Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này trong nội dung dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Dịch tễ học về bệnh tiểu đường
- 2 Phân loại bệnh tiểu đường
- 3 Triệu chứng của bệnh tiểu đường
- 4 Chẩn đoán bệnh tiểu đường theo từng giai đoạn
- 5 Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? – Giải đáp
- 6 Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
- 7 Địa chỉ khám chẩn đoán bệnh tiểu đường đáng tin cậy ở TPHCM
- 7.1 Công ty Cổ phần Công nghệ Y tế Dia-B – Quận 1, TPHCM
- 7.2 Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare – Tân Bình, TPHCM
- 7.3 Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare – Quận 10, TPHCM
- 7.4 Trung tâm Xét nghiệm Diag – Quận 7, TPHCM
- 7.5 Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tiểu đường
- 7.5.1 Vì sao bị tiểu đường?
- 7.5.2 Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào?
- 7.5.3 Nên thử tiểu đường vào lúc nào?
- 7.5.4 Nên uống thuốc tiểu đường vào lúc nào?
- 7.5.5 Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
- 7.5.6 Xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không?
- 7.5.7 Vết thương lâu lành có phải tiểu đường?
- 7.5.8 Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường?
- 7.5.9 Đi tiểu kiến bu có phải bị tiểu đường?
- 7.5.10 Thèm ngọt có phải bị tiểu đường?
- 7.5.11 Tại sao tiểu đường không được mổ?
- 7.5.12 Bệnh tiểu đường kiêng những cái gì?
- 7.5.13 Tiểu đường mấy chấm là bình thường?
- 7.5.14 Nam giới bị tiểu đường có thể có con không?
- 7.5.15 Tiểu đường có mấy giai đoạn?
- 7.5.16 Tiểu đường có bao nhiêu tuýp?
Dịch tễ học về bệnh tiểu đường
Tiểu đường (hay còn được gọi là đái tháo đường) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1 trong 11 người lớn đang sống với bệnh tiểu đường trong năm 2015. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh tiểu đường (độ tuổi 20-79) không được chẩn đoán (46,5%), tỷ lệ này ở khu vực Tây Thái Bình Dương là 52.1%. Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh báo cáo của Hiệp hội tiểu đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.
Phân loại bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường được phân thành nhiều loại khác nhau ứng với mức độ nặng nhẹ:
Loại 1 (Type 1)
Bệnh tiểu đường type 1 do sự bất thường tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormone insulin trong khi tế bào đích của insulin không có hiện tượng kháng insulin. Thông thường, type 1 thường có nguyên nhân do di truyền. Nó thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nhanh ở trẻ em.
Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1 (type 1 diabetes). Phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1 chưa hoàn toàn được sáng tỏ. Hiện tại có 2 nguyên nhân được nhiều người tán thành nhất:
- Nguyên nhân di truyền (Hiện tượng tự miễn): Phần lớn bệnh tiểu đường do hiện tượng tự miễn (autoimmunity). Theo thống kê, cho thấy, bất thường ở hơn 50 loại gen khác nhau có thể gây ra bệnh tiểu đường type 1. Hậu quả của việc bất thường gen này dẫn đến phá hủy tế bào beta đảo tụy, làm mất khả năng sản xuất insulin.
- Nguyên nhân môi trường: Một số hóa chất có khả năng phá hủy tế bào beta tụy, làm xuất hiện tiểu đường type 1:
- Chất pyrinuron được sử dụng để diệt chuột. Chúng phá hủy tế bào beta đảo Langerhans, từ đó gây tiểu đường type 1. Thuốc này đã bị cấm lưu hành ở Mỹ bởi Cục bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (Environment Protection Agency).
- Chất streptozotocin (STZ) phá hủy DNA tế bào đảo Langerhans và cũng gây tiểu đường type 1.
Loại 2 (Type 2)
Tiểu đường tuýp 2 là do thiếu insulin sản xuất từ các tế bào beta trong điều kiện thiết lập kháng insulin. Kháng insulin, tức là tế bào không có khả năng đáp ứng đầy đủ với mức insulin bình thường, xảy ra chủ yếu trong các mô cơ, gan và mô mỡ. Bệnh chiếm khoảng 90 – 95 % trong tổng số bệnh nhân, thường gặp ở lứa tuổi trên 40. Bệnh nhân thường ít có triệu chứng và thường chỉ được phát hiện muộn bởi tình cờ.
Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2:
- Kết hợp giữa béo phì, thừa cân.
