Tuyến giáp: Chức năng và các bệnh thường gặp

Tuyến giáp có vai trò trong nhiều hệ thống khác nhau trên khắp cơ thể bạn. Bệnh tại cơ quan này là một tình trạng mà khi đó chúng sản xuất quá nhiều hoặc quá ít các nội tiết tố. Các bệnh lý thường gặp là cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp Hashimoto,… Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu thêm về cơ quan này và các bệnh thường gặp ở phía dưới.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp tại nhà

Vì tính chất công việc thường xuyên bận rộn nhưng có nhu cầu xét nghiệm chức năng tuyến giáp để chẩn đoán sức khỏe, nhiều đối tượng đã lựa chọn đến giải pháp xét nghiệm tại nhà. Docosan là một trong số ít cung cấp dịch vụ này.

Với gói Xét nghiệm chức năng tuyến giáp tại nhà, Docosan mang lại những ưu điểm vượt trội sau:

  • Giúp bạn hiểu rõ hơn tình trạng hoạt động của tuyến giáp, các vấn đề liên quan đến tuyến giáp như cường giáp, suy giáp,…
  • Cho bạn biết 3 loại chỉ số quan trọng
  • Y tá trực tiếp đến nhà lấy mẫu
  • Mẫu phẩm bệnh sẽ được gửi về phòng thí nghiệm uy tín đang hợp tác với Docosan
  • 1 lần tư vấn miễn phí với bác sĩ sau khi có kết quả xét nghiệm
tuyến giáp
Docosan cung cấp gói xét nghiệm chức năng tuyến giáp tại nhà

Các khái niệm về tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở đâu?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết. Vị trí của nó là ở phía dưới, trước cổ, và nó chịu trách nhiệm sản xuất và bài tiết các hormone tuyến giáp cũng như cân bằng nội môi i-ốt trong cơ thể con người. Khi cơ quan này của bạn hoạt động bất thường, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn.

Cụ thể hơn, nếu cơ thể tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp, bạn có thể phát triển một tình trạng gọi là cường giáp. Nếu cơ thể bạn tạo ra quá ít hormone tuyến giáp, thì đó được gọi là suy giáp. Cả hai tình trạng này đều nghiêm trọng và bạn cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

tuyến giáp
Vị trí và cấu tạo của tuyến giáp trên cơ thể con người

Sinh lý tuyến giáp

Tuyến giáp của bạn đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể – giải phóng và kiểm soát các hormone tuyến giáp nhằm kiểm soát sự trao đổi chất. Trao đổi chất là một quá trình mà thức ăn đã được bạn đưa vào cơ thể, chuyển hóa thành năng lượng. Năng lượng này được sử dụng trong toàn bộ cơ thể của bạn để giữ cho các hệ thống của cơ thể hoạt động bình thường.

Cơ quan này sẽ kiểm soát sự trao đổi chất của bạn bằng một số hormone cụ thể T4 và T3. Hai hormone này được tạo ra bởi tuyến giáp và chúng cho các tế bào của cơ thể biết cần sử dụng bao nhiêu năng lượng. Khi cơ quan này của bạn hoạt động bình thường, nó sẽ duy trì lượng hormone phù hợp để giữ cho sự trao đổi chất của bạn diễn ra bình thường.

Tất cả hoạt động này được giám sát bởi tuyến yên. Nằm ở trung tâm của hộp sọ, bên dưới não của bạn, tuyến yên theo dõi và điều chỉnh lượng hormone tuyến giáp trong máu của bạn. Khi có sự thiếu hụt hormone tuyến giáp hoặc mức độ hormone tuyến giáp tăng cao trong máu, nó sẽ tiến hành điều chỉnh lượng bằng cách tiết ra hormone của chính nó. Hormone này có vai trò kích thích chức tuyến giáp, sẽ được gửi đến tuyến giáp và nó sẽ cho tuyến giáp biết cần phải làm gì để điều chỉnh lượng hormone trong máu trở lại bình thường.

Bệnh tuyến giáp là gì?

