Bị tiểu đường có uống được mật ong không? Các lưu ý khi dùng

Mật ong là một nguyên liệu được sử dụng nhiều trong chế biến, ăn uống, có cấu tạo hoá học là đường fructose và glucose. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tiểu đường vẫn còn băn khoăn khi thưởng thức loại thực phẩm này. Hãy cùng Docosan tìm hiểu xem bị tiểu đường có uống được mật ong không trong bài viết dưới đây nhé!

Những công dụng của mật ong đối với cơ thể

Mật ong chứa các chất có hoạt động như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính. Các polyphenol trong mật ong còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp bảo vệ hệ hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, hệ thần kinh, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng. Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung canxi, magie, photpho, kali, kẽm,… Ngoài ra mật ong còn chứa nhiều loại axit amin và enzyme có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, phytonutrient có trong mật ong đảm nhận vai trò chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Mật ong thô chứa propolis có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Vì thế, mật ong có thể được ứng dụng tạo thành chất bôi điều trị vết thương ngoài da, ví dụ như gạc mật ong điều trị vết thương nhiễm trùng bàn chân tiểu đường. Ngoài ra, mật ong còn cung cấp prebiotics, đây là nguồn dinh dưỡng cho các lợi khuẩn đường ruột của chúng ta, qua đó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cho các cơ quan tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn. Mật ong còn giúp làm dịu tình trạng đau rát họng do ho nhiều. Chính vì thế, khi bị cảm lạnh bạn có thể pha mật ong với nước ấm và chanh để uống, giúp giảm triệu chứng như đau họng, ho nhiều.

Mật ong có nhiều vai trò đối với cơ thể con người
Mật ong có nhiều vai trò đối với cơ thể con người

Người bị tiểu đường uống mật ong được không?

Nhìn chung, mật ong nếu sử dụng một cách vừa phải với lượng ít thì sẽ hạn chế nguy cơ đối với người bệnh tiểu đường. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể sử dụng mật ong một cách hợp lý. Mật ong vẫn có khả năng gây tăng đường huyết, nhưng tốc độ tăng có chậm hơn so với đường thông thường. Chỉ số đường huyết (GI) của mật ong (50) cũng thấp hơn so với đường trắng (80). Một số nghiên cứu cũng cho thấy mật ong có khả năng kích thích tuyến tụy sản sinh insulin tốt hơn so với các loại đường khác, hạn chế sự đề kháng insulin và tăng đường khó kiểm soát. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy mật ong còn có thể hỗ trợ tăng lượng C-peptide, qua đó có thể làm tăng sản xuất insulin ở một số đối tượng. Tăng C-peptide là dấu hiệu của tăng sản xuất insulin, hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn nhỏ lẻ và cần được khảo sát thêm. Tuy mật ong ít làm tăng đường huyết nhanh nhưng bản chất mật ong vẫn là đường (carbohydrate), do đó người bệnh tiểu đường chỉ được tiêu thụ mật ong ở một mức độ vừa phải, không lạm dụng. Tóm lại, người bệnh tiểu đường vẫn có thể sử dụng mật ong, tuy nhiên, cần sử dụng ở lượng vừa phải. Nếu sử dụng mật ong khiến đường huyết khó kiểm soát người bệnh cần ngưng và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.

Người bị tiểu đường nên kiểm soát việc sử dụng mật ong một cách chặt chẽ
Người bị tiểu đường nên kiểm soát việc sử dụng mật ong một cách chặt chẽ

Lưu ý khi sử dụng mật ong ở bệnh nhân tiểu đường

Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi dùng mật ong:

Sử dụng lượng ít

Người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng mật ong với liều lượng ít. Đặc biệt, mật ong có vị ngọt đậm hơn so với các loại đường khác, do đó chỉ cần một lượng nhỏ mật ong đã tạo được vị ngọt nhất định. Người bệnh nên hạn chế liều lượng mật ong để tránh làm tăng đường huyết khó kiểm soát.