- Do thuốc (glucocorticoid, thiazide, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần không điển hình, và statin).
- Do bệnh (hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy tuyến thượng thận và u tụy,… hoặc người từng bị tiểu đường thai kỳ).
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Do tế bào không nhận được glucose nên tế bào hiểu rằng “cơ thể đang thiếu đường”. Do đó glycogen trong gan chuyển thành glucose để tăng lượng đường trong máu. Kết quả làm nồng độ glucose huyết cao và làm tăng áp suất thẩm thấu của máu. Điều này khiến nước theo gradient nồng độ khuếch tán vào máu làm tăng khối lượng máu và tăng huyết áp. Mặt khác, do nồng độ glucose cao nên tăng hàm lượng glucose lắng đọng vào hemoglobin (tạo Hb1AC), vì thế người ta có thể xét nghiệm nồng độ Hb1AC để chẩn đoán đái tháo đường.
- Tiểu nhiều: Do nồng độ glucose huyết cao, nên nồng độ glucose trong nước tiểu đầu cao. Lượng nước tiểu thường từ 3 – 4 lít hoặc hơn trong 24 giờ. Nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mảng trắng.
- Ăn nhiều: Cơ thể không thể sử dụng đường để cung cấp năng lượng. Bệnh nhân nhanh đói chỉ sau bữa ăn một thời gian ngắn.
- Uống nhiều: Mất nước làm kích hoạt trung tâm khát ở vùng hạ đồi. Bệnh nhân có cảm giác khát và uống nước liên tục.
- Gầy nhiều: Cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng mặc dù ăn nhiều. Buộc phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường theo từng giai đoạn
Ứng với mỗi giai đoạn, bệnh đái tháo đường sẽ được chẩn đoán theo cách khác nhau:
Tiền tiểu đường
- Rối loạn glucose huyết đói: Glucose huyết tương lúc đói 5,6 – 6,9 mmol/L.
- Rối loạn dung nạp glucose: Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 7.8 – 11 mmol/L.
- HbA1c từ 5,7% đến 6,4%.
Tiểu đường thực sự
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 7 mmol/L). Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
- Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 11,1 mmol/L.
- HbA1c ≥ 6,5%.
- Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L.
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong gia đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? – Giải đáp
Bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp có thể gây ra một loạt biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân hoàn toàn có khả năng đối mặt với biến chứng:
- Biến chứng thần kinh: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các thần kinh trên khắp cơ thể, đặc biệt là chân và tay. Biến chứng này có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác biến đổi, tiêu đau, suy giảm cảm giác và rối loạn chức năng thần kinh.
- Biến chứng tim mạch: Người bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tim mạch, bao gồm bệnh động mạch vành, đột quỵ và hậu quả liên quan đến hệ tim mạch.
- Biến chứng thị lực: Đái tháo đường có thể làm tổn thương mạch máu trong võng mạc của mắt, dẫn đến các vấn đề thị lực như đục thủy tinh thể, đục thủy tinh thể đáy và dần mất thị lực.
- Biến chứng thận: Tiểu đường có thể gây hại các mạch máu trong thận, gây tổn thương dần dần và làm giảm chức năng thận. Điều này có thể dẫn đến suy thận và cần điều trị thay thế chức năng thận như máy lọc máu hoặc cấy ghép thận.
- Biến chứng da: Người bị đái tháo đường có thể bị các vấn đề da như tổn thương da, nổi mụn đỏ, viêm nhiễm da, hoặc những vết loét không lành.
- Biến chứng dạ dày và ruột: Bệnh tiểu đường có thể làm giảm chức năng hoạt động của cơ tràng, gây ra triệu chứng tiêu chảy hoặc táo bón.
- Biến chứng chân và bàn chân: Đường huyết không kiểm soát tốt có thể làm tổn thương các mạch máu và thần kinh ở chân và bàn chân, dẫn đến việc phát triển vết loét chân, nhiễm trùng, và thậm chí là rối loạn dẫn đến cần phải cắt chi.
- Biến chứng nhiễm trùng: Bệnh đái tháo đường có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng niêm mạc.
Điều quan trọng là kiểm soát tiểu đường tốt để giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng và bảo vệ sức khỏe cơ thể. Hãy trao đổi với chuyên gia y tế nếu bạn cần sự trợ giúp.
Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Dựa vào triệu chứng, nguyên nhân và mức độ bệnh nhẹ mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phù hợp:
Điều trị không dùng thuốc
Đối với trường hợp nhẹ không nhất thiết phải điều trị bệnh bằng thuốc. Thay vào đó, người bệnh có thể dùng điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hằng ngày.
8 nguyên tắc ăn uống trong bệnh đái tháo đường
- Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, trái cây có chỉ số đường huyết thấp.
- Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn.
- Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.
- Hạn chế đồ chứa đường tinh luyện như nước ngọt, kẹo,…
- Ăn nhiều cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
- Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật.
- Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Đặc biệt không bỏ bữa sáng.
- Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.
Xem thêm: Sữa dành cho người tiểu đường
Kiểm soát cân nặng
Giảm cân là mục tiêu quan trọng cho người bệnh tiểu đường (đặc biệt là tiểu đường type 2). Béo phì làm tăng đề kháng với insulin.
Liệu pháp thư giãn
Stress và lo âu cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn. Stress làm tăng sự giải phóng hormone tuyến yên ACTH, từ đó thúc đẩy giải phóng hormone cortisol từ tuyến thượng thận, ảnh hưởng gián tiếp tới lượng đường huyết trong cơ thể.
Ngủ đều đặn
Thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường huyết và tăng sản sinh hormone stress cortisol. Để tránh điều này hãy duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7 – 8 giờ.
Ngừng hút thuốc
Các sản phẩm thuốc lá có thể ảnh hưởng tới việc lưu thông máu trong cơ thể. Tuần hoàn máu bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường và gây hậu quả nghiêm trọng.
Vận động đều đặn
Nên tập luyện thường xuyên. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân tiểu đường thường xuyên tập luyện ít có khả năng bị các biến chứng như đột quỵ và đau tim.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất
Người bệnh phải bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết để hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường huyết hiệu quả. Sử dụng sản phẩm DIAVIT với công thức tiên tiến gồm 7 loại vitamin và 3 loại khoáng chất không chỉ hỗ trợ quản lý và kiểm soát đường huyết hiệu quả mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây nên.
Điều trị dùng thuốc
Insulin được chỉ định dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thuộc type 1, nó chỉ dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi đã thay đổi chế độ ăn, luyện tập và dùng các thuốc điều trị đái tháo đường tổng hợp mà không hiệu quả.
Căn cứ vào tác dụng, giới chuyên môn chia ra làm 03 nhóm tác dụng:
- Nhanh: gồm Insulin hydrochlorid, nhũ dịch Insulin-kẽm.
- Trung bình: Isophan Insulin, Lente Insulin.
- Chậm: Insulin Protamin kẽm, Insulin kẽm tác dụng chậm.
Phản ứng phụ của Insulin:
- Dị ứng.
- Hạ Glucose máu.
- Phản ứng tại chỗ tiêm (ngứa, đau, cứng vùng tiêm).
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của chuyên gia y tế. Không được tự ý sử dụng hay tạm ngưng đột ngột khi chưa có sự cho phép.
Địa chỉ khám chẩn đoán bệnh tiểu đường đáng tin cậy ở TPHCM
Có khá nhiều phòng khám uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp dịch vụ khám và xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tùy vào nhu cầu cá nhân mà bạn có thể lựa chọn đơn vị y tế phù hợp.
Công ty Cổ phần Công nghệ Y tế Dia-B – Quận 1, TPHCM
DiaB là nền tảng công nghệ giúp người Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với phương pháp quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả. DiaB cung cấp một chương trình Sống cùng bệnh đái tháo đường toàn diện và cá nhân hóa, được thiết kế bởi các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Nội tiết, chuyên gia vận động và chuyên gia tâm lý hành vi. Chương trình này tập trung vào từng bệnh nhân cụ thể, xem xét tình trạng sức khỏe và mục tiêu cá nhân của họ, giúp họ đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc quản lý bệnh tiểu đường.
DiaB cung cấp kiến thức chất lượng về bệnh tiểu đường thông qua thư viện video chứa những bài học ngắn gọn, dễ hiểu và dễ áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân sẽ nhận được hướng dẫn thực hành cá nhân từ các chuyên gia uy tín, giúp họ hiểu rõ hơn về bệnh và cách quản lý một cách hiệu quả.
