Ngày cập nhật: 06/11/24
Tóm tắt nội dung
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính do tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin điều hòa đường huyết trong cơ thể. Đường huyết kiểm soát kém theo thời gian sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến nhiều cơ quan, tiêu biểu là thần kinh và mạch máu.Các loại tiểu đường
Bệnh tiểu đường hiện được chia thành ba loại: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ. Còn đối với bệnh nhân có đường huyết cao hơn so với bình thường nhưng chưa đủ để gọi là tiểu đường thì sẽ được xem như đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, cần được theo dõi thêm.Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1
Tiểu đường type 1 hay còn gọi tiểu đường phụ thuộc insulin thường khởi phát ở trẻ em, thanh thiếu niên. Triệu chứng của tiểu đường type 1 rất dễ nhận biết, xảy ra đột ngột, nghiêm trọng ngay khi vừa mắc. Dấu hiệu của tiểu đường type 1:- Khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, nhìn mờ.
- Vết thương, vết loét chậm lành, dễ bị nhiễm trùng.
- Tâm trạng cáu kỉnh, khó chịu.
- Nhiễm toan ceton, xuất hiện ceton trong nước tiểu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 2
Người bệnh mắc tiểu đường type 2 hay còn gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin khi cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả, dẫn đến các tế bào không hấp thu được glucose và bị thiếu năng lượng. Tiểu đường type 2 phổ biến ở độ tuổi trên 40 nhưng con số này đang ngày càng trẻ hóa. Tiểu đường type 2 thường không biểu hiện triệu chứng trong thời gian dài và chỉ được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm đường huyết hoặc khi xảy ra các biến chứng của tiểu đường. Các biến chứng bạn có thể gặp:- Khát nước, tiểu nhiều, sụt cân, nhìn mờ.
- Sốt, buồn ngủ, lú lẫn, ảo giác.
- Nhiễm toan ceton, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết ở phụ nữ đang mang thai. Đường huyết của mẹ sẽ cao hơn bình thường nhưng chưa đến mức tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ thường được tầm soát trong quá trình mang thai và có thể dẫn đến các biến chứng: Đối với bé:- Sinh ra nặng cân.
- Nguy cơ bất thường, dị tật tim, phổi,…
- Hạ đường huyết khi vừa chào đời.
- Nguy cơ tử vong trước hay sau khi sinh.
- Tăng tỉ lệ béo phì, mắc tiểu đường type 2 khi lớn lên.
- Tiền sản giật.
- Tiểu đường thai kỳ khi mang thai bé tiếp theo.
- Nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau sinh.
Tiểu đường type nào nặng nhất?
Dưới đây là bảng so sánh các tính chất của bệnh tiểu đường type 1 và type 2:Type 1 | Type 2 | |
Tỉ lệ mắc | – 8% bệnh nhân tiểu đường mắc tiểu đường type 1 | – Còn lại bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 |
Yếu tố nguy cơ | – Tiền sử gia đình | – Lối sống, tiền sử gia đình, thuốc, béo phì |
Dấu hiệu | – Gầy | – Nặng cân, béo phì |
Triệu chứng – Chẩn đoán | – Xuất hiện sớm, đột ngột: Sốt, tiểu nhiều, hôn mê, nhiễm toan ceton. – Xét nghiệm thấy bệnh nhân bị thiếu insulin. | – Xuất hiện trễ, triệu chứng không rõ ràng trong thời gian dài. – Chẩn đoán qua xét nghiệm đường huyết hoặc khi xuất hiện biến chứng. |
Phòng ngừa | – Khó phòng ngừa | – Phòng ngừa được |
Biến chứng bệnh tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay vì dẫn đến nhiều biến chứng trên thần kinh, mắt, thận, tim. Các loại biến chứng phổ biến:- Bệnh võng mạc.
- Bệnh thận.
- Bệnh thần kinh.
- Biến chứng mạch máu lớn do xơ vữa động mạch.
- Nhiễm toan ceton.
- Bàn chân tiểu đường.
- Bệnh gan mật, da liễu.
- Trầm cảm, sa sút trí tuệ.
Một số câu hỏi liên quan
Tiểu đường type 1 là nặng hay nhẹ?
Triệu chứng của tiểu đường type 1 thường nặng và dữ dội hơn theo thời gian, xảy ra trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm. Nguyên nhân là do tuyến tụy mất khả năng sản xuất insulin hoàn toàn, dẫn đến thiếu glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nếu không điều trị kịp thời, đường huyết vẫn cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?
Tiểu đường type 2 là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tim, thận, võng mạc tiểu đường, đột quỵ,… Nhằm tránh bị mất thị lực, mù lòa khi còn trẻ, người bệnh tiểu đường nên đi khám mắt 1 lần/năm để tầm soát nguy cơ mắc bệnh võng mạc. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa biến chứng bằng cách kiểm soát tốt đường huyết, không để lượng đường trong máu quá cao.Tiểu đường type 2 có chữa được không?
Hiện chưa có cách để chữa khỏi bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bạn cần:- Thay đổi lối sống, ăn kiêng, tập thể dục.
- Tuân thủ điều trị, uống thuốc hoặc tiêm insulin đầy đủ.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Nắm rõ 7 cách phòng bệnh tiểu đường kịp thời ngay tại nhà
- Điều trị bàn chân đái tháo đường: Cần lưu ý những gì?
- Tiền tiểu đường là gì? Cách phòng ngừa tiểu đường từ sớm
- Link tham khảo: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diabetes#
- Ngày tham khảo: 26/10/2024
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes/symptoms-causes/syc-20371444
- Ngày tham khảo: 26/10/2024
- Link tham khảo: https://canohealth.com/news/blog/the-difference-between-type-1-and-type-2-diabetes/
- Ngày tham khảo: 26/10/2024