Bệnh tuyến giáp là một thuật ngữ chung cho một tình trạng bất thường chức năng của cơ quan này khi nó không tạo ra lượng hormone phù hợp. Tuyến giáp của bạn thường tạo ra các hormone giúp cơ thể bạn hoạt động bình thường. Khi tạo ra quá nhiều hormone thì được gọi là cường giáp. Ngược lại, khi tuyến này thể tạo ra quá ít hormone thì được gọi là suy giáp.

tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp là một thuật ngữ chung cho một tình trạng bất thường chức năng của cơ quan này khi nó không tạo ra lượng hormone phù hợp

Bệnh thường gặp ở những người có cơ địa như sau:

  • Tuổi cao (từ 61 tuổi trở lên).
  • Phụ nữ thường mắc bệnh hơn đàn ông, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai trong vòng 6 tháng qua.
  • Liên quan đến việc sử dụng nhiều i-ốt qua việc ăn thực phẩm giàu i-ốt hay uống thuốc chứ i-ốt.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý về nội tiết như tiểu đường phụ thộc insuline (type 1), bệnh Addison (suy thượng thận nguyên phát), bệnh tự miễn, bệnh lý viêm khớp…
  • Trong gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
  • Từng mắc ung thư tuyến giáp và phải điều trị cắt bỏ hoặc xạ trị.

Nguyên nhân của bệnh tuyến giáp?

Bệnh tuyến giáp bao gồm 2 tình trạng chính là suy giáp và cường giáp. Cả hai tình trạng này đều do một số nguyên nhân nhất định gây ra, tác động đến tuyến giáp làm ảnh hưởng chức năng sản xuất hormone tại đây

Nguyên nhân có thể gây ra suy giáp

  • Bệnh Hashimoto
  • Viêm tuyến giáp
  • Suy giáp bẩm sinh hoặc suy giáp xuất hiện khi sinh
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp
  • Xạ trị Tuyến giáp
  • Một số loại thuốc
tuyến giáp
Một số nguyên nhân gây ra bệnh tuyến giáp thường gặp

Nguyên nhân có thể gây ra cường giáp

  • Bệnh Graves
  • Nhân giáp và viêm tuyến giáp
  • U tuyến giáp
  • U tuyến yên
  • Ăn quá nhiều iốt hoặc dùng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp ở bệnh nhân suy giáp

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp?

Có nhiều triệu chứng mà bạn có thể gặp phải nếu mắc bệnh. Đôi khi chúng không đặc hiệu cho bệnh tuyến giáp, bởi vì các triệu chứng này thường rất giống với các dấu hiệu của các bệnh lý và giai đoạn tuổi tác khác. Điều này có thể khiến bạn khó nhận biết liệu các triệu chứng của bạn có liên quan đến bệnh tuyến hay không.

Triệu chứng của bệnh tuyến giáp gồm nhóm triệu chứng cường giáp và nhóm triệu chứng suy giáp.

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày theo từng hệ cơ quan để tiện việc nhận biết:

Cường giápSuy giáp
Tâm lýBồn chồn, cáu gắtMệt mỏi, phiền muộn
Tri giácHồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôiLơ mơ, không tỉnh táo
Tim mạchNhịp tim nhanh, không đềuNhịp tim chậm
Tiêu hóaĐi tiêu thường xuyên hoặc tiêu chảyTáo bón
Cân nặngGiảmTăng
Thần kinhKhôngĐãng trí, hay quên
Cổ to ra, mắt lồi (trong bệnh Graves)Không
tuyến giáp
Triệu chứng của bệnh tuyến giáp

Một số triệu chứng chung của cả 2 tình trạng dễ nhận biết là:

  • Đau cơ, đau khớp, run tay chân
  • Da khô, rụng tóc
  • Rối loạn kinh nguyệt (ở nữ)

Chẩn đoán bệnh tuyến giáp?

Khám lâm sàng

Đánh giá ban đầu của bệnh tuyến giáp luôn là khám sức khỏe tại phòng khám bác sĩ tư hoặc bệnh viện. Đây là một quy trình đơn giản và không gây đau đớn, khi bác sĩ của bạn sẽ khám cổ của bạn xem có bất kỳ sự tăng sinh (khối u) hoặc to ra của tuyến giáp hay không.

