Góc giải đáp: Có phải uống cà phê sẽ làm hạ đường huyết?

Nhâm nhi một tách cà phê sau mỗi bữa ăn sáng là thói quen của nhiều người Việt. Nhưng thức uống này không phải ai cũng phù hợp. Có người sau uống xong cảm thấy tỉnh táo nhưng cũng có trường hợp uống xong lại cảm thấy mệt lả. Nhiều người cho rằng, uống cà phê có thể giúp hạ đường huyết, tốt cho người đái tháo đường. Vậy thực hư vấn đề này như thế nào? Tham khảo bài chia sẻ dưới đây của DiaB nhé!

Có phải dùng cà phê sẽ hạ đường huyết?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Duke University Medical Center, việc sử dụng cà phê có thể làm tăng đường huyết lên đến 8%/ngày và góp phần tăng lượng đường trong máu sau ăn. Cụ thể, mức đường huyết tăng sau ăn sáng, trưa và tối do cà phê gây ra có tỉ lệ lần lượt là 9%, 15% và 26%. Do đó, có thể khẳng định rằng, dùng cà phê không giúp hạ đường huyết như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Có phải dùng cà phê sẽ hạ đường huyết?

Có phải dùng cà phê sẽ hạ đường huyết?

Các chuyên gia cho rằng, trong cà phê có chứa chất có tính kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin, nên khiến đường không thể đi vào trong tế bào mà bị ứ lại trong máu gây ra tình trạng tăng đường huyết. Bên cạnh đó, việc uống cà phê còn làm tăng giải phóng adrenalin – là chất làm tăng đường huyết, gây ra hiện tượng run tay, hồi hộp và tăng huyết áp ở người dùng.

Người bị tiểu đường có nên uống cà phê hay không?

Theo thông tin ở trên, uống cà phê không giúp hạ đường huyết như lời đồn mà còn có thể làm tăng đường huyết sau khi sử dụng. Vậy người tiểu đường có nên uống cà phê không?

Người bị tiểu đường có nên uống cà phê hay không?

Theo các chuyên gia, người tiểu đường có thể sử dụng cà phê. Tuy nhiên, nên sử dụng lượng cà phê và lượng đường phù hợp, tốt nhất là tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo mục tiêu kiểm soát đường huyết ổn định sau khi dùng.

Những lưu ý cho người tiểu đường khi sử dụng cà phê

Người tiểu đường có thể sử dụng cà phê, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên sử dụng đường hoặc sữa có đường thêm vào cà phê. Nếu có, chỉ thêm một lượng nhỏ theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng để tránh tình trạng tăng lượng đường trong máu sau khi sử dụng. 
  • Cafein có trong cà phê có thể khiến tăng huyết áp và căng thẳng ở người tiểu đường. Do đó, chỉ nên uống ở mức độ vừa phải và hạn chế cà phê đậm đặc.
  • Uống cà phê cần kết hợp với chế độ ăn lành mạnh để cân bằng lượng đường trong máu.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khi bổ sung cà phê vào chế độ ăn uống để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Gợi ý đồ uống thay thế cà phê cho người tiểu đường

Uống cà phê không làm hạ đường huyết mà thậm chí còn làm tăng đường huyết. Vì thế, bạn nên hạn chế thúc uống này. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại nước uống ít đường hoặc không đường nhưng vẫn đảm bảo thơm ngon và giải khát cho cơ thể như:

Người tiểu đường có thể sử dụng trà xanh thay vì cà phê

  • Trà xanh: Nước trà xanh tươi không chứa calo mà lại chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư,… do đó, người tiểu đường có thể uống thường xuyên mỗi ngày mà không sợ bị tăng đường huyết sau khi uống.
  • Nước chanh: Người tiểu đường nên pha nước chanh với 1-2 muỗng cà phê đường ăn kiêng kết hợp với chút sả, gừng hoặc vài lá bạc hà để giải nhiệt hiệu quả, nhất là những ngày hè oi bức.
  • Sữa: Người tiểu đường có thể sử dụng sữa tươi không đường, sữa chua không đường vừa đảm bảo năng lượng vừa giải khát cho cơ thể.

Từ các thông tin vừa chia sẻ qua bài viết, có thể khẳng định rằng uống cà phê hạ đường huyết là quan niệm sai lầm. Vì thế, người đái tháo đường cần thận trọng trong việc sử dụng cà phê ở thực đơn ăn uống hằng ngày của mình để giữ đường huyết ổn định.

Ngoài ra, hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe thông qua việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa và ổn định huyết áp.

Nếu đang gặp khó khăn trong việc lên thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, người đái tháo đường có thể tham khảo chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường” hoặc tải ứng dụng quản lý đái tháo đường toàn diện được phát triển bởi DiaB. Qua việc tham gia chương trình hoặc sử dụng app DiaB, người đái tháo đường sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn và gợi ý thực đơn từng bữa ăn phù hợp với thể trạng của mình. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được cung cấp các thông tin về tình trạng đái tháo đường, chế độ luyện tập phù hợp. Đồng thời, giao lưu và chia sẻ với cộng đồng người đái tháo đường trên toàn quốc.

Tham khảo chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường” ngay TẠI ĐÂY.Tải app DiaB TẠI ĐÂY.

Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α

Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor

Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com

Contact Me on Zalo