Chương trình Sống Cùng Đái Tháo Đường của DiaB không chỉ tập trung vào quản lý bệnh tiền tiểu đường mà còn hướng tới hình thành lối sống lành mạnh. Với sự hỗ trợ của huấn luyện viên sức khỏe, bệnh nhân được khuyến khích duy trì lối sống đúng cách, bao gồm chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục và thư giãn, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm thiểu các biến chứng liên quan đến bệnh tiền tiểu đường.

tiền tiểu đường
Các gói chương trình Sống cùng đái tháo đường đang được DiaB triển khai

Bệnh nhân sẽ được chuyên gia của DiaB tư vấn để lựa chọn gói chương trình phù hợp. Với mỗi chương trình cụ thể, bệnh nhân sẽ được:

  • Khảo sát toàn diện: Đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe và khả năng tự chăm sóc khi bị tiền tiểu đường của mỗi cá nhân.
  • Thiết lập mục tiêu và lộ trình: Chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ Nội tiết sẽ hỗ trợ bệnh nhân xây dựng mục tiêu và lộ trình cá nhân hóa. Chế độ dinh dưỡng, luyện tập và thư giãn sẽ được tùy chỉnh phù hợp với tình trạng và mục tiêu sức khỏe của từng người.
  • Cung cấp kiến thức: Chương trình cung cấp thư viện video chứa những bài học ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu về tiền tiểu đường. Những kiến thức này giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh, cách ảnh hưởng đến cơ thể và cách quản lý bệnh hiệu quả.
  • Hướng dẫn thực hành cá nhân: Bệnh nhân sẽ có cơ hội tương tác trực tiếp với bác sĩ Nội tiết, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia vận động và chuyên gia tâm lý hành vi. Những cuộc tư vấn và hướng dẫn cá nhân giúp bệnh nhân áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
  • Hình thành lối sống lành mạnh: Chương trình có huấn luyện viên sức khỏe đi cùng bệnh nhân suốt quá trình tham gia. Huấn luyện viên này sẽ hỗ trợ và động viên bệnh nhân duy trì lối sống lành mạnh, tuân thủ chế độ dinh dưỡng và luyện tập thường xuyên.
  • Hoạt động ngoại khóa: Để chăm sóc tinh thần, chương trình cung cấp các hoạt động ngoại khóa, bao gồm yoga và thiền. Những hoạt động này giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm lý cho bệnh nhân.
  • Đánh giá kết quả: Chuyên gia sẽ đánh giá sự cải thiện và hiệu quả sau thời gian tham gia chương trình. Các kết quả này sẽ được sử dụng để điều chỉnh và tối ưu hóa chương trình cho từng bệnh nhân.
  • Duy trì: Sau khi hoàn thành chương trình, bệnh nhân sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia và huấn luyện viên sức khỏe. Họ sẽ hướng dẫn bệnh nhân duy trì lối sống lành mạnh và cân nhắc hỗ trợ khi cần thiết.
tiền tiểu đường
Sơ đồ kiểm soát tiền tiểu đường của nền tảng DiaB

Đặt lịch hẹn ngay qua Docosan để chúng tôi hỗ trợ bạn kết nối với chuyên gia của DiaB!


Câu hỏi thường gặp 

Tiền tiểu đường nên ăn gì?
Người có tiền tiểu đường nên có chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ. Nên ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường thấp như rau xanh, trái cây ít ngọt, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà, cá, đậu và các loại hạt. Tránh thức ăn giàu đường bột và chất béo như đồ chiên, rán, đồ đóng hộp,… Cân nhắc tham gia chương trình quản lý cân nặng tại trung tâm y tế và tập thể dục thường xuyên, điều độ.
Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường?
Một số nghiên cứu cho thấy cứ 20 người từ 65 tuổi trở lên mắc tiền tiểu đường thì có 1 người tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 12  tháng. Một số nghiên cứu khác thì có 14.3% người trưởng thành mắc tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 sau 2.3 năm. 
Tiền tiểu đường chữa bao lâu khỏi?
Thời gian phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ, yếu tố nguy cơ và lối sống của bệnh nhân. Một số người có thể thay đổi lối sống, ăn uống, tập luyện đều đặn để kiểm soát tiền tiểu đường và có thể không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, khi đó bệnh nhân phải dùng thuốc và tuân thủ chế độ điều trị dài hạn. 
Tiền tiểu đường có hết không?
Tiền tiểu đường có thể được kiểm soát và quản lý hiệu quả thông qua thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục đều đặn hoặc sử dụng thuốc trong một số trường hợp theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, khi đó thì sẽ là bệnh mạn tính và không thể điều trị dứt điểm. 
Tiền tiểu đường có cần uống thuốc không?
Hầu hết các trường hợp là không cần uống thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể sẽ phải dùng thuốc để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra cho người người có yếu tố nguy cơ cao.
Lưu ý, chỉ bác sử dụng thuốc khi có sự đánh và tư vấn của bác sĩ điều trị.
Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?
Về cơ bản thì không, nhưng đây là bước khởi đầu cho bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu không được kiểm soát và chăm sóc đúng cách. Khi đó bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể đối mặt với nhiều biến cố sức khoẻ nguy hiểm như tổn thương mạch máu, tổn thương thận, mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh lý tim mạch,…

Contact Me on Zalo