Chương trình Sống cùng Đái tháo đường của DiaB không chỉ tập trung vào kiểm soát bệnh tiểu đường mà còn hướng tới hình thành lối sống lành mạnh. Bệnh nhân sẽ được khuyến khích duy trì chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thường xuyên, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm thiểu các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Hơn thế, DiaB thường xuyên đánh giá kết quả và hiệu quả của chương trình. Nhờ đó, bệnh nhân có thể theo dõi tiến trình của mình và thấy rõ sự cải thiện, giúp họ có động lực và cam kết duy trì quyết tâm trong việc kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường.
Lựa chọn DiaB để kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường là một quyết định thông minh, giúp bệnh nhân được hỗ trợ tận tâm và nhận được kiến thức, kỹ năng cần thiết để đối mặt và sống chất lượng với bệnh tiểu đường.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare – Tân Bình, TPHCM
Việc khám và điều trị bệnh tiểu đường tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là sự lựa chọn của phần lớn bệnh nhân khu vực TPHCM. Nơi đây không chỉ có đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm mà còn có hệ thống máy móc hiện đại, phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare cung cấp dịch vụ tiếp cận đa khoa, tức là bao gồm cả khám bệnh, tư vấn dinh dưỡng, kiểm tra sức khỏe tổng quát và điều trị bệnh tiểu đường. Điều này giúp đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được một phương pháp điều trị toàn diện, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm nguy cơ các biến chứng liên quan.
Sau khi có kết quả thăm khám và kiểm tra, Phòng khám Golden Healthcare cung cấp dịch vụ tư vấn và giáo dục bệnh nhân về cách quản lý bệnh tốt nhất, cách kiểm soát đường huyết, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Điều này giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh và tăng cường khả năng tự quản lý bệnh tiểu đường.
Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare – Quận 10, TPHCM
Gợi ý tiếp theo cho những ai đang tìm kiếm địa chỉ khám bệnh tiểu đường là Phòng khám Đa khoa Saigon Healthcare. Đến đây, bệnh nhân sẽ được khám và đánh giá tiểu đường, quá trình kiểm tra và chăm sóc sẽ diễn ra một cách chuyên nghiệp và toàn diện.
Bác sĩ của phòng khám sẽ tiến hành kiểm tra các dấu hiệu tiểu đường như thường xuyên tiểu tiện, cảm giác mất cảm giác, thấp cơ hội lành vết thương, và các triệu chứng khác. Ngoài ra, các chỉ số như huyết áp, cân nặng, và mức đường huyết có thể được kiểm tra để đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe.
Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu để đo lường mức đường huyết, kiểm tra mức đường trong nước tiểu và xác định các chỉ số sinh hóa khác nhau. Các kết quả này giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng tiểu đường và mức độ ảnh hưởng lên các cơ quan và chức năng của cơ thể.
Dựa vào kết quả xét nghiệm và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị tùy chỉnh. Điều này có thể bao gồm sử dụng thuốc, tiêm insulin, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, và các biện pháp điều trị bổ sung khác như điều trị dự phòng biến chứng.
Trung tâm Xét nghiệm Diag – Quận 7, TPHCM
Trung tâm Xét nghiệm Diag là địa chỉ xét nghiệm bệnh tiểu đường đáng tin cậy với chi phí hợp lý. Trung tâm có đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, được trang bị kiến thức vững vàng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ trang thiết bị y tế giúp đảm bảo chất lượng cao, đo lường chính xác các chỉ số và thông tin y tế cần thiết để chẩn đoán và theo dõi tiểu đường một cách tốt nhất. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ đọc kết quả ngay trong ngày, đồng thời tư vấn biện pháp kiểm soát bệnh lý nếu có.
Trung tâm Xét nghiệm Diag cung cấp dịch vụ nhanh chóng và tiện lợi. Bệnh nhân không phải chờ đợi lâu để được xét nghiệm và nhận kết quả nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và nhanh chóng có những thông tin quan trọng về sức khỏe. Không những vậy, trung còn còn đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân và kín đáo trong quá trình xét nghiệm. Bệnh nhân có thể yên tâm cung cấp thông tin y tế mà không phải lo ngại về việc thông tin của họ bị tiết lộ.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tiểu đường
Vì sao bị tiểu đường?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường như:
Yếu tố di truyền
Sự tiếp xúc với chất độc hại
Thừa cân, béo phì
Suy giảm khả năng sử dụng insulin của cơ thể
Sử dụng các loại thuốc gây tăng đường huyết chẳng hạn như corticoids, thiazid…
Người tiểu đường nên uống sữa vào lúc nào?
