U tuyến giáp được hiểu đơn giản là tình trạng mô tuyến giáp bình thường bắt đầu tăng trưởng tạo thành u tuyến giáp lành tính hoặc u tuyến giáp ác tính (ung thư tuyến giáp). Trong đó ung thư tuyến giáp là mối quan tâm, lo lắng lớn nhất của bệnh nhân, đặc biệt trong thực tế xã hội ngày nay khi tỷ lệ người mắc ung thư ngày càng tăng. Để hiểu rõ hơn bản chất của căn bệnh này, mời bạn đọc theo dõi bài viết được Docosan chia sẻ dưới đây.
Truy cập docosan.com để đặt lịch hẹn khám và cắt u tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức.
Tóm tắt nội dung
- 1 U tuyến giáp là gì?
- 2 U tuyến giáp có mấy loại?
- 3 Dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp
- 4 Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị u tuyến giáp
- 5 U tuyến giáp có nguy hiểm không? Có đe dọa đến tính mạng không?
- 6 Chẩn đoán u tuyến giáp như thế nào?
- 7 Điều trị u tuyến giáp bằng công nghệ hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức
- 8 Biện pháp phòng ngừa u tuyến giáp
U tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, nó có chức năng tiết ra các hormone khác nhau vào hệ tuần hoàn cơ thể (máu). Tuyến giáp là một cơ quan (hoặc tuyến) có dạng hình bướm nằm ở phía trước cổ, ngay dưới thanh quản được tạo thành từ các thùy phải và trái kết nối với nhau bằng một cấu trúc gọi là eo tuyến giáp. Vai trò tuyến giáp là sản xuất và giải phóng các hormone tuyến giáp. Loại hormone này giúp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể ví dụ như thay đổi thân nhiệt, tiêu hóa và chức năng tim mạch.
U tuyến giáp hình thành khi một hay một nhóm mô tuyến giáp bình thường bắt đầu tăng sinh nhiều hơn bình thường. Điều này sẽ dẫn đến kết cục, hình thành khối u (lành tính), hay nghiêm trọng hơn là tăng sinh không kiểm soát, tạo thành khối u ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp. Ung thư là mối quan tâm lớn nhất khi phát hiện một khối u.
May mắn thay, ung thư giáp là rất hiếm – nó chiếm tỉ lệ ít hơn 5% các khối u. U tuyến giáp lành tính thường gặp hơn ở những người có tiền sử gia đình bị u tuyến giáp và ở những người không được cung cấp đủ i ốt. I ốt vốn là nguyên liệu cần thiết để tạo ra hormone tuyến giáp.
U tuyến giáp có mấy loại?
Các u tuyến giáp có thể được được phân loại không phải ung thư và ung thư với các loại điển hình:
- U tuyến giáp dạng keo: Đây là sự phát triển quá mức của một hoặc nhiều mô tuyến giáp bình thường. Loại u tuyến giáp này là u lành tính. Nó có thể phát triển lớn, nhưng không lan ra ngoài tuyến giáp.
- U nang tuyến giáp: Đây là những khối u chứa đầy dịch hoặc hỗn hợp giữa mô đặc và dịch.
- U viêm tuyến giáp: Các u này hình thành do tình trạng viêm (sưng) tuyến giáp mãn tính (lâu dài). Những khối u này có thể gây đau hoặc không.
- Bướu giáp đa nhân: Là tình trạng tuyến giáp tăng sinh về kích thước (bướu cổ) được tạo thành từ rất nhiều khối u (thường là lành tính).
- U tuyến giáp hoạt động mạnh: Các u tuyến giáp này tự sản xuất hormone tuyến giáp mà không phụ thuộc vào cơ chế kiểm soát bình thường của cơ thể, có thể dẫn đến bệnh cường giáp. Cường giáp có thể ảnh hưởng đến tim và gây ra các tình trạng như ngừng tim đột ngột, tăng huyết áp, loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường), loãng xương và các vấn đề sức khỏe khác.
- Ung thư tuyến giáp: Ít hơn 5% các u tuyến giáp là ung thư.
Dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp
Hầu hết các u tuyến giáp không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu u tuyến giáp có kích thước lớn có thể dễ dàng nhận ra bằng hành vi sờ vùng cổ. Mặc dù hiếm gặp, các u tuyến giáp có thể chèn ép lên các cấu trúc khác ở cổ và gây ra các triệu chứng, bao gồm:
- Rối loạn nuốt như nuốt khó, nuốt sặc
- Khó thở
- Thay đổi giọng nói (khàn giọng)
- Đau ở cổ
- Bướu cổ (phì đại tuyến giáp)
Các u tuyến giáp hoạt động mạnh có thể dẫn đến sản xuất quá mức hormone tuyến giáp, còn được gọi là cường giáp. Các triệu chứng của cường giáp bao gồm:
- Hồi hộp, đánh trống ngực
- Run tay chân
- Rối loạn kinh nguyệt
- Sụt cân
- Khó ngủ
- Tuyến giáp to ra
- Các vấn đề về thị lực hoặc kích ứng mắt
- Nhạy cảm với nhiệt (vấn đề với nhiệt)
- Tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn
- Khó thở
- Da ngứa/da sần sùi
- Mái tóc mỏng dần
- Da đỏ bừng (đỏ đột ngột ở cổ, mặt hoặc ở ngực vị trí trước xương ức)
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường hoặc nhịp tim không đều
Các u tuyến giáp cũng có thể khiến cho nồng độ hormone tuyến giáp giảm thấp dẫn đến tình trạng suy giáp. Các triệu chứng của suy giáp bao gồm:
- Mệt mỏi (cảm thấy mệt mỏi)
- Kinh nguyệt thường xuyên, nhiều
- Đãng trí
- Tăng cân
- Khô da
- Tóc thô ráp và rụng tóc
- Giọng nói khàn
- Nhạy cảm với trời lạnh
- Yếu ớt, khó chịu trong người
- Táo bón
- Phiền muộn
- Phù toàn thân
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị u tuyến giáp
Một số yếu tố nguy cơ có khả năng tăng u tuyến giáp:
- Lịch sử gia đình: Có cha mẹ hoặc anh chị em đã từng bị u tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp hoặc các bệnh nội tiết khác.
- Tuổi tác: Khả năng mắc u tuyến giáp tăng lên khi bạn già đi.
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng phát triển u tuyến giáp hơn nam giới.
- Tiếp xúc với bức xạ: Tiền sử tiếp xúc với bức xạ ở đầu và cổ (từ các phương pháp điều trị như xạ trị, nhưng không phải từ xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như chụp CT) làm tăng nguy cơ phát triển các u tuyến giáp nói riêng, và tất các các loại khối u khác.
U tuyến giáp có nguy hiểm không? Có đe dọa đến tính mạng không?
U tuyến giáp là một bệnh lý không quá đáng ngại như những bệnh ung thư khác bởi vì căn bệnh này tiến triển tương đối chậm, có tiên lượng tốt và có thể điều trị khỏi. Yếu tố quan trọng là bệnh nhân cần phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm và điều trị đúng phương pháp. Ngược lại, sự nguy hiểm sẽ tăng lên nếu khối u chuyển sang ác tính, điều này sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.
Chính vì vậy, ngay khi cơ thể có biểu hiện lạ không rõ nguyên nhân bạn cần chủ động hơn trong việc kiểm tra sức khỏe.
Chẩn đoán u tuyến giáp như thế nào?
Bản thân người bệnh có thể tự sờ thấy u hoặc bác sĩ có thể phát hiện ra nó trong khi khám. Tuy nhiên, bên cạnh thăm khám đơn thuần, bác sĩ của bạn thường sẽ cần chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nồng độ hormone tuyến giáp: Xét nghiệm máu này kiểm tra nồng độ hormone do tuyến giáp tiết ra. Mức độ hormone có thể bình thường ngay cả khi bị u tuyến giáp. Ngược lại, có những lúc nồng độ hormone bất thường lại không phải là điều quá nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác.
- Siêu âm tuyến giáp: Xét nghiệm này xác định xem một u tuyến giáp cấu trúc từ mô đặc hay một u nang chứa đầy chất lỏng. Xét nghiệm này cũng theo dõi sự phát triển của các u và giúp tầm soát các khối u khó sờ thấy. Ngoài ra, siêu âm tuyến giáp đôi khi được sử dụng để giúp hướng dẫn vị trí của kim trong quá trình sinh thiết kim nhỏ.
- Sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ: Với xét nghiệm này, bác sĩ sử dụng một cây kim rất mỏng để lấy một mẫu tế bào từ một hoặc nhiều u tuyến giáp. Sau đó, các mẫu được gửi đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán xem có phải khối u này là ung thư hay không.
- Xạ hình tuyến giáp: Trong xét nghiệm này, một lượng nhỏ iode phóng xạ được đưa qua đường uống. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem lượng iode phóng xạ được hấp thụ bởi các u tuyến giáp và bao nhiêu được hấp thụ bởi các mô tuyến giáp bình thường. Điều này sẽ cung cấp thêm thông tin về các nhân tuyến giáp, giúp bác sĩ xác định khả năng ung thư.
