Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học thì thói quen thường xuyên vận động, tập thể dục cũng vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, chế độ vận động cho người tiểu đường cần tuân theo một nguyên tắc nhất định và lựa chọn động tác, bài tập phù hợp mới có thể mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết, hạn chế bệnh tiến triển nặng thêm và không gây ra các tác hại không mong muốn.
Tóm tắt nội dung
Tác dụng của tập thể dục đối với bệnh nhân bị tiểu đường
Việc tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin, giúp các tế bào có khả năng sử dụng insulin hiệu quả hơn cũng như làm tăng tiêu hao năng lượng. Qua đó, hấp thụ đường từ máu tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên có tác dụng làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin
Vận động cho người tiểu đường còn làm tăng tiêu hao năng lượng, kích thích cơ bắp hấp thu và sử dụng đường làm năng lượng mà không cần phải tăng nhu cầu sản xuất insulin. Vì thế, tập thể dục không chỉ làm giảm lượng đường trong máu trong thời gian ngắn mà còn ngăn ngừa nhiều biến chứng hàng đầu của bệnh tiểu đường. Việc thường xuyên tập thể dục, hoạt động thể lực còn làm giảm nồng độ chất béo trong máu, giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, là những biến chứng phổ biến ở bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc vận động cho người tiểu đường
Tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết, tuy nhiên bệnh nhân cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để vận động cho người tiểu đường có hiệu quả cũng như không gây ra chấn thương.
Bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định khi tập thể dục
Cường độ luyện tập
Để tập thể dục đạt hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết, người bệnh tiểu đường cần có cường độ luyện tập vừa phải, đều đặn. Không nên để quá 2 ngày liên tiếp mà không có bất kỳ hoạt động thể chất nào hoặc vận động quá mức trong một thời gian ngắn., cường độ luyện tập không đều giữa các ngày cũng không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu có thể, bệnh nhân hãy sắp xếp tập thể dục vào cùng một thời điểm cố định và duy trì đều đặn mỗi ngày.
Thời gian vận động
Bệnh nhân cũng nên chú ý đến thời gian vận động. Theo các chuyên gia sức khỏe, người bệnh tiểu đường nên tập thể dục từ 30 phút mỗi lần tập và duy trì đều đặn trên 5 ngày trong tuần tùy thuộc vào thể trạng của mình.
Chăm sóc sau khi vận động
Sau khi vận động, bệnh nhân không nên tắm ngay, vì lúc này mạch máu đang ở trạng thái giãn nở, huyết áp tương đối thấp. Nếu tắm nước lạnh, mạch máu co lại cản trở quá trình tản nhiệt của cơ thể. Nếu tắm nước nóng, mạch máu giãn nở thêm, cơ thể mất nước nhiều thêm có thể gây thiếu máu cung cấp cho tim và não. Vì thế, sau khi vận động xong bệnh nhân nên nghỉ ngơi ở nơi trong lành, thoáng gió và yên tĩnh, đợi nhịp tim ổn định, toàn thân thư giãn xong mới tắm rửa.
Xem thêm: Thiết lập 7 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor
Các bộ môn vận động phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
Với người bị bệnh tiểu đường, việc tập thể dục, vận động đều đặn giúp kiểm soát lượng đường trong máu và tăng khả năng hoạt động của insulin. Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường có thể luyện tập các bài tập dưới đây sau khi đã tham vấn ý kiến của bác sĩ điều trị:
Đi bộ
Đi bộ là một trong những bài tập vận động cho người tiểu đường đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Theo các chuyên gia, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày giúp giãn gân cốt, thông kinh mạch.
Đi bộ là bài tập vận động cho người tiểu đường mang lại hiệu quả cao
Với bệnh nhân tiểu đường nên đi bộ ở những địa hình bằng phẳng, không khí trong lành và yên tĩnh. Bắt đầu với những quãng đường ngắn hoặc 60 – 100 bước/phút, sau khi cơ thể đã thích nghi với cường độ, bệnh nhân có thể chuyển sang quãng đường dài hơn, thời gian lâu hơn.
Tập dưỡng sinh
Tập dưỡng sinh là bộ môn không còn xa lạ với nhiều người. Với chuỗi liên hoàn động tác được thực hiện một cách chậm rãi và thoải mái trong hơn 30 phút, bài tập dưỡng sinh giúp giảm nguy cơ bị té ngã, giảm căng thẳng và cải thiện cân bằng đường huyết, cũng như giảm tổn thương thần kinh do biến chứng tiểu đường gây ra.
