Tiền tiểu đường có nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán

Nếu bạn được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường, bạn có thể sẽ cảm thấy lo lắng rất nhiều rằng tiền tiểu đường có nguy hiểm không? Cuộc sống của bạn đã thay đổi như thế nào? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu không thay đổi lối sống, người tiền tiểu đường sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành tiểu đường kèm theo các biến chứng ở tim, mạch máu và thận. Việc thay đổi thói quen ăn uống, hoạt động thể thao hàng ngày và duy trì cân nặng sẽ giúp giảm lượng đường trong máu trở lại bình thường và giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường.
Tiền tiểu đường có thể là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường
Tiền tiểu đường có thể là giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường

Nguyên nhân và dấu hiệu gây tiền tiểu đường

Nguyên nhân gây tiền tiểu đường

Nguyên nhân chính xác của tiền tiểu đường hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Nhưng tiền sử gia đình và di truyền dường như là nguyên nhân phổ biến. Hầu hết glucose từ thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ được tiêu hoá, một loại hormone của cơ thể được gọi là Insulin cho phép đường đi vào tế bào và làm giảm lượng đường trong máu. Khi bạn bị tiền tiểu đường, quá trình chuyển hoá đường vào tế bào gặp vấn đề. Kết quả là thay vì cung cấp đường cho tế bào đường sẽ tích tụ trong máu của bạn. Điều này là do:
  • Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin.
  • Các tế bào kháng insulin.
Tiền sử gia đình và di truyền dường như là nguyên nhân phổ biến của tiền tiểu đường
Tiền sử gia đình và di truyền dường như là nguyên nhân phổ biến của tiền tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Một số dấu hiệu của tiền tiểu đường có thể là da sẫm màu ở một số bộ phận của cơ thể bao gồm cổ, nách và bẹn. các dấu hiệu và triệu chứng điển hình cho thấy bạn đã chuyển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường bao gồm:
  • Khát nước nhiều.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Tăng cảm giác đói.
  • Mệt mỏi.
  • Tầm nhìn mờ.
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay.
  • Nhiễm trùng thường xuyên.
  • Vết loét chậm lành.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Hãy lưu ý một số dấu hiệu khi từ tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường
Hãy lưu ý một số dấu hiệu khi từ tiền tiểu đường chuyển sang tiểu đường

Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường nếu bạn không kiểm soát tốt đường huyết. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết: nếu không có kế hoạch điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt thì 37% người bị tiều tiểu đường tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 sau 4 năm. Còn nếu thay đổi lối sống, thời gian người bị tiền tiểu đường tiến triển thành đái tháo đường là 10 năm. Thậm chí, thực hiện tốt chế độ ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ, bạn hoàn toàn đẩy lùi tiền tiểu đường.

Một số biến chứng nguy hiểm của tiền tiểu đường

Nguy cơ tử vong cao không rõ nguyên nhân

Một nghiên cứu đã cho thấy tiền tiểu đường làm tăng 8–25% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Với một cơ địa bị rối loạn chuyển hoá bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị các bệnh mãn tính nguy hiểm dẫn đến nguy cơ tử vong.

Biến chứng tim mạch

Tiền tiểu đường cũng có liên quan mật thiết với nguy cơ tử vong do tim mạch và nhiều biến cố tim mạch như đột quỵ, suy timrung nhĩ,…
Tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch
Tiền tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Nguy cơ mắc bệnh ung thư

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 16 nghiên cứu bao gồm gần 900.000 người trên khắp thế giới và nhận thấy bệnh nhân tiền đái tháo đường thì nguy cơ mắc bệnh ung thư gia tăng 15%. Nghiên cứu này cũng cho biết có mối liên hệ đáng kể giữa tiền đái tháo đường và các loại bệnh ung thư đặc trưng, bao gồm: Ung thư bao tử, đại trực tràng, gan, tuyến tụy, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.

Các vấn đề về tâm lý/tâm thần

Những người bị tiền tiểu đường có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ (do mọi nguyên nhân, bệnh Alzheimer hoặc mạch máu) cao hơn 18–47% so với những người không bị tiền tiểu đường.
Các vấn đề về tâm lý cũng được ghi nhận ở những người có tiền sử tiền tiểu đường
Các vấn đề về tâm lý cũng được ghi nhận ở những người có tiền sử tiền tiểu đường

Một số biến chứng khác

Tiền tiểu đường cũng được cho thấy là có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính, biến chứng mạch máu nhỏ, huyết áp cao, tăng lipid huyết, tổn thương thần kinh, bệnh gan nhiễm mỡ, tổn thương mắt, bao gồm mất thị lực, …

Tiền tiểu đường bao lâu thành tiểu đường?

37% bệnh nhân tiền tiểu đường có thể tiến triển thành tiểu đường sau 4 năm nếu không can thiệp điều trị. Nếu bệnh nhân có thay đổi lối sống tích cực sẽ giúp làm giảm tỷ lệ này xuống còn 20%. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức và thăm khám bác sĩ định kỳ hằng năm để có thể kiểm soát mức đường huyết của bạn tốt hơn.
Cần kiểm soát tốt mức đường huyết của bạn để tránh chuyển sang giai đoạn bệnh tiểu đường
Cần kiểm soát tốt mức đường huyết của bạn để tránh chuyển sang giai đoạn bệnh tiểu đường

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán tiền đái tháo đường được xác định khi:
  • Rối loạn đường huyết đói (impaired fasting glucose – IFG): Nồng độ glucose huyết lúc đói 100 – 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L).
  • Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance – IGT): Nồng độ glucose huyết sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 2 giờ bằng đường uống từ 140 – 199 mg/dl (7,8 – 11 mmol/L) hoặc nồng độ HbA1c từ 5,7% – 6,4% (39 – 47 mmol/mol).

