Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu hạ đường huyết mẹ bầu cần biết

Bác sĩ Nguyễn Tấn Hiền
Tư vấn bệnh lý đái tháo đường
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hiền
Y Học Gia Đình


Hạ đường huyết là biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy làm sao để nhận biết sớm dấu hiệu hạ đường huyết mẹ bầu? Hãy cùng tìm câu trả lời về vấn đề này trong bài viết dưới đây cùng Docosan nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hiện là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu
Tiểu đường thai kỳ hiện là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường được phát hiện lần đầu tiên trong quá trình mang thai. Tương tự như tiểu đường type 1 và type 2, tiểu đường thai kỳ cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu glucose của tế bào, làm tăng đường huyết dẫn đến rối loạn sức khỏe của mẹ và bé.

Đa số đường huyết của thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ quay trở lại bình thường ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, những bà mẹ từng bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc tiểu đường type 2 về sau.

Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây rối loạn đường huyết thai kỳ, nhưng theo các nhà khoa học, mẹ bầu bị béo phì chính là tác nhân lớn nhất. Ngoài ra còn có thể kể đến một nguyên nhân khác là do khi mang bầu, các hormone trong cơ thể bị rối loạn khiến đường huyết của mẹ không kiểm soát tốt và dẫn đến tăng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng trên mẹ và bé. Nếu đường huyết của mẹ quá cao, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mổ lấy thai ra sớm hơn so với thời gian dự sinh.

Mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thì con có nguy cơ cao bị:

  • Cân nặng khi sinh cao hơn bình thường: Trẻ quá nặng cân sẽ gây khó khăn cho quá trình sinh thường (sinh tự nhiên), mẹ thường phải sinh mổ.
  • Sinh non: Lượng đường trong máu tăng cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc bác sĩ cũng có thể khuyến cáo mẹ nên sinh sớm do thai nhi nặng cân.
  • Suy hô hấp: Trẻ sơ sinh có tỷ lệ cao bị suy hô hấp khiến trẻ thở khó khăn.
  • Hạ đường huyết: Bé bị hạ đường huyết ngay sau sinh đã được ghi nhận trong một số trường hợp. Các đợt hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây co giật ở trẻ.
  • Thai chết lưu: Nếu tình trạng tiểu đường thai kỳ ở mẹ không được điều trị có thể khiến trẻ tử vong trước hoặc ngay sau sinh.

Đối với mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến một số tình trạng:

  • Huyết áp cao và tiền sản giật: Tình trạng này là biến chứng của tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Sinh mổ: Mẹ bị tiểu đường thường được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.
  • Nguy cơ tiểu đường về sau: Mẹ từng mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tiếp tục bị ở lần mang thai sau, cũng như khả năng mắc tiểu đường type 2 trong tương lai.

Vì sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ bị hạ đường huyết?

Tuy tiểu đường thai kỳ khiến đường huyết tăng cao nhưng trong một số trường hợp mẹ bầu mắc bệnh vẫn có thể bị hạ đường huyết. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ bị hạ đường huyết bởi vì:

  • Mẹ ăn uống không đủ chất, không đủ bữa: Mẹ bầu ăn uống thiếu chất dễ bị hạ đường huyết do lượng đường trong cơ thể được luân chuyển để nuôi thai, dẫn đến mẹ bị thiếu đường để duy trì năng lượng.
  • Tập thể dục quá mức: Khi tập thể dục, đường sẽ được chuyển hóa thành năng lượng để cơ thể vận động. Nếu không bổ sung kịp thời, mẹ bầu dễ bị hạ đường huyết.
  • Sử dụng liều cao thuốc trị tiểu đường: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ đường huyết thai kỳ. Liều cao thuốc tiểu đường gây giảm đường huyết quá mức ở phụ nữ mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.

Dấu hiệu hạ đường huyết mẹ bầu

Dấu hiệu sớm

Dấu hiệu hạ đường huyết ở mẹ bầu rất dễ nhận biết
Dấu hiệu hạ đường huyết ở mẹ bầu rất dễ nhận biết

Mẹ bầu có thể dễ dàng tự nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết. Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu:

  • Chóng mặt, mờ mắt, rối loạn thăng bằng.
  • Run rẩy, đổ mồ hôi, mặt tái nhợt.
  • Suy nhược cơ thể, kiệt sức.
  • Đau đầu, tim đập nhanh, thở khó khăn.
  • Thường xuyên đói bụng, lo lắng, cáu gắt.
  • Tê bì, ngứa ran tay, chân, môi hoặc lưỡi.
  • Khó tập trung, suy nghĩ.
  • Đổ mồi hôi lạnh vào ban đêm.

