Ra mồ hôi chân và 7 lưu ý giúp bạn khắc phục hiệu quả tại nhà

Tăng tiết mồ hôi ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới ̣(gần 5% dân số thế giới), trong đó có chứng ra mồ hôi chân. Nhiều người nghĩ rằng, tình trạng đổ mồ hôi chân thực ra là tình trạng sinh lý bình thường, liên quan đến hoạt động hằng ngày hay thay đổi môi trường. Tuy nhiên, tăng tiết mồ hôi chân có thể là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và dẫn đến các biến chứng khác.

Do đó, để bạn đọc có thể tìm hiểu được ra mồ hôi chân là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và những phương pháp điều trị đổ mồ hôi chân. Mời bạn cùng Doctor có sẵn tìm hiểu qua bài viết này.

g0RU917fIQ3ZfUIAfp4TfIUscaY52LdJcLbQQL7qkcZqwe5D1ZqgugrCdPcj mPk9OBTCCFp3c4MuJ4dxo25ZbVVvkCKqci9KMvqleZnQIz97oN dmFWAEFNM0JCS8GtDRqnriUTza14F9kmgPlYEgg

Ra mồ hôi chân là bệnh gì?

Ra mồ hôi chân là tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức ngay cả khi cơ thể đang không hoạt động thể chất hoặc đang nghỉ ngơi,… Đổ mồ hôi nhiều thường hoạt động mạnh nhất ở khu vực có nhiều tuyến mồ hôi “eccrine”  như: bàn chân, bàn tay, nách và háng. 

Tiết mồ hôi chân là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể. Mồ hôi giúp làm mát cơ thể và bảo vệ cơ thể không bị quá nóng. Tuy nhiên, việc ra mồ hôi chân quá mức và lặp lại hằng ngày, sẽ gây khó chịu cho người bệnh đồng thời ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh.  

Nguyên nhân ra mồ hôi chân

Có một số nguyên nhân dẫn đến việc đổ mồ hôi chân quá nhiều như:

  • Căng thẳng, lo lắng hoặc ảnh hưởng cảm xúc.
  • Hoạt động thể chất nhiều.
  • Di truyền từ cha hoặc mẹ.
  • Rối loạn chức năng nội tiết tố như: đang mang thai, thời kỳ mãn kinh.
  • Nhiễm độc cơ thể do uống quá nhiều rượu, hút thuốc.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, việc ra mồ hôi chân quá nhiều cũng có thể cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý như: Parkinson, cơ thể đang có tình trạng nhiễm trùng, ung thư máu hay tuỷ xương,…

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra mồ hôi chân nhiều, hãy đặt lịch hẹn với chuyên gia để được tư vấn:

Các triệu chứng ra mồ hôi chân dễ nhận biết

Các triệu chứng dễ nhận biết nhất của ra mồ hôi chân là:

  • Mùi hôi phát ra từ chân.
  • Ngứa chân.
  • Nấm móng chân.
  • Đổ mồ hôi thành giọt ở lòng bàn chân.
  • Luôn cảm giác ẩm ướt ở bàn chân, có thể biến mất trong thời gian ngắn nhưng sẽ quay trở lại thường xuyên.
  • Da mềm, mỏng và bong tróc.
  • Tất và giày thường xuyên bị ẩm ướt.
Mồ hôi chân có mùi là biểu hiện dễ nhận biết của ra mồ hôi chân
Mồ hôi chân có mùi là biểu hiện dễ nhận biết của ra mồ hôi chân

Ảnh hưởng của ra mồ hôi chân đến cuộc sống hằng ngày

Ra mồ hôi chân nhiều thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi chân không kiểm soát này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất, từ đó ảnh hưởng đến công việc hằng ngày.

