Xét nghiệm glucose máu là gì? Cách đọc chỉ số glucose máu

Xét nghiệm glucose máu là một phương pháp quan trọng để đánh giá mức độ đường trong máu, giúp phát hiện sớm và quản lý các bệnh lý liên quan đến đường huyết như tiểu đường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về xét nghiệm glucose máu, từ mục đích, quy trình thực hiện đến cách đọc kết quả và những yếu tố ảnh hưởng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Xét nghiệm glucose máu là gì?

Glucose, hay còn gọi là đường huyết, đóng vai trò thiết yếu trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Xét nghiệm glucose máu là phương pháp quan trọng để đánh giá lượng đường trong máu, hỗ trợ dự phòng, chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Những loại hình xét nghiệm glucose máu phổ biến:
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (RBS): Xét nghiệm có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào trong ngày, bất kể bạn đã ăn hay chưa. Tuy nhiên, độ chính xác của RBS có thể bị ảnh hưởng bởi thời điểm ăn uống và các yếu tố khác.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FBS): Xét nghiệm được thực hiện sau khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. FBS cung cấp thông tin chính xác hơn về lượng đường huyết cơ bản của bạn.
  • Xét nghiệm đường huyết sau bữa ăn 2 tiếng (2-h postprandial glucose test): Xét nghiệm thực hiện 2 tiếng sau khi ăn một bữa ăn chuẩn. Nó giúp đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể sau khi ăn.
  • Liệu pháp dung nạp glucose đường uống (OGTT): Xét nghiệm bao gồm việc uống một lượng glucose dung dịch và đo lượng đường huyết nhiều lần trong vài giờ. OGTT được sử dụng để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm HbA1c: Đây là xét nghiệm đo lượng đường huyết trung bình trong 2-3 tháng qua bằng cách đánh giá mức độ hemoglobin gắn với glucose. HbA1c cung cấp thông tin về mức độ kiểm soát đường huyết lâu dài của bạn.
Xem thêm: Tổng quan về xét nghiệm chỉ số HbA1c trong cơ thể
Xét nghiệm glucose máu giúp phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường
Xét nghiệm glucose máu giúp phát hiện kịp thời bệnh tiểu đường

Xét nghiệm glucose máu để làm gì?

Mục đích chính của xét nghiệm glucose máu là để xác định mức độ đường trong máu, từ đó phát hiện sớm các rối loạn như tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, và tiền tiểu đường. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp theo dõi hiệu quả của các biện pháp điều trị, như chế độ ăn uống, luyện tập và sử dụng thuốc, nhằm kiểm soát tốt hơn mức đường huyết của bệnh nhân. Do đó, việc kiểm soát lượng đường huyết trong phạm vi an toàn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường.

Cách thực hiện xét nghiệm glucose máu

Chuẩn bị

Để đảm bảo kết quả chính xác, trước khi tiến hành xét nghiệm glucose máu, bạn nên tuân thủ một số hướng dẫn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng loại xét nghiệm đường huyết phổ biến: Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FBS):
  • Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm: Đây là yêu cầu quan trọng nhất để đảm bảo kết quả chính xác. Nên nhịn ăn từ sau bữa tối hôm trước và chỉ uống nước lọc trong suốt thời gian nhịn.
  • Hạn chế hoạt động thể chất quá mức: Hoạt động thể chất có thể làm tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Tránh sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, corticosteroid có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm đường huyết sau bữa ăn 2 tiếng (2-h postprandial glucose test):
  • Ăn một bữa sáng chuẩn: Bữa sáng nên chứa khoảng 50-70 gram carbohydrate. Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
  • Đo thời gian chính xác: Sau khi ăn sáng, bạn cần đợi đúng 2 tiếng để lấy mẫu máu.
  • Không ăn vặt: Tránh ăn vặt hoặc uống đồ ngọt trong thời gian chờ đợi.
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (RBS) và HbA1c: Không cần chuẩn bị đặc biệt, bạn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường trước khi thực hiện xét nghiệm. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (OGTT):
  • Chú ý chế độ ăn uống: Trong 3 ngày trước khi xét nghiệm, bạn cần duy trì chế độ ăn chứa ít nhất 150g tinh bột mỗi ngày.
  • Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy mẫu máu đầu tiên: Nên nhịn ăn từ sau bữa tối hôm trước và chỉ uống nước lọc trong suốt thời gian nhịn.
Tuỳ thuộc vào loại xét nghiệm mà bệnh nhân nên có kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
Tuỳ thuộc vào loại xét nghiệm mà bệnh nhân nên có kế hoạch ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp

Thực hiện

Để thực hiện xét nghiệm glucose máu, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy mẫu máu của bạn theo các bước sau:
  • Đầu tiên, nhân viên y tế sẽ sát trùng vùng tĩnh mạch ở cánh tay của bạn.
  • Sau đó, mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch và đưa vào ống nghiệm đã tiệt trùng và chứa chất chống đông.
  • Ống nghiệm chứa mẫu máu sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để tiến hành phân tích.
  • Kết quả xét nghiệm thường sẽ có sau 1-2 giờ kể từ khi nhận mẫu.
Các bước thực hiện xét nghiệm glucose
Các bước thực hiện xét nghiệm glucose