Dấu hiệu muộn

Nếu không xử lý kịp thời các dấu hiệu sớm, hạ đường huyết sẽ diễn tiến nghiêm trọng hơn. Các dấu hiệu muộn có thể xuất hiện bao gồm:

  • Bối rối.
  • Nói lắp.
  • Co giật.
  • Bất tỉnh.

Xử trí khi mẹ bầu bị hạ đường huyết

Mẹ bầu hãy ngồi xuống nghỉ ngơi ngay khi nhận thấy bản thân bị hạ đường huyết
Mẹ bầu hãy ngồi xuống nghỉ ngơi ngay khi nhận thấy bản thân bị hạ đường huyết

Ngay khi nhận thấy bản thân bị hạ đường huyết, các mẹ bầu nên xử trí ngay lập tức theo các phương pháp sau:

  • Ngồi xuống nghỉ ngơi khi xuất hiện triệu chứng.
  • Bổ sung 15g carbohydrat để tăng lượng đường trong máu. Sau đó hãy kiểm tra đường huyết để đảm bảo đường huyết đã trở về bình thường (từ 70 mg/dL trở lên).
  • Uống nước đường hoặc bổ sung thực phẩm tương đương với 15g glucose như uống nước ép trái cây, nước ngọt, ngậm 2 – 3 viên đường, uống khoảng 200ml sữa, ăn từ 5 – 6 viên kẹo,…
  • Trong trường hợp phụ nữ mang thai bị bất tỉnh, không thể ăn uống do hạ đường huyết hoặc đã thực hiện các biện pháp sơ cứu nhưng tình trạng không cải thiện thì gia đình hãy nhanh chóng đưa thai phụ đến bệnh viện để được kiểm tra.

Phòng ngừa hạ đường huyết ở mẹ bầu tiểu đường

Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa hạ đường huyết
Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa hạ đường huyết

Theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ bầu nên lưu ý một vài điểm sau đây để phòng ngừa những đợt hạ đường huyết cấp như:

  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: Mẹ bầu nên tự mua máy đo đường huyết và thử tại nhà định kỳ. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên bị hạ đường huyết, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng máy đo đường huyết liên tục (CGM) nhằm theo dõi các chỉ số đường huyết tốt nhất.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hãy đảm bảo cho mẹ bầu ăn đủ 3 bữa/ngày, ăn các bữa ăn nhẹ hoặc uống đồ uống bổ sung carbohydrat nhằm duy trì đường huyết ở mức bình thường. Ngoài ra, các mẹ nên tự chuẩn bị bên mình kẹo hoặc nước trái cây để kịp thời bổ sung ngay khi hạ đường huyết.
  • Lịch trình vận động phù hợp: Vận động cường độ cao dễ dẫn đến hạ đường huyết. Vì vậy, bạn nên kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục hoặc ăn nhẹ trước khi vận động để tránh giảm đường huyết.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Bạn nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị tiểu đường của bác sĩ, đồng thời hỏi bác sĩ về các thuốc trị tiểu đường đang dùng xem có thuốc nào gây hạ đường huyết không để chủ động phòng ngừa hạ đường huyết quá mức.

Các mẹ bầu có thể tìm mua sản phẩm viên uống Diavit để cải thiện tình trạng bệnh. Viên uống Diavit có công dụng bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ điều trị rối loạn hấp thu, đái tháo đường, bệnh lý thần kinh ngoại vi,…

Mua sản phẩm chính hãng tại cửa hàng Docosan:

Hạ đường huyết là biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ. Qua bài viết này, Docosan mong rằng mẹ bầu sẽ biết cách nhận biết sớm các dấu hiệu hạ đường huyết mẹ bầu và hiểu thêm về các biện pháp xử trí để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và em bé.

DiaB chương trình quản lý đái tháo đường toàn diện hiệu quả


Xem thêm:

Tài liệu tham khảo:

1. Gestational diabetes

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
  • Ngày tham khảo: 04/12/2024

2. What’s the Connection Between Hypoglycemia and Pregnancy?

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/pregnancy/hypoglycemic-and-pregnant
  • Ngày tham khảo: 04/12/2024

3. Low Blood Glucose (Hypoglycemia)

  • Link tham khảo: https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/preventing-problems/low-blood-glucose-hypoglycemia
  • Ngày tham khảo: 04/12/2024
Contact Me on Zalo