Tuy nhiên, bệnh có thể khó chẩn đoán vì các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, chẩn đoán bệnh không thể hoàn toàn dựa vào thăm khám lâm sàng, mà cần có những xét nghiệm có thể giúp xác định xem các triệu chứng của bạn có phải do vấn đề về tuyến giáp gây ra hay không. Các xét nghiệm này bao gồm:

  • Định lượng hormon T3, T4, FT3, FT4; TSH.
  • Đo độ tập trung iod phóng xạ tại tuyến giáp có một số đặc điểm:
  • Định lượng nồng độ các tự kháng thể TRAb, tự kháng thể kháng thyroglobulin – TGAb, kháng thể kháng peroxidase – TPOAb.
  • Một số xét nghiệm biến đổi không đặc hiệu
  • Bao gồm: giảm cholesterol, tăng glucose hoặc calci huyết, giảm bạch cầu hạt.
  • Siêu âm tuyến giáp.
  • Chụp cắt lớp vi tính điện toán.
tuyến giáp
Siêu âm vùng cổ chẩn đoán bệnh suy giáp

Điều trị bệnh tuyến giáp?

Mục tiêu của bác sĩ là đưa mức hormone tuyến giáp của bạn trở lại bình thường. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau và mỗi phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh

Nếu lượng hormone tuyến giáp cao (cường giáp)

Nếu lượng hormone tuyến giáp quá cao, một số phương pháp được áp dụng là:

  • Thuốc kháng giáp.
  • I-ốt phóng xạ.
  • Thuốc chẹn beta.
  • Phẫu thuật.

Nếu lượng hormone tuyến giáp thấp (suy giáp)

Trong trường hợp này, phương pháp điều trị là sử dụng thuốc thay thế tuyến giáp – loại thuốc này cung cấp lượng hormone giáp tổng hợp (nhân tạo) để đưa lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể bạn trở lại mức bình thường.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp bán phần hoặc toàn phần

Phẫu thuật tuyến giáp được thực hiện khi  các u tuyến giáp có triệu chứng, u nang tuyến giáp tái phát, bướu cổ, bệnh Graves và để loại trừ hoặc điều trị ung thư tuyến giáp. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật là không dài, nhanh nhất thường là một đêm. Phẫu thuật viên sẽ giải thích phẫu thuật cụ thể của bạn và lý do tại sao nó thực hiện trong trường hợp của bạn.

tuyến giáp
Phâu thuật điều trị bệnh tuyến giáp

Như với bất kỳ phẫu thuật nào, cũng sẽ phải có những rủi ro. Có nguy cơ chảy máu, nhưng điều này là rất thấp. Nguy cơ nhiễm trùng thấp đến nỗi thuốc kháng sinh không được sử dụng thường xuyên. Cũng có rất ít nguy cơ chấn thương các dây thần kinh quan trọng ở cổ, được gọi là dây thần kinh ngoặt ngược thanh quản. Các dây thần kinh này kiểm soát các dây thanh âm, chúng quyết định giọng nói của bạn.

Các tuyến cận giáp nằm gần tuyến giáp và có thể bị thương trong quá trình phẫu thuật. Điều này có thể dẫn đến giảm nồng độ canxi trong máu. Cũng có một rủi ro nhỏ liên quan đến gây mê. Tuy nhiên, nguy cơ biến chứng tương đối là rất thấp và thường không đáng kể so với những lợi ích vượt trội của việc phẫu thuật. Phẫu thuật viên của bạn sẽ xem xét thông tin này với bạn và trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có.

Một số bác sĩ khám bệnh ở tuyến giáp

  • Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh Nguyễn Nguyên Vũ, gần 15 năm kinh nghiệm, quận Bình Tân, TP.HCM
  • Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh Võ Văn Trí, hơn 30 năm kinh nghiệm, quận 10, TP.HCM

Kết luận

Nhìn chung, bệnh tuyến giáp thường là một tình trạng bệnh lý kéo dài suốt đời mà bạn sẽ cần phải kiểm soát liên tục bằng cách sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày. Bác sĩ sẽ theo dõi các phương pháp điều trị của bạn và điều chỉnh theo thời gian. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sống một cuộc sống bình thường với bệnh tuyến giáp.

Có thể mất một thời gian để tìm ra lựa chọn điều trị phù hợp cho bạn và kiểm soát nồng độ hormone của bạn, nhưng sau đó những người mắc các loại tình trạng này thường có thể sống cuộc sống mà không có nhiều hạn chế.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.