Phương pháp điều trị bệnh tiền tiểu đường

Phương pháp chính để điều trị tiền tiểu đường là thay đổi lối sống lành mạnh qua chế độ ăn uống, tập luyện. Đối với người thừa cân hay béo phì, cần phải giảm cân để hạn chế nguy cơ tiến triển đái tháo đường. Kết hợp cùng chế độ ăn uống lành mạnh:
  • Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giảm carbohydrate như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Tăng đạm thực vật.
  • Giảm dầu mỡ đồng vật, chất béo bão hòa.
  • Giảm muối, giảm các loại nước chấm.
  • Hạn chế thức ăn chế biến sẵn.
  • Không dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
  • Tránh thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, mứt ngọt.
Bệnh nhân tiền tiểu đường cần tăng cường vận động, thường xuyên tập thể dục để giảm cân (đối với người thừa cân, béo phì) và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Cần lựa chọn chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng của bạn, không nên luyện tập quá sức.
Bệnh nhân tiền tiểu đường cần thay đổi lối sống lành mạnh qua chế độ ăn uống, tập luyện
Bệnh nhân tiền tiểu đường cần thay đổi lối sống lành mạnh qua chế độ ăn uống, tập luyện

Cách phòng ngừa tình trạng tiền tiểu đường

Như đề cập ở trên, một chế độ sống lành mạnh là điều tiên quyết giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc tiền tiểu đường. Bên cạnh đó, nên thăm khám bác sĩ định kỳ để theo dõi mức đường huyết của bạn và có những biện pháp thay đổi kịp thời, giảm nguy cơ tiến triển của bệnh như là:
  • Kiểm soát cân nặng.
  • Tăng cường vận động thể lực.
  • Ăn các loại rau củ quả.
  • Ăn chất béo lành mạnh.
  • Nói không với thuốc lá.
  • Hạn chế đồ uống có cồn.
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết.
Một chế độ sống lành mạnh là điều tiên quyết giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc tiền tiểu đường
Một chế độ sống lành mạnh là điều tiên quyết giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc tiền tiểu đường

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu, triệu chứng bất thường

Tiền tiểu đường thường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Một dấu hiệu có thể có của tiền tiểu đường là da sẫm màu ở một số bộ phận của cơ thể như cổ, nách và bẹn. Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp cho thấy bạn đã chuyển từ tiền tiểu đường sang tiểu đường loại 2 bao gồm:
  • Khát nước nhiều hơn.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đói nhiều hơn.
  • Mệt mỏi.
  • Mờ mắt.
  • Tê hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc bàn tay.
  • Nhiễm trùng thường xuyên.
  • Vết loét chậm lành.
  • Sụt cân ngoài ý muốn.
Khát nước nhiều hơn
Khát nước nhiều hơn

Một số bệnh viện uy tín

Docosan gợi ý cho bạn một số bệnh viện chẩn đoán tiền tiểu đường uy tín như:

Một số câu hỏi liên quan

Có thể chữa khỏi bệnh tiền tiểu đường hay không?

Tiền tiểu đường không phải là bệnh mà là dấu hiệu khởi đầu của bệnh đái tháo đường. Tiền tiểu đường có thể phát hiện sớm khi kiểm tra đường huyết định kỳ và thông qua thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì hoàn toàn có thể đẩy lùi nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường.

Bị tiểu đường có hay buồn ngủ không?

Khi lượng đường trong máu tăng cao, đó là do hoạt động insulin bị suy giảm dẫn đến giảm khả năng sử dụng đường để tạo năng lượng cho cơ thể, khiến bạn dễ mệt mỏi và buồn ngủ.
Bệnh tiểu đường gây buồn ngủ
Bệnh tiểu đường gây buồn ngủ

Tiền tiểu đường nên ăn gì?

Bệnh nhân tiền tiểu đường nên ăn gì? Docosan gợi ý cho bạn thói quen ăn uống lành mạnh như sau:
  • Cắt giảm các loại thực phẩm có thêm đường như kẹo, các món tráng miệng và đồ ngọt, mật ong, mứt và thạch, si-rô.
  • Loại bỏ đồ uống có đường.
  • Loại bỏ các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột chuyển hoá nhanh như khoai tây chiên, bánh quy, gạo trắng, bánh mì trắng, mì pasta trắng,…
  • Kết hợp protein lành mạnh vào bữa ăn: đậu, hạt, trứng, cá, sữa chua Hy Lạp, thịt nạc, đậu phụ,…
  • Ăn đủ rau, trái cây.
  • Hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn ổn định đường huyết trong cơ thể
Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn ổn định đường huyết trong cơ thể

Đường trong máu cao có phải bị tiểu đường không?

Đường trong máu cao là một điều kiện tiên quyết để chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường. Người bị tiền tiểu đường nếu không điều chỉnh lại lối sống sẽ chuyển thành bệnh tiểu đường. Xem thêm: Được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường có nghĩa là bạn đang trên đường phát triển bệnh tiểu đường, một căn bệnh làm tăng nguy cơ đau tim và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Nhưng việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường loại 2. Vì vậy hãy duy trì một lối sống khỏe mạnh để bảo vệ sức khỏe của bạn. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này đến mọi người xung quanh nhé. Tài liệu tham khảo: 1. Prediabetes
  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/prediabetes/symptoms-causes/syc20355278
  • Ngày tham khảo: 27/10/2024
2. Prediabetes
  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21498-prediabetes
  • Ngày tham khảo: 27/10/2024
3. What To Eat If You’ve Been Diagnosed With Prediabetes
  • Link tham khảo: https://health.clevelandclinic.org/what-to-eat-if-youve-been-diagnosed-with-prediabetes
  • Ngày tham khảo: 27/10/2024
Contact Me on Zalo