Đậu phộng là một trong những loại thực vật được nhiều người ưa thích, dùng để ăn kèm với rất nhiều món ăn khác nhau. Đậu phộng đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho chúng ta. Hãy cùng Docosan tìm hiểu xem người bệnh tiểu đường ăn đậu phộng được không trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
- 1 Bị tiểu đường có ăn đậu phộng được không?
- 2 Lợi ích của đậu phộng với người bệnh tiểu đường
- 3 Những rủi ro mà đậu phộng có thể gây ra cho người mắc bệnh tiểu đường
- 4 Người bệnh tiểu đường dùng mầm đậu phộng được không?
- 5 Cách ăn đậu phộng cho người tiểu đường
- 6 Lưu ý khi sử dụng bơ đậu phộng cho người tiểu đường
Bị tiểu đường có ăn đậu phộng được không?
Trên thị trường hiện nay, có thể dễ dàng tìm kiếm đậu phộng ở nhiều dạng khác nhau từ đậu phộng nguyên hạt đến các loại bơ đậu phộng. Nếu người bệnh tiểu đường sử dụng đậu phộng một cách khoa học, cân bằng thì sẽ đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng.
Mục tiêu điều trị chính của bệnh tiểu đường là đảm bảo mức đường trong máu ổn định, kể cả sau bữa ăn. Do đó, để xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý cho người bệnh cần phối hợp nhiều nguyên tắc và thay đổi theo từng người bệnh.
Nhìn chung, đậu phộng có chỉ số đường huyết (GI) không cao và tốc độ làm tăng đường máu chậm. Do đó, việc sử dụng đậu phộng không gây quá nhiều ảnh hưởng lên chỉ số đường huyết.
Tuy nhiên nếu ăn một lúc quá nhiều đậu phộng có thể gây tăng đường đột ngột và một số biến cố về đường tiêu hóa khác kèm theo như chướng hơi, đầy bụng.
Lợi ích của đậu phộng với người bệnh tiểu đường
Đậu phộng mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường nếu sử dụng một cách hợp lý, khoa học. Một số giá trị dinh dưỡng mà đậu phộng mang lại như sau:
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Việc lựa chọn thực phẩm ít ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết là rất quan trọng trong việc xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường. Trong đó, đậu phộng là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp, có thể ngừa tình trạng tăng đường huyết đột biến sau ăn.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Hàm lượng protein và chất xơ có trong đậu phộng giúp người ăn có cảm giác no lâu, giúp người bệnh tránh ăn nhiều bữa trong ngày gây tăng cần đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Hàm lượng chất béo không bão hòa và các hoạt chất chống oxy hóa có trong đậu phộng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời giúp giảm tỷ lệ mắc các biến chứng liên quan đến tiểu đường.
Những rủi ro mà đậu phộng có thể gây ra cho người mắc bệnh tiểu đường
Trong quá trình bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn, nếu không được sử dụng một cách đúng đắn, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị thì có thể gây ra một số rủi ro.
Vì đậu phộng chứa nhiều calo, nếu lạm dụng hoặc ăn quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa năng lượng, gây tăng cân và đối mặt với những rủi ro sau:
- Axit béo omega-6: Đậu phộng chứa nhiều axit béo omega-6 và việc tiêu thụ quá nhiều omega-6 có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng, tăng nguy cơ béo phì. Do đó người bệnh cần duy trì sự cân bằng giữa omega-3 và omega-6 trong chế độ ăn hàng ngày.
- Muối và đường: Các loại thực phẩm chế biến sẵn từ đậu phộng thường được tẩm ướp kèm với phụ gia và muối, đường, nếu sử dụng sẽ gia tăng chỉ số đường huyết trong máu.
- Dị ứng: Dị ứng đậu phộng có thể gây ra một số phản ứng nghiêm trọng ở một số người.
- Hàm lượng calo cao: Đậu phộng chứa lượng calo cao, do đó ở những bệnh nhân tiểu đường có tình trạng thừa cân nên hạn chế sử dụng đậu phộng thường xuyên.
Người bệnh tiểu đường dùng mầm đậu phộng được không?
Mầm đậu phộng có khả năng hỗ trợ ổn định đường huyết, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mầm đậu phộng.
Mầm đậu phộng có một số tác dụng như sau:
- Tăng cường giá trị dinh dưỡng: Tăng hấp thụ các vitamin và khoáng chất như vitamin B và E.
- Cải thiện tiêu hóa: Mầm đậu phộng giảm lượng axit phytic – một chất ức chế hấp thụ khoáng chất.
- Tăng hàm lượng protein: Mầm đậu phộng chứa nhiều protein, phù hợp cho người ăn chay hoặc cần bổ sung protein.
- Chất béo lành mạnh: Chứa nhiều chất béo không bão hòa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol xấu.
- Chất chống oxy hóa: Mầm đậu phộng giàu chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
- Hỗ trợ quản lý cân nặng: Chất xơ và protein trong mầm đậu phộng tạo cảm giác no lâu, giúp quản lý cân nặng hiệu quả.
- Giàu khoáng chất: Cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, kali và phốt pho.
Cách ăn đậu phộng cho người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên ăn đậu phộng ở dạng nguyên chất, hạn chế sử dụng các gia vị bổ sung như muối, đường. Theo một số nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng của Anh Quốc cho thấy việc ăn bơ đậu phộng vào buổi sáng giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát đường tốt hơn.
Nếu gặp tình trạng dị ứng với đậu phộng, người bệnh có thể sử dụng các loại hạt khác có vai trò dinh dưỡng khá giống nhau như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương,…
Lưu ý khi sử dụng bơ đậu phộng cho người tiểu đường
Để sử dụng bơ đậu phộng một cách hiệu quả nhất, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc sau:
- Dùng với lượng phù hợp: Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị, phụ nữ chỉ nên dùng 25 gram đậu phộng và 38 gram đậu phộng đối với nam giới.
- Cân bằng lượng omega 3 và omega 6: T Đậu phộng chứa nhiều axit béo omega 6 sử dụng lâu dài lượng nhiều có thể gây tăng cân, ảnh hưởng đến tỉ lệ, nguy cơ bệnh lý mạn tính, do đó cần sử dụng cân bằng giữa omega 6 và omega trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bệnh nhân.
- Muối, đường và các chất phụ gia: Trong đậu phộng đã có sẵn thành phần đường, muối tuy ít nên đối với người bệnh tiểu đường nên hạn chế sử dụng gia vị khi dùng đậu phộng.
- Hàm lượng calo: Đậu phộng cung cấp nhiều calo do đó sử dụng đậu phộng nên kết hợp với việc tập luyện thể thao để tránh dư thừa calo gây tăng cân, ảnh hưởng sức khỏe tim mạch..
- Dị ứng: Đậu phộng có thể gây dị ứng ở một phần ít người dùng do đó nếu sau khi ăn đậu phộng nếu xuất hiện các triệu chứng khác thường nghi ngờ dị ứng như nổi mẩn, ngứa, mề đay, phù mặt, phù mắt, khó thở, đau ngực, choáng váng,.. bạn cần đi khám ngay tại trung tâm y tế gần nhất.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách bổ sung đậu phộng vào chế độ ăn uống lành mạnh và an toàn hơn, đặc biệt là cho người tiểu đường, hãy thử Thức uống mầm đậu phộng thuần chay – Microgreen. Sản phẩm được làm từ 100% mầm đậu phộng nguyên chất, không chứa đường, ít calo, giàu dinh dưỡng và không gây dị ứng. Đó cũng là những sự lựa chọn cân nhắc để bạn thưởng thức hương vị thơm ngon của đậu phộng mà không cần lo lắng về lượng đường trong máu.
Xem thêm:
- Tại sao bệnh đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa?
- Người tiểu đường nên ăn gì và một số lưu ý bạn cần biết
- Lời khuyên về chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường
- Những lựa chọn thay thế đường dành cho người tiểu đường
Bài viết đã cung cấp thông tin cho câu hỏi tiểu đường ăn đậu phộng được không. Câu trả lời là có, tuy nhiên việc sử dụng đậu phộng cần phải tuân theo các nguyên tắc bác sĩ hướng dẫn. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn tham khảo:
1. Are peanuts good for diabetes? – Medical News Today
- Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/317202
- Ngày tham khảo: 13/11/2024
2. The Benefits and Risks of Peanuts for People with Diabetes – Healthline
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/peanuts-and-diabetes
- Ngày tham khảo: 13/11/2024