Có 3 thời điểm trong ngày mà người tiểu đường nên uống sữa đó là:
Uống vào buổi sáng.
Uống vào bữa phụ chiều.
Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng.
Nên thử tiểu đường vào lúc nào?
Bạn nên thử tiểu đường vào buổi sáng lúc bụng đói và nhịn ăn từ 8 đến 10 giờ trước khi thử để đảm bảo kết quả chính xác. Lý do là vì khi bạn ăn bất cứ thứ gì, đường huyết của bạn sẽ tăng lên và có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Nên uống thuốc tiểu đường vào lúc nào?
Phần lớn các loại thuốc tiểu đường thường được khuyên uống trước khi ăn từ 30 phút đến 1 giờ.
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Không phải tất cả người bệnh tiểu đường đều phải uống thuốc tiểu đường, điều này còn tùy thuộc vào mức đường huyết, tình trạng, thể trạng của bệnh nhân, tình hình sinh hoạt và các loại biến chứng kèm theo mà người bệnh đang mắc phải.
Xét nghiệm nước tiểu có biết bị tiểu đường không?
Có nhưng không thể xác định chắc chắn. Để xác định chính xác có bị tiểu đường hay không, cần phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức đường huyết.
Vết thương lâu lành có phải tiểu đường?
Vết thương lâu lành không hẳn là bị tiểu đường. Hiện tượng này có thể là do bệnh tiểu đường gây ra hoặc là do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, nhiễm trùng hoặc một bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường thì vết thương của bạn sẽ lâu lành hơn do các vấn đề về tuần hoàn máu và thần kinh.
Hạ đường huyết có phải bị tiểu đường?
Hạ đường huyết là một triệu chứng của bệnh tiểu đường, tuy nhiên nó không phải là duy nhất và cũng không đủ để xác định một người mắc tiểu đường. Nếu bạn bị hạ đường huyết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Đi tiểu kiến bu có phải bị tiểu đường?
Kiến bu vào nước tiểu không có nghĩa là nước tiểu có đường. Vậy nên đi tiểu kiến bu có thể là do bạn mắc bệnh tiểu đường, nhưng cũng có khi là do bệnh lý nguy hiểm khác.
Thèm ngọt có phải bị tiểu đường?
Không hẳn. Thêm ngọt có thể là một triệu chứng của tiểu đường, nhưng không phải ai thèm ngọt cũng bị tiểu đường. Thường thì người bị tiểu đường sẽ có thêm các triệu chứng khác như khát nước, thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi…
Tại sao tiểu đường không được mổ?
Bởi vì nếu không được kiểm soát đường huyết tốt thì nguy cơ biến chứng thậm chí là tử vong khi tiến hành phẫu thuật cho người tiểu đường là rất cao.
Bệnh tiểu đường kiêng những cái gì?
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol.
Thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
Các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả…
Tiểu đường mấy chấm là bình thường?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết an toàn ở bệnh nhân tiểu đường là:
Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: <180 mg/dL (10 mmol/L).
Đường huyết vào lúc đói: 90 – 130 mg/dL (5,0 mmol/L – 7,2 mmol/L).
Đường huyết vào thời điểm sau ăn từ 1-2 giờ: 180 mg/dL (10 mmol/L).
Đường huyết vào thời điểm trước khi đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6,0 mmol/L – 8,3 mmol/L).
Chỉ số HbA1c: <7%.
Nam giới bị tiểu đường có thể có con không?
Nam giới bị tiểu đường vẫn có thể có con. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe vì bệnh tiểu đường sẽ gây ảnh hưởng đến sinh lý và có nguy cơ di truyền cho con.
Tiểu đường có mấy giai đoạn?
Bệnh tiểu đường có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn đầu hay còn gọi là tiền tiểu đường.
Giai đoạn 2: giai đoạn tiến triển.
Giai đoạn 3: giai đoạn khó kiểm soát.
Giai đoạn 4: giai đoạn cuối.
Tiểu đường có bao nhiêu tuýp?
Có 3 loại tiểu đường bao gồm:
Tiểu đường tuýp 1 (trước đây người ta thường gọi tiểu đường phụ thuộc insulin).
Tiểu đường tuýp 2 (trước đây còn gọi tiểu đường không phụ thuộc insulin).
Tiểu đường tuýp 3 hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ.
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý nguy hiểm, có khả năng cao gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị từ sớm. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần chủ động khám tại các cơ sở y tế đáng tin cậy gần khu vực bạn sinh sống.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.