Một số ảnh hưởng của việc ra mồ hôi chân quá mức đến cơ thể như:

  • Dễ gây nhiễm nấm da: Ra mồ hôi chân nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho nấm móng phát triển, đặc biệt là người bệnh hay sử dụng giày kín hằng ngày.
  • Chân ra mồ hôi có mùi: Mồ hôi thường không có mùi khó chịu. Mùi hôi chân được sinh ra bởi vi khuẩn hiện diện trên bề mặt da chân, những vi khuẩn này gặp điều kiện ẩm ướt thuận lợi, gây ra mùi hôi. Mùi hôi chân thường xuất hiện ở những người bệnh ra mồ hôi chân có vệ sinh giày và tất kém.
  • Các bệnh về da: Trong điều kiện ẩm lâu ngày, da chân có thể mắc những bệnh về: mụn nước, làm nặng hơn tình trạng bệnh chàm, viêm da cơ địa,…
  • Ảnh hưởng đến cảm xúc: Ra mồ hôi chân khiến cho người bệnh lo lắng, có cảm giác tự ti về mùi mồ hôi, nặng hơn có thể gây trầm cảm.

Và còn nhiều những tác động khác. Để khắc phục tình trạng nãy, hãy chủ động đặt hẹn với chuyên gia:

Ra mồ hôi chân tạo điều kiện thuận lợi cho nấm móng phát triển
Ra mồ hôi chân tạo điều kiện thuận lợi cho nấm móng phát triển

Phương pháp chẩn đoán đổ mồ hôi chân

Ra mồ hôi chân quá mức, ngoài những ảnh hưởng đến cuộc sống như: luôn ẩm ướt bàn chân, mùi mồ hôi chân, lâu ngày dẫn đến các bệnh về da còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người bệnh. 

Vì vậy, khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của ra mồ hôi chân, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị. Việc điều trị sớm và đúng cách giúp bạn kiểm soát được mồ hôi chân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khi đến gặp bác sĩ, những câu hỏi về thời điểm khởi phát, triệu chứng, di truyền, mức độ,ảnh hưởng, những loại thuốc đang sử dụng,… sẽ được bác sĩ đánh giá, để tìm ra nguyên nhân của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng tăng tiết mồ hôi có phải do bệnh lý gây ra không, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết),…

Điều trị ra mồ hôi chân có những phương pháp nào?

Khi đã được chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân của đổ mồ hôi chân. Việc điều trị nguyên nhân sẽ được thực hiện để kiểm soát mồ hôi. Tuy nhiên, nguyên tắc điều trị chung vẫn là thay đổi lối sống, điều trị bằng các biện pháp ngoài da trước sau đó mới dùng các biện pháp can thiệp có xâm lấn. 

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống thường được thực hiện đầu tiên khi bắt đầu điều trị ra mồ hôi chân. Việc thay đổi lối sống không chữa được tình trạng đổ mồ hôi chân quá mức. Tuy nhiên, sẽ làm cải thiện được các triệu chứng và giúp người bệnh tự tin hơn. Các biện pháp thay đổi lối sống còn được xem là cách trị ra mồ hôi chân tại nhà.

Một số biện pháp có thể thực hiện:

  • Rửa chân thường xuyên, lau thật khô chân sau khi rửa và bất cứ khi nào thấy chân ẩm ướt. 
  • Mang vớ (tất) cotton, thấm hút mồ hôi cao, tránh dùng vớ từ loại vải tổng hợp. Nếu được cần thay vớ ít nhất 2 lần/ ngày.
  • Lựa chọn giày dép thông thoáng, nên thay đổi luân phiên các đôi giày mỗi ngày. Nếu được có thể sử dụng giày cho người ra mồ hôi chân.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và ăn các loại thức ăn chua cay.
Lau thật khô chân bằng khăn sạch giúp giảm được tình trạng ẩm ướt do ra mồ hôi chân
Lau thật khô chân bằng khăn sạch giúp giảm được tình trạng ẩm ướt do ra mồ hôi chân

Thuốc điều trị ra mồ hôi chân

Các loại thuốc có thể sử dụng để điều trị ra mồ hôi chân là:

  • Thuốc bôi tại chỗ chống mồ hôi chân: Thành phần chính của thuốc bôi thường là nhôm clorua (Drysol, Xerac AC). Thoa thuốc lên vùng da chân khô trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch vào buổi sáng. Kích ứng da và mắt là tác dụng phụ hay gặp nhất của loại thuốc này, vì vậy tránh để sản phẩm dính vào mắt.
  • Các loại kem bôi và khăn lau: Thành phần chính của kem bôi là glycopyrrolate, giúp điều trị tăng tiết mồ hôi. Khăn lau ngâm trong glycopyrronium tosylate làm dịu các triệu chứng tăng tiết mồ hôi ở tay, chân. Tác dụng phụ hay gặp của loại kem bôi và khăn lau này là kích ứng da nhẹ, khô miệng.
  • Thuốc kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic ngăn chặn tác động của acetylcholin. Đây là chất kích hoạt các tuyến mồ hôi gây tăng tiết mồ hôi chân. Tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic hay gặp là khô miệng, mờ mắt, táo bón, bí tiểu.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm cũng có thể điều trị giảm tiết mồ hôi chân. Ngoài ra, thuốc chống trầm cảm còn giúp giảm lo lắng cho bệnh nhân.
  • Tiêm botulinum toxin: Điều trị bằng botulinum toxin ngăn chặn các dây thần kinh kích hoạt tuyến mồ hôi. Botulinum toxin có thể được tiêm vào da ở vùng cơ thể bị ảnh hưởng bởi chứng ra mồ hôi chân. Tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là yếu cơ trong thời gian ngắn ở vùng điều trị.

Việc dùng thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ, do đó bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng:

Công nghệ điện chuyển ion

Với phương pháp điều trị bằng công nghệ điện chuyển ion này, người bệnh đặt chân vào tấm nước và một dòng điện yếu chạy qua nước. Dòng điện này chặn các dây thần kinh kích hoạt đổ mồ hôi.

Phương pháp này cần được thực hiện, mỗi lần 20 – 40 phút và lặp lại 2 – 3 lần/ tuần cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Phương pháp điều trị bằng công nghệ điện chuyển ion này không gây đau đớn nhưng do dòng điện chạy qua có thể gây khó chịu nhẹ.

Phẫu thuật thần kinh cắt hạch giao cảm

Trong phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần nhỏ của các dây thần kinh cột sống, giúp kiểm soát việc đổ mồ hôi ở chân của bạn. Tác dụng phụ có thể gặp của phương pháp này là đổ mồ hôi nhiều vĩnh viễn ở các vùng khác.

Việc phẫu thuật dây thần kinh có nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng. Vì vậy, phương pháp này chỉ được lựa chọn xem xét cho bệnh nhân đã thử nhiều phương pháp điều trị khác mà không có hiệu quả.

Các biện pháp phòng ngừa ra mồ hôi chân hiệu quả

Có nhiều cách đơn giản giúp bạn phòng ngừa ra mồ hôi chân hiệu quả, như:

  • Mang giày thoải mái, lựa chọn đôi giày thoáng khí giúp lưu thông không khí làm khô mồ hôi chân. Trên thị trường, có một số loại giày được thiết kế làm giày cho người ra mồ hôi chân.
  • Lau chân khô sau khi tắm hoặc bất cứ khi nào chân bị ướt do đổ mồ hôi chân.
  • Lựa chọn vớ cotton khi mang giày, không nên mang vớ từ nguyên liệu sợi tổng hợp.
  • Thay vớ thường xuyên, ngay khi cảm giác vớ bị ẩm.
  • Sử dụng bột và thuốc xịt tại chỗ phòng ngừa ra mồ hôi chân.
  • Thoa chất chống mồ hôi chân vào lòng bàn chân.
  • Luyện tập yoga, thiền,… để giảm căng thẳng.
Sử dụng thuốc xịt tại chỗ giúp phòng ngừa ra mồ hôi chân
Sử dụng thuốc xịt tại chỗ giúp phòng ngừa ra mồi hôi chân

Khi nào ra mồ hôi chân nên đến gặp bác sĩ?

