Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Một số lưu ý tiêm insulin

Tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin để kiểm soát đường huyết? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây từ Docosan để giải đáp thắc mắc này cũng như ghi nhớ những lưu ý quan trọng khi tiêm insulin cho mẹ bầu nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, thường là trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ. Cũng giống như các loại tiểu đường khác, tiểu đường thai kỳ làm đường huyết tăng cao do cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả trong thời gian mang thai.

Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Trong hầu hết trường hợp, tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống, vận động và nếu cần thiết sẽ phải sử dụng insulin theo hướng dẫn của bác sĩ. Phần lớn phụ nữ sẽ có đường huyết trở lại bình thường sau khi sinh.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên khi mang thai
Tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên khi mang thai

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ thế nào?

Điều trị tiểu đường thai kỳ tập trung vào việc kiểm soát đường huyết nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Phương pháp điều trị chính bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống để hạn chế đường và tinh bột, tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì cân nặng ổn định và thường xuyên kiểm tra đường huyết.

Mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng Diavit để hỗ trợ kiểm soát tiểu đường thai kỳ, nhằm duy trì sức khỏe cả mẹ và bé. Diavit là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được thiết kế đặc biệt cho người mắc tiểu đường, với công thức tiên tiến giúp quản lý và điều hòa đường huyết hiệu quả. Sản phẩm này cung cấp 7 loại vitamin và 3 loại khoáng chất quan trọng, giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trong thời kỳ mang thai, đồng thời hỗ trợ duy trì hoạt động tối ưu của các hệ thống trong cơ thể, từ hệ miễn dịch đến hệ thần kinh.

Trong trường hợp khi việc thay đổi lối sống không đủ để duy trì đường huyết mục tiêu, bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Ngoài ra, thai phụ cần được theo dõi sát sao bởi các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường, đồng thời phối hợp với các bác sĩ sản khoa để hội chẩn khi cần thiết.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Khi việc thay đổi chế độ ăn uống và vận động vẫn không giúp kiểm soát mức đường huyết, mẹ bầu có thể cần tiêm insulin. Insulin được chỉ định cho mẹ bầu trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ mắc tiểu đường trước khi có thai.
  • Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có 1 trong số các điều kiện sau:
    • Tiểu đường thai kỳ chẩn đoán trước tuần 24
    • Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL
    • Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL
    • Chỉ số đường huyết bất kỳ trong nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL.

Nhìn chung, quyết định sử dụng insulin còn tùy thuộc vào đánh giá tổng thể của bác sĩ dựa trên sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.

Chỉ định tiêm insulin sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ
Chỉ định tiêm insulin sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ

Tiểu đường thai kỳ tiêm insulin có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ bầu lo lắng liệu tiêm insulin trong thai kỳ có gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì insulin không đi qua nhau thai, do đó việc tiêm insulin trong thai kỳ là biện pháp an toàn và không ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu được thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ . Thậm chí, insulin còn giúp giảm nguy cơ các biến chứng do tiểu đường thai kỳ như sinh non hoặc thai nhi phát triển quá mức.

Một số lưu ý tiêm insulin

Khi tiêm insulin trong thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ một số lưu ý để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

Thay đổi vị trí tiêm insulin cho bà bầu

Insulin thường gây loạn dưỡng mô mỡ nếu tiêm tại một vị trí quá lâu ngày, dẫn đến tạo thành các mảng da bị chai cứng và cản trở việc hấp thu insulin. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên để giảm thiểu tác dụng phụ này. Các vị trí tiêm lý tưởng là quanh bụng, phần trên mông, phần trước và hai bên hông đùi, cánh tay. Nên tiêm các vị trí mới cách vị trí cũ ít nhất 5 cm và luân phiên thay đổi giữa các vùng da khác nhau ở mỗi lần tiêm.

Thay đổi vị trí tiêm thường xuyên giúp hạn chế loạn dưỡng mô mỡ
Thay đổi vị trí tiêm thường xuyên giúp hạn chế loạn dưỡng mô mỡ tại nơi tiêm

Vệ sinh da

Vệ sinh da trước khi tiêm insulin rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Trước khi tiêm, mẹ bầu nên rửa tay sạch và lau vùng da chuẩn bị tiêm bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để đảm bảo an toàn.

Liều tiêm insulin cho bà bầu

Tùy thuộc vào mức đường huyết, thời điểm tăng đường huyết hay tình trạng kháng insulin của thai phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ tiêm phù hợp cho từng người, không phải trường hợp nào cũng giống nhau. Do đó, mẹ bầu không được tự ý sử dụng insulin khi chưa có chỉ định của bác  sĩ, hoặc tự ý điều chỉnh liều lượng tiêm insulin trong suốt quá trình điều trị. Việc tiêm thiếu hay quá liều insulin đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Kiểm tra đường huyết

Việc theo dõi đường huyết trước và sau khi tiêm insulin là cách tốt để kiểm soát bệnh. Hãy theo dõi đường huyết hằng ngày và ghi chép lại cẩn thận. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những thay đổi đường huyết bất thường trong sinh hoạt hằng ngày, từ đó kịp thời báo với bác sĩ, giúp bác sĩ điều chỉnh liều lượng insulin nếu cần, tránh tình trạng hạ đường huyết nguy hiểm.

Phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ nên kiểm tra và ghi lại đường huyết hằng ngày
Phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ nên kiểm tra và ghi lại đường huyết hằng ngày

Ăn sau khi tiêm

Mẹ bầu nên ăn nhẹ sau khi tiêm insulin để tránh tình trạng hạ đường huyết đột ngột. Thời gian ăn sau tiêm thường do bác sĩ hướng dẫn và tùy thuộc vào loại insulin được kê đơn. Xem thêm:

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến chủ đề “Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin” và những lưu ý quan trọng để việc điều trị được hiệu quả. Hãy nhớ rằng kiểm soát đường huyết là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Nếu thấy những thông tin này có ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè của bạn cùng biết nhé.

Nguồn tham khảo:

1. Gestational diabetes

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
  • Ngày tham khảo: 06/11/2024

2. Insulin for gestational diabetes

  • Link tham khảo: https://www.nhs.uk/medicines/insulin/insulin-for-gestational-diabetes/
  • Ngày tham khảo: 06/11/2024

3. Is It OK to Take Insulin for Gestational Diabetes?

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/diabetes/gestational-diabetes-insulin-safe
  • Ngày tham khảo: 06/11/2024

4. Insulin use during pregnancy

  • Link tham khảo: https://uihc.org/educational-resources/insulin-use-during-pregnancy
  • Ngày tham khảo: 06/11/2024
Contact Me on Zalo