Sau xét nghiệm

Xét nghiệm đường huyết là một thủ thuật đơn giản, ít xâm lấn và thường không gây ra bất kỳ biến chứng nào nghiêm trọng. Sau khi thực hiện xét nghiệm, bạn có thể trở lại sinh hoạt bình thường ngay lập tức. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
  • Ấn nhẹ vào vị trí lấy máu trong vài phút: Sau khi rút kim, hãy ấn nhẹ vào vị trí lấy máu bằng bông gòn hoặc gạc vô trùng trong vài phút để cầm máu.
  • Tránh chạm vào vết thương: Giữ tay sạch và tránh chạm vào vết thương để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Theo dõi vết thương: Quan sát vết thương trong vài ngày để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, nóng, chảy mủ,… Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm glucose máu

Kết quả xét nghiệm sẽ được trả 1-2h sau khi nhận mẫu.

Chỉ số bình thường

Dưới đây liệt kê các giá trị được xem là bình thường. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ xem xét kết quả dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và các yếu tố khác. Xét nghiệm đường huyết lúc đói: ≤ 100 mg/dL (hoặc 5,6 mmol/L ) Xét nghiệm đường huyết sau bữa ăn 2 tiếng :
  • Người 50 tuổi trở xuống: ≤ 140 mg/dL (7,8 mmol/ L)
  • Người 50-60 tuổi: ≤ 150 mg/dL (8,3 mmol/L)
  • Người 60 tuổi trở lên: ≤ 160 mg/dL (8,9 mmol/L)
Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Dưới 200 mg/dL Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống:
  • Lúc đói: ≤ 100 mg/dL
  • Sau 1 giờ: ≤140 mg/dL
  • Sau 2 giờ: ≤ 126 mg/dL
  • Sau 3 giờ: ≤ 126 mg/dL

Chỉ số bất bình thường

Xét nghiệm glucose máu lúc đói (FPG):
  • FPG ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L): Đây là dấu hiệu cao của bệnh tiểu đường.
  • FPG từ 100 đến 125 mg/dL (5.6 đến 6.9 mmol/L): Được gọi là rối loạn dung nạp glucose lúc đói (IFG). Đây là giai đoạn tiền tiểu đường, cần được theo dõi và can thiệp sớm để ngăn ngừa tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm glucose máu 2 giờ sau khi ăn (2-h postprandial glucose test):
  • Glucose máu 2 giờ sau khi ăn ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L): Là dấu hiệu cao của bệnh tiểu đường.
  • Glucose máu 2 giờ sau khi ăn từ 140 đến 199 mg/dL (7.8 đến 11 mmol/L): Gọi là rối loạn dung nạp glucose sau ăn (IGT). Đây là nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm HbA1c:
  • HbA1c ≥ 6.5%: Chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
  • HbA1c từ 5.7% đến 6.4%: Tiền tiểu đường.

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose máu

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến kết quả đo lượng đường trong máu của bạn, bao gồm:
  • Sự dao động tự nhiên của mức đường huyết.
  • Người lớn tuổi thường có chỉ số đường huyết cao hơn so với người trẻ.
  • Một số bệnh lý như bệnh gan, bệnh thận có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết.
  • Một số loại thuốc như kháng sinh, hormone tuyến giáp, thuốc lợi tiểu và các nhóm thuốc tim mạch khác có thể làm thay đổi lượng đường trong máu.
  • Chế độ ăn uống nhiều carbohydrate cũng có thể làm tăng chỉ số đường huyết.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉ số glucose
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉ số glucose
Xem thêm: Xét nghiệm glucose máu là một phương pháp quan trọng giúp kiểm soát và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến đường huyết. Bằng cách hiểu rõ về quy trình thực hiện và cách đọc kết quả, bạn có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay lo ngại nào về kết quả xét nghiệm glucose máu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết và chính xác. Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α Ngoài ra, với những đối tượng thai kỳ, biến chứng nặng, đường huyết cao cần theo dõi đường huyết liên tục, … được thiết kế nhỏ gọn, cảm biến dễ gắn, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com Nguồn tham khảo: 1. Testing for Diabetes
  • Link tham khảo: https://www.cdc.gov/diabetes/diabetes-testing/index.html
  • Ngày tham khảo: 02/08/2024
2. Testing for Diabetes and Prediabetes: A1C
  • Link tham khảo: https://www.cdc.gov/diabetes/diabetes-testing/prediabetes-a1c-test.html
  • Ngày tham khảo: 02/08/2024
3. What Is a Blood Glucose Test?
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/glucose-test-blood
  • Ngày tham khảo: 02/08/2024
Contact Me on Zalo