Đôi khi đổ mồ hôi chân là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào đó cần điều trị. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu việc đổ ra mồ hôi chân kèm theo các triệu chứng như: chóng mặt, đau ở ngực, cổ họng, hàm, cánh tay hoặc da lạnh, mạch đập nhanh,…

Ngoài những triệu chứng kèm theo kể trên, bạn cũng nên cần sự chẩn đoán và điều trị của bác sĩ khi tình trạng ra mồ hôi chân tiến triển như:

  • Ra mồ hôi chân nhiều vào ban đêm.
  • Mồ hôi chân ra nhiều hơn bình thường.
  • Đổ mồ hôi chân làm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày.
  • Đổ mồ hôi chân ảnh hưởng đến cảm xúc, gây lo lắng và tự ti.
Đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị khi tình trạng ra mồ hôi chân tiến triển hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm
Đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị khi tình trạng ra mồi hôi chân tiến triển hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm

Địa chỉ khám ra mồi hôi chân đáng tin cậy

  • Phòng khám Đa khoa FV Sài Gòn – Quận 1, TPHCM: Đội ngũ bác sĩ bao gồm nội tổng quát và các chuyên khoa khác cung cấp dịch vụ khám và điều trị trong ngày bao gồm: nội tổng quát, phòng ngừa bệnh, khám sức khỏe tổng quát, theo dõi những bệnh lý mãn tính, điều trị các bệnh lý cấp tính, và các bệnh khác liên quan đến những chuyên khoa.
  • Vigor Health – Quận 3, TPHCM: Phòng khám Đa khoa Vigor Health trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tối tân phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Chuyên khoa Nội Tổng hợp của phòng khám chính là đơn vị chuyên tiếp nhận các trường hợp khám và điều trị ra mồ hôi chân.
  • Bệnh viện Quốc tế City – Bình Tân, TPHCM: Một trong những cơ sở y tế hàng đầu tại thành phố hồ Chí Minh. CIH đã đạt được danh tiếng vững chắc và trở thành điểm đến uy tín cho hàng triệu người dân Việt Nam và quốc tế trong việc cung cấp dịch vụ y tế và điều trị chất lượng cao.

Câu hỏi thường gặp

Cách trị ra mồ hôi chân tại nhà?

Để khắc phục tình trạng ra mồ hôi chân tại nhà, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế thức ăn cay, nóng và nhiều dầu mỡ.
Luôn lau khô chân sau khi tắm hoặc bất cứ khi nào chân bị ướt do đổ mồ hôi.
Thay giày bằng dép để giúp không khí lưu thông làm khô mồ hôi chân.
Luyện tập yoga, thiền,… để giảm căng thẳng.
Khi thực hiện các biện pháp trên mà việc đổ mồ hôi chân không đỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị triệu chứng kịp thời.

Ra mồ hôi chân nhiều có nguy hiểm không?

Việc đổ mồ hôi chân nhiều thường không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất, tinh thần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. 
Một số ảnh hưởng của việc ra mồ hôi nhiều ở chân như: dễ gây viêm nấm da, chân ra mồ hôi có mùi, mắc các bệnh về da và ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc.

Ra mồ hôi chân có trị khỏi được không?

Ra mồ hôi chân là việc bình thường, vì đây là hiện tượng sinh lý tất yếu của cơ thể. Mồ hôi giúp làm mát cơ thể và bảo vệ cơ thể không bị quá nóng. 
Đối với tình trạng ra mồ hôi chân quá mức ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có những phương pháp có thể điều trị được tình trạng ra mồ hôi chân quá mức. Tuy nhiên, chỉ cải thiện được một phần nào đó, chứ không hết hoàn toàn mồ hôi chân được.

Mồ hôi chân ra nhiều vào ban đêm, cách xử lý?

Ra mồ hôi chân nhiều vào đêm có thể gây khó chịu, hậu quả làm gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi, nguyên nhân tăng tiết mồ hôi chân nhiều vào ban đêm là do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn cần điều trị. Bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm kiếm nguyên nhân gây ra mồ hôi chân nhiều vào ban đêm và có cách điều trị hiệu quả.


Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về ra mồ hôi chân là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị ra mồ hôi chân.

Contact Me on Zalo