Đặt lịch chẩn đoán u tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức trên Docosan để không phải mất nhiều thời gian xếp hàng lâu.
Điều trị u tuyến giáp bằng công nghệ hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức
Điều trị tùy thuộc vào loại u tuyến giáp. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Không điều trị – “chờ đợi thận trọng”: Nếu các u không phải là ung thư, bạn và bác sĩ của bạn có thể quyết định rằng bạn không cần phải điều trị vào lúc này. Bạn sẽ gặp bác sĩ định kỳ để họ có thể theo dõi bất kỳ thay đổi nào của khối u.
- Phóng xạ i ốt: Bác sĩ có thể sử dụng i ốt phóng xạ để điều trị các u tuyến giáp hoạt động mạnh và bướu giáp đa nhân. Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cố gắng mang thai không nên điều trị bằng phương pháp này.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật để loại bỏ các u là phương pháp điều trị tốt nhất cho các u ung thư, khi chúng gây ra biến chứng tắc nghẽn (ví dụ: quá lớn khiến chúng khó thở hoặc nuốt), hoặc các khối u nằm rất sâu bên trong mà không thể chẩn đoán bằng sinh thiết bằng kim nhỏ.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức là một trong những cơ sở y tế chuyên tiếp nhận các trường hợp khám và điều trị u tuyến giáp. Đây là bệnh viện đa khoa tư nhân với hơn 23 năm hình thành và phát triển.
Lý do lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức điều trị cắt u tuyến giáp?
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức là một trong những bệnh viện tư nhân có quy mô hoạt động lớn, cung cấp nhiều chuyên khoa quan trọng. Một trong những chuyên khoa thế mạnh là Ung bướu.
- Chuyên khoa Ung bướu của bệnh viện là đơn vị tiếp nhận các trường hợp khám và điều trị u tuyến giáp. Đơn vị được thành lập vào tháng 10/2012 nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức còn hợp tác chuyên môn liên kết với Bệnh viện Ung bướu TPHCM nhằm góp phần giảm tải của bệnh viện tuyến trên, mang đến cho bệnh nhân phác đồ điều trị tối ưu.
- Chuyên khoa Ung bướu đang phối hợp với các chuyên khoa khác thuộc bệnh viện nhằm đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện các xét nghiệm sinh học, chụp cộng hưởng từ, thực hiện các phẫu thuật, hóa trị các loại u, bệnh ung thư và điều trị chăm sóc giảm nhẹ. Một số chuyên khoa điển hình đang hợp tác như khoa Chẩn đoán hình ảnh, khoa Phẫu thuật,…
- Trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và điều trị u tuyến giáp là đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, vững chuyên môn, tay nghề cao. Nhiều bác sĩ còn có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài. Một số tên tuổi điển hình như: Tiến sĩ Bác sĩ CKII Phạm Văn Bùng (Trưởng khoa Ung bướu), Bác sĩ Lại Minh Đức, Bác sĩ CKI Huỳnh Chí Hiếu, Bác sĩ Nguyễn Duy Lâm,…
- Hỗ trợ bác sĩ trong việc tiếp nhận bệnh nhân, hướng dẫn bệnh nhân, chuẩn bị hồ sơ bệnh án, thiết bị y tế là đội ngũ nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ ân cần, chu đáo với bệnh nhân.
- Không chỉ chú trong xây dựng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện còn tập trung đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
- Dịch vụ y tế chất lượng cùng với bảng giá điều trị được công khai minh bạch với bệnh nhân, bao gồm cả những khoản phát sinh.
Biện pháp phòng ngừa u tuyến giáp
Cho đến nay, nguyên nhân gây u tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ nên không thể đưa ra chi tiết biện pháp phòng ngừa căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn cần giảm và loại bỏ các yếu tố gây nguy cơ khởi phát bệnh. Bạn cần:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần tại phòng khám hay bệnh viện uy tín để phát hiện sớm bệnh u tuyến giáp cũng như có phương án điều trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đừng quên bổ sung i ốt trong bữa ăn hàng ngày, tránh cơ thể thiếu i ốt.
- Loại bỏ những thói quen không tốt cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, thức khuya,…
- Tập thói quen tập thể dục mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai và phòng ốm vặt.
U tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng hoàn toàn có thể điều trị được, có thể triệt để hoặc không hoàn toàn triệt để, ngay cả khi bạn đã ở giai đoạn nặng hơn của nó. Bởi vì hiện tại đã có những phương pháp điều trị hiệu quả giúp bạn có cơ hội hồi phục hoàn toàn. Điều quan trọng là phải nhận ra những dấu hiệu sớm của u tuyến giáp để có thể liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.