Chỉ nên sử dụng lượng ít mật ong ở người bệnh tiểu đường
Chỉ nên sử dụng lượng ít mật ong ở người bệnh tiểu đường

Dùng mức độ vừa phải

Người bệnh không nên xem mật ong là sự thay thế hoàn toàn, an toàn tuyệt đối cho các loại đường tinh luyện, đường cát. Tuy mật ong ít làm tăng đường huyết một cách nhanh chóng nhưng việc lạm dụng, dùng mật ong với tần suất dày đặc vẫn sẽ làm tăng đường huyết. Người bệnh cần nhớ rằng, nguyên tắc dinh dưỡng chính trong bệnh lý tiểu đường đó là kiêng đường, kiêng ngọt. Mật ong chỉ là một giải pháp, lựa chọn sử dụng để tạo vị ngọt nhẹ, giúp người bệnh ăn uống tốt hơn. Tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng thường xuyên.

Chọn mật ong nguyên chất, mật ong hữu cơ hoặc mật ong thô

Khi lựa chọn mật ong nên ưu tiên chọn mật thô, chưa được xử lý công nghiệp, không trộn thêm phụ gia và đặc biệt là không chứa các loại đường hóa học trộn lẫn vào. Vì sử dụng đường pha chế có thể làm tăng đường huyết hơn so với sử dụng mật ong thô.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng mật ong nguyên chất, không pha tạp chất
Người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng mật ong nguyên chất, không pha tạp chất

Kết hợp các thực phẩm lành mạnh

Một số nghiên cứu cho thấy việc kết hợp mật ong cùng với hoa quế có thể cải thiện độ nhạy insulin, giảm tình trạng đề kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường, đồng thời giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp người bệnh kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, luận điểm này vẫn cần được chứng minh thêm trong tương lai. Ngoài ra, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng thêm Diavit để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn và giảm bớt lo lắng khi sử dụng mật ong. Diavit với công thức đặc biệt gồm 7 loại vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, giúp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Sản phẩm không chỉ giúp điều hòa đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như mệt mỏi, bệnh thần kinh ngoại biên và các vấn đề tim mạch.

Lưu ý sử dụng với các đối tượng đặc biệt

Ở một số đối tượng đặc biệt, việc sử dụng mật ong cần được chú ý và phải thật thận trọng. Trong đó, đối tượng phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần được lưu tâm. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng mật ong để bổ sung năng lượng và với vai trò chất chống oxy hóa, giảm viêm, kháng khuẩn. Tuy nhiên nhóm đối tượng này phải thật thận trọng, theo dõi sát chỉ số đường huyết. Khi chỉ số đường huyết có xu hướng tăng hoặc tăng nhẹ, cần báo ngay với bác sĩ điều trị, tạm ngưng sử dụng mật ong. Đặc biệt chỉ nên sử dụng mật ong đã qua kiểm duyệt để tránh nguy cơ bị ngộ độc. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, không nên sử dụng mật ong vì hệ tiêu hóa của trẻ tại thời điểm này chưa được hoàn chỉnh, dễ bị ngộ độc do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột. Đặc biệt ở trẻ nhỏ trong độ tuổi ăn dặm, tập ăn, nên hạn chế các loại gia vị, phụ gia trong thức ăn của bé. Đối với người cao tuổi, mật ong giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, an toàn cho sức khỏe tim mạch hơn so với các loại đường khác, nhưng vẫn cần sử dụng một cách thận trọng, đặc biệt ở người có nhiều bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ vữa mạch máu,… cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn khi cần thiết.

Ở một số đối tượng đặc biệt, sử dụng mật ong cần thận trọng
Ở một số đối tượng đặc biệt, sử dụng mật ong cần thận trọng

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp về vấn đề bệnh tiểu đường sử dụng mật ong được không. Câu trả lời là được, tuy nhiên người bệnh cần sử dụng thận trọng, kiêng khem, dùng với lượng ít, tần suất vừa phải và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn tham khảo:

1. 8 Raw Honey Benefits for Health – Healthline  

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/food-nutrition/top-raw-honey-benefits
  • Ngày tham khảo: 01/11/2024

2. Is Honey Bad for People With Diabetes? – Verywell Health

  • Link tham khảo: https://www.verywellhealth.com/honey-and-diabetes-5115267
  • Ngày tham khảo: 01/11/2024

3. Is honey okay for people with diabetes? – Diabetes Care Community

  • Link tham khảo: https://www.diabetescarecommunity.ca/diet-and-fitness-articles/is-honey-okay-for-people-with-diabetes/
  • Ngày tham khảo: 01/11/2024
Contact Me on Zalo