Yoga
Tập yoga giúp giảm căng thẳng, hạn chế đường huyết tăng cao
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập yoga giúp giảm hàm lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa và chống lại tình trạng đề kháng insulin, đồng thời cải thiện chức năng thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, yoga còn giúp giảm căng thẳng, hạn chế đường huyết tăng cao.
Vì thế, yoga không chỉ là bài tập vận động cho người tiểu đường mà còn phù hợp với bệnh nhân cao huyết áp. Mặc dù, yoga là môn thể thao mà bạn có thể tập bao nhiêu lần tùy thích, nhưng với bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến thể trạng sức khỏe của bản thân, không nên tập quá sức.
Bơi lội
Theo các chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn bơi lội để vận động mỗi ngày. Với các bài tập thể dục nhịp nhàng, bộ môn bơi lội không gây áp lực lên xương khớp. Điều này rất có ích với người già bị bệnh tiểu đường khi mà vấn đề thoái hóa khớp tỷ lệ thuận với tuổi tác.
Bên cạnh đó, bơi lội còn cải thiện nồng độ cholesterol, đốt cháy calo, giảm stress, không chỉ giảm đường huyết mà còn hạn chế các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Đạp xe đạp tại chỗ
Đạp xe đạp tại chỗ là một hình thức tập thể dục nhịp điệu giúp trái tim khỏe và hệ hô hấp hoạt động tốt hơn. Khi đạp xe, lượng máu tới chân được điều hòa giúp giảm nguy cơ biến chứng phần chân. Bên cạnh đó, khi đạp xe tại chỗ bệnh nhân tiểu đường không cần lo lắng đến nguy cơ bị té ngã hoặc chấn thương.
Đạp xe đạp tại chỗ giúp trái tim khỏe và hệ hô hấp hoạt động tốt hơn
Ngoài ra, đạp xe đạp tại chỗ, bệnh nhân tiểu đường không cần lo lắng đến vấn đề thời tiết ngoài trời, quá trình luyện tập liên tục và đều đặn hơn. Điều này rất cần thiết trong chế độ vận động cho người tiểu đường.
Lưu ý khi vận động đối với người tiểu đường
Ngoài việc tuân thủ lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, để việc luyện tập, vận động cho người tiểu đường mang lại hiệu quả cao, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Luyện tập thể lực là điều cần thiết nhưng bệnh nhân tiểu đường cần chú ý đến thể trạng của mình để chọn bài tập phù hợp, nếu cần có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu luyện tập.
- Cần có kế hoạch cụ thể khi tập luyện, thời gian và chế độ dinh dưỡng bổ sung trước, trong hoặc sau khi tập luyện để hạn chế một số tác dụng không mong muốn như hạ đường huyết quá nhanh, đặc biệt là ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc, người tiểu đường type 1..
- Bổ sung đầy đủ nước để tránh tình trạng mất nước trong quá trình luyện tập.
- Khi gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hít thở gấp, bệnh nhân ngừng các bài tập vận động cho người tiểu đường và có thể đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Bổ sung thực phẩm tránh chỉ số đường huyết xuống thấp lúc tập luyện. Tác dụng của việc tập thể dục luôn gắn liền với chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng các nhóm dưỡng chất thiết yếu.
Ngoài việc thực hiện vận động thường xuyên và đều đặn, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm tốt, hạn chế các thực phẩm có thể làm tăng nhanh đường huyết sau khi ăn.
Để kiểm soát tốt đường huyết, bữa ăn của bệnh nhân nên được chia thành nhiều bữa nhỏ, khuyến khích bệnh nhân không được bỏ bữa, ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp, dùng vừa phải thực phẩm có chỉ số GI thuộc nhóm trung bình và hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số GI cao.
Ngoài ra, người đái tháo đường cũng nên tham khảo sản phẩm DIAVIT. Với công thức tiên tiến chứa 7 vitamin và 3 khoáng chất thiết yếu, DIAVIT hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như bệnh tim mạch, thần kinh ngoại biên và suy thận. Sản phẩm giúp người dùng năng động hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.
Tham khảo chương trình “Thay đổi lối sống – Sống khỏe cùng Đái tháo đường” ngay TẠI ĐÂY hoặc gọi ngay Hotline 0931 888 832 để được tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và vận động cho người tiểu đường từ các chuyên gia DiaB nhé!
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com