U tuyến thượng thận có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

U tuyến thượng thận là một căn bệnh hiếm gặp và phần lớn các trường hợp ghi nhận tổn thương là lành tính. Bệnh có thể gây ra một số rối loạn trong chức năng nội tiết của cơ thể. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

U tuyến thượng thận là gì?

U thượng thận là nguyên nhân hay gặp trong các dạng tổn thương ở tuyến thượng thận. Tổng quan về tuyến thượng thận thì mỗi người có 2 tuyến thượng thận, nằm trên mỗi quả thận. Các tuyến thượng thận nhỏ, có màu hơi vàng, nặng khoảng 10 gam. Các tuyến này rất quan trọng đối với hệ thống nội tiết của cơ thể.

Mỗi tuyến thượng thận có 2 phần chính hoạt động riêng biệt:

  • Vỏ thượng thận: Phần bên ngoài của tuyến thượng thận. Vỏ thượng thận tạo ra 3 hormone chính: cortisol, aldosterone và dehydroepiandrosterone (DHEA). Những hormone này kiểm soát sự trao đổi chất, huyết áp và các đặc điểm của cơ thể, chẳng hạn như sự phát triển của tóc và hình dạng cơ thể. U vỏ thượng thận có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa và huyết áp của cơ thể.
  • Tuỷ thượng thận: Phần bên trong của tuyến thượng thận được gọi là tủy. Tủy thượng thận tạo ra 3 hormone: epinephrine, norepinephrine và dopamine. Những hormone này thường được gọi là catecholamine, kiểm soát phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng, bao gồm cả sự gia tăng adrenaline, “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.

Có nhiều loại u thượng thận khác nhau và chúng có thể là ung thư tuyến thượng thận hoặc không phải ung thư (u tuyến thượng thận lành tính). Phần lớn các khối u tuyến thượng thận là lành tính. Thông thường, chúng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và được phát hiện là những phát hiện tình cờ trên CT hoặc MRI.

Ngoài việc phân loại chúng là không ung thư (lành tính) hoặc ung thư (ác tính), chúng còn được phân loại là hoạt động hoặc không hoạt động. Các khối u hoạt động dẫn đến sản xuất quá mức một hoặc nhiều hormone tuyến thượng thận bình thường.

Hiện nay ở Việt Nam u tuyến thượng thận ít được ghi nhận và chưa có nhiều thống kê rõ ràng về tỉ suất mắc mới cũng như tỉ lệ tử vong. Bệnh được biết tới là một trong những bệnh lý nội tiết hiếm găp.

U tuyến thượng thận ở Việt Nam thường được phát hiện tình cờ hoặc tầm soát ở bệnh nhân có hội chứng cường aldosterone nguyên phát, là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp có thể gặp trên lâm sàng.

Nguyên nhân u tuyến thượng thận

Nguyên nhân của hầu hết các khối u tuyến thượng thận chưa được tìm hiểu kĩ càng. Một số kiểu di truyền có liên quan đến việc làm gia tăng nguy cơ phát triển khối u tuyến thượng thận. Các điều di truyền được nghiên cứu bao gồm:

  • Khu phức hợp Carney
  • Hội chứng Li-Fraumeni
  • Đa sản nội tiết loại 2
  • U sợi thần kinh loại 1

Ngoài ra có thể gặp các nguyên nhân thứ phát như ung thư di căn từ các cơ quan gần xung quanh hoặc di căn xa. Trường hợp ung thư di căn xa có thể kể đến ung thư phổi di căn tuyến thượng thận.

Dấu hiệu u tuyến thượng thận

Một số dấu hiệu và triệu chứng có thể được nhìn thấy, bao gồm:

  • Bầm tím
  • Huyết áp cao
  • Yếu mệt
  • Lượng đường trong máu cao hoặc bệnh đái tháo đường
  • Mức độ kali thấp
  • Tóc phát triển quá mức
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường
  • Tăng cân hoặc giảm cân bất thường
  • Rạn da ở bụng
  • Tâm trạng chán nản
  • Lo lắng
  • Lo lắng/ thường xuyên hoảng loạn
  • Loãng xương
  • Mỡ tích tụ trên cổ
  • Tim đập nhanh

U tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Nếu phẫu thuật được chỉ định thì phải đối mặt với nguy cơ chảy máu có thể xảy ra. Ngoài ra, cơ thể có thể sản xuất thêm các hormone gây căng thẳng. Các tác dụng phụ của hóa trị bao gồm rụng tóc, nguy cơ nhiễm trùng, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói và giảm cảm giác thèm ăn. Xạ trị có thể gây tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn và các phản ứng trên da.

Khối u tuyến thượng thận không thể ngăn ngừa được. Các yếu tố nguy cơ của tình trạng này thường liên quan đến di truyền (được truyền lại từ cha mẹ của bạn). Do đó việc theo dõi sức khỏe của bản thân, đi khám ngay khi có các triệu chứng như bài viết đề cập, là cách duy nhất để giảm thiểu các tác hại của bệnh gây ra cho cơ thể.

Điều trị u tuyến thượng thận

Xét nghiệm u tuyến thượng thận

Hiện nay các xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán u tuyến thượng thận gồm có:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Các xét nghiệm sinh hóa máu và định tính, định lượng nước tiểu có thể cho biết mức độ bất thường của các hormone được tuyến thượng thận sản xuất như: cortisol, aldosterone và androgen.
  • Xét nghiệm hình ảnh học: bác sĩ điều trị có thể đề nghị chụp CT, MRI hoặc PET để phát hiện sự phát triển khối u tuyến thượng thận. Ngoài ra hình ảnh cũng cho ta biết mức độ xâm lấn cũng như di căn của khối u.
  • Xét nghiệm sinh thiết tuyến thượng thận: khi nghi ngờ ung thư tuyến thượng thận, bác sĩ có thể chỉ đinh lấy mẫu mô của tuyến thượng thận bị tổn thương. Sau đó đem đi phân tích để xác định xem có tế bào ung thư không và là loại tế bào ung thư gì.

Khối u có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Một số khuyến cáo cho rằng hầu hết các khối u đang hoạt động, bất kể kích thước như thế nào cũng nên được loại bỏ.

Các khối u nhỏ, không hoạt động có thể được theo dõi bằng chụp CT lặp lại và nếu chúng vẫn ổn định về kích thước thì có thể quan sát theo dõi thêm mà không cần điều trị.

Nếu một khối u không hoạt động, phát triển nhanh hơn dự kiến hoặc nếu đạt đến kích thước tối đa 5 cm, thường phải được loại bỏ. Nếu khối u nhỏ và không phải là lành tính, chiến lược nội soi (phẫu thuật không có vết mổ lớn) có thể được chỉ định.

Đối với một khối u lớn hơn hoặc một khối có thể là ung thư ác tính, phẫu thuật qua đường rạch ở lưng có thể được ưu tiên hơn. Trong một số trường hợp, toàn bộ tuyến thượng thận có thể cần phải cắt bỏ.

Liệu pháp hormone có thể được yêu cầu trước hoặc sau các phương pháo khác, chẳng hạn như phẫu thuật. Nếu khối u là ung thư, hóa trị và xạ trị có thể cân nhắc.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “U tuyến thượng thận có nguy hiểm không và điều trị ra sao?”. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về bệnh lý u tuyến thượng thận,

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS