Bệnh tiểu đường tuýp 1 chủ yếu gặp ở người trẻ nhưng ngày càng nhiều người mắc phải và độ tuổi lớn hơn. Bệnh gây nhiều biến chứng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng do đó cần sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Để hiểu rõ hơn căn bệnh này, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết được Doctor có sẵn chia sẻ dưới đây.
Truy cập docosan.com để tìm kiếm phòng khám hay bác sĩ khám điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 gần bạn!
Tóm tắt nội dung
- 1 Tiểu đường tuýp 1 là gì?
- 2 Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1
- 3 Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
- 4 Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
- 5 Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
- 6 Khi nào bạn cần đi khám?
- 7 Địa chỉ khám và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 uy tín
- 8 Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1
- 9 Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1
- 10 Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?
Tiểu đường tuýp 1 là gì?
Tuyến tụy của người bệnh sản xuất rất ít hoặc không sản xuất được insulin. Trong khi đó, insulin là một loại hormone cần thiết để chuyển hóa đường tạo ra năng lượng. Chính vì thiếu insulin, bệnh đặc trưng bởi lượng đường trong máu (đường huyết) tăng cao, theo thời gian dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho tim, mạch máu, mắt, thận và dây thần kinh.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 (trước đây được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính.
Khoảng 422 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường và 1,6 triệu ca tử vong do biến chứng bệnh tiểu đường mỗi năm.Trong đó, hiện có hơn 1,25 triệu người Mỹ đang sống chung với bệnh tiểu đường loại 1. Số trường hợp mắc bệnh tăng đều đặn trong vài thập kỷ qua.
Xem thêm: Tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1
Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 vẫn chưa biết một cách rõ ràng. Đến hiện nay, lý giải được chấp nhận nhiều nhất là hệ thống miễn dịch của cơ thể phá hủy nhầm các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Do gen di truyền (sự hiện diện của một số gen cho thấy nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1 tăng lên).
- Tiếp xúc với vi rút và các yếu tố môi trường khác.
Một số nghiên cứu chỉ ra các đối tượng có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 cao hơn, bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường loại 1.
- Tuổi tác: Mặc dù bệnh tiểu đường loại 1 có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng nó xuất hiện ở phần lớn xảy ra ở trẻ em từ 4 đến 7 tuổi và từ 10 đến 14 tuổi.
Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể xuất hiện tương đối đột ngột, bao gồm:
- Ăn nhiều, đói nhiều lần trong ngày.
- Khát nhiều, cơn khát tăng dần, thường xuyên khiến bạn phải uống rất nhiều nước.
- Đi tiểu nhiều và thường xuyên, thường vào ban đêm.
- Sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân.
- Khó chịu và tâm trạng thay đổi thất thường.
- Mệt mỏi và suy nhược.
- Nhìn mờ.
Biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là một căn bệnh rất nguy hiểm và hiện nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tất cả các loại bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến các biến chứng ở nhiều bộ phận của cơ thể và có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm suy thận, bệnh tim mạch, giảm thị lực, cắt cụt chân và tổn thương thần kinh.
- Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
- Người lớn mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng gấp 2-3 lần.
- Gần 3% tỷ lệ mù lòa trên toàn cầu có thể là do bệnh võng mạc tiểu đường, xảy ra do tổn thương tích tụ lâu dài đối với các mạch máu trong võng mạc.
- Lưu lượng máu giảm và tổn thương dây thần kinh ở bàn chân do bệnh tiểu đường gây ra có thể dẫn đến loét bàn chân, và các bệnh nhiễm trùng và biến chứng liên quan có thể dẫn đến việc phải cắt bỏ chi, cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài tuổi thọ.
- Trong thai kỳ, bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ làm tăng nguy cơ tử vong của thai nhi và các biến chứng khác.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Chẩn đoán tiểu đường dựa vào các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm Glucose máu lúc đói: Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 126 mg/dl (hoặc 7,0 mmol/L) trở lên.
- Xét nghiệm Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp đường uống: Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 200 mg/dl (hoặc 11,1 mmol/L) trở lên.
- Xét nghiệm Glucose máu HbA1C:Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 6,5% trở lên.
- Xét nghiệm Glucose máu ở thời điểm bất kì: Được chẩn đoán mắc đái tháo đường từ 200 mg/dl (hoặc 11,1 mmol/L) trở lên và có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường đã đề cập ở trên.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Khi nào bạn cần đi khám?
Tiểu đường tuýp 1 là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng thậm chí tử vong.
Nếu bạn là đối tương nguy cơ cao của bệnh hoặc bạn đã có các triệu chứng nghĩ nhiều đang mắc bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định xét nghiệm đường huyết. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán cũng như hướng điều trị phù hợp dành cho bạn.
Địa chỉ khám và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 uy tín
- Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare – Quận 10, TPHCM
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare – Tân Bình, TPHCM
- Phòng khám Đa khoa Hạnh Phúc – Quận 10, TPHCM
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1
Mặc dù đã có những nghiên cứu tích cực, nhưng bệnh tiểu đường loại 1 vẫn chưa có cách chữa khỏi. Điều trị chủ yếu ổn định đường huyết ngăn ngừa biến chứng bằng cách:
Quản lý lượng đường trong máu bằng insulin
Tiêm insulin ngoại sinh theo đúng phác đồ chỉ dẫn của bác sĩ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết.
Xem thêm: Sữa dành cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
- Nên chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa ăn nhẹ.
- Hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, đồ ngọt có hại, chất béo, đồ chiên xào dầu mỡ.
- Đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất đạm, bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây,rau xanh và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Thay đổi lối sống
- Tập thể dục đều độ 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, kiểm soát cân nặng hợp lý.
- Không nên sử dụng các loại chất kích thích nhưng rượu bia, thuốc lá.
Kiểm tra đường huyết định kỳ
Bệnh nhân nên đi xét nghiệm định kì – 3 tháng/lần theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi và giúp kiểm soát đường huyết được hiệu quả.
Bổ sung vitamin và khoáng chất bằng DIAVIT có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào và giảm viêm, từ đó cải thiện khả năng quản lý bệnh tiểu đường. Kết hợp giữa điều trị y tế và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tiểu đường tuýp 1 hiệu quả hơn.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường loại 1 hiện không thể ngăn ngừa được. Chìa khóa phòng ngừa bệnh tiểu đường là được chẩn đoán sớm bệnh – chế độ ăn uống lành mạnh – thay đổi lối sống – điều trị kịp thời – sẽ giúp người bệnh càng sống lâu với bệnh tiểu đường.
Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 1 như thế nào?
Mặc dù độ tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ngày càng lớn hơn, nhưng bệnh tiểu đường loại 1 là dạng bệnh tiểu đường phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên.
Mắc bệnh sẽ làm thay đổi ít nhiều cuộc sống của những người trẻ tuổi và gia đình của họ. Bệnh không những gây các vấn đề về sức khỏe mà còn đè nặng tâm lý của người bệnh khiến họ mất niềm tin vào cuộc sống.
Bạn nên lắng nghe, chia sẻ và động viên những người đang sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 1. Khuyến khích họ hòa nhập với xã hội, xây dựng một lối sống lành mạnh và yêu đời là một trong những cách giúp bệnh tiến triển tốt hơn.
Trên đây là tất cả thông tin về bệnh tiểu đường tuýp 1 và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoặc có nhu cầu kiểm tra tầm soát bệnh, bạn nên tìm kiếm địa chỉ uy tín để được thăm khám và chẩn đoản bởi bác sĩ giỏi.
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.