Ra mồ hôi tay quá nhiều – 11 cách điều trị dứt điểm hiệu quả

Hiện tượng ra mồ hôi tay quá mức ngày càng phổ biến ở người trưởng thành. Vấn đề này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mắc cũng như trong công việc và đời sống sinh hoạt. Trong bài viết này, Doctor có sẵn sẽ giải thích rõ tăng nguyên nhân của tình trạng ra mồ hôi tay quá mức, dấu hiệu, triệu chứng, những bất lợi do tình trạng đổ mồ tay gây ra, cũng như cách điều trị ra mồ hôi tay tại nhà và cách phòng ngừa hiệu quả.

ra mồ hôi tay

Ra mồ hôi tay quá mức (tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay) là gì?

Tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis) là tình trạng đổ mồ hôi quá mức không kiểm soát tại một số vùng trên cơ thể, trong đó có lòng bàn tay. Tình trạng này xảy ra quá mức có thể gây ra mùi hôi, cũng như khó khăn trong việc cầm nắm và gây trở ngại đến cuộc sống thường ngày, trong học tập và công việc. Thậm chí ở một số bệnh nhân tăng tiết mồ hôi quá mức bị có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý, giảm sự tự tin và thậm chí là căng thẳng quá mức.

Chủ động thăm khám ngay nếu tình trạng ra mồ hôi tay nhiều tiếp tục diễn ra:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra mồ hôi tay quá mức

Đổ mồ hôi là một cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao (khi vận động, tập thể dục,…) hệ thần kinh sẽ tự động kích hoạt cơ chế điều hoà bằng cách gửi tính hiệu đến các tuyến mồ hôi dưới da tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể làm mát. Ở một số trường hợp, khi căng thẳng quá mức, các tuyến mồ hôi dưới da cũng được kích hoạt gây tiết mồ hôi tại một số vùng trên cơ thể như lòng bàn tay. 

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát chủ yếu là do tín hiệu thần kinh bị lỗi dẫn đến tình trạng kích hoạt tuyến mồ hoạt động quá mức. Sự sai sót này thường ảnh hưởng đến sự tăng tiết mồ hôi tại lòng bàn tay, bàn chân, nách và đôi khi là khuôn mặt.

Nguyên nhân y tế liên quan đến tình trạng tăng tiết mồ hôi vẫn chưa rõ ràng, yếu tố di truyền cũng có thể được cân nhắc trong trường hợp này.

Cấu tạo của tuyến mồ hôi bào gồm các tuyến tiết mồ hôi ở lòng bàn tay
Cấu tạo của tuyến mồ hôi bao gồm các tuyến mồ hơi ở lòng bàn tay

Một số nguyên nhân ra mồ hôi tay khác có thể kể đến như tác dụng không mong muốn của một số thuốc điều trị như: thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị đái tháo đường hoặc các loại thuốc hormone. Một số tình trạng bệnh lý, sinh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng tiết mồ hôi toàn cơ thể quá mức, bao gồm ra mồ hôi tay: 

  • Đái tháo đường
  • Hội chứng bốc hỏa ở phụ nữ sau mãn kinh
  • Bệnh lý tuyến giáp 
  • Ung thư 
  • Rối loạn thần kinh
  • Nhiễm trùng

Tìm nguyên nhân ra mồ hôi tay nhiều của bạn cùng bác sĩ chuyên khoa:

Dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng tăng tiết mồ hôi tay

Triệu chứng chính của tăng tiết mồ hôi là cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều. Ở người đổ mồ hôi tay, tay liên tục ra mồ hôi, lúc nào cũng cảm thấy ẩm ướt, đặc biệt là tình trạng này càng nghiêm trọng hơn khi ở môi trường nóng, khi vân động, tập thể dục hoặc khi lo lắng, căng thẳng. Tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay cũng như chân, nách và mặt  thường xảy ra ở cả hai bên của cơ thể. 

Những khó khăn do ra mồ hôi tay quá mức cần đến sự tư vấn của bác sĩ

Đôi khi, việc ra mồ hôi quá mức là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Lưu ý đối với bệnh nhân bị ra mồ hôi tay quá mức kèm theo các cảm giác như chóng mặt, đau ngực, đau họng, đau chân, đau vai hoặc cổ, hoặc da lạnh và nhịp tim nhanh cần đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất. 

Hoặc một số trường hợp người bệnh có thể tìm kiếm đến sự tư vấn điều trị của bác sĩ khi

  • Đồ mồ hôi tay quá mức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như khó khăn trong việc cầm nắm, bắt đầu xuất hiện mùi hôi,….
  • Tình trạng tăng tiết quá mức làm bạn mất tự tin thẩm mỹ, gây căng thẳng hoặc cản trở giao tiếp xã hội 
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường một cách đột ngột
  • Đổ mồ hôi quá mức vào ban đêm mà không rõ lý do

Chẩn đoán ra mồ hôi tay như thế nào?

Bệnh nhân khi đến thăm khám tình trạng ra mồ hôi tay quá mức sẽ được bác sĩ điều trị thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh cũng như có thể kết hợp một số phương pháp xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng để tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. 

Một số xét nghiệm có thể được để xuất phục vụ cho quá trình chẩn đoán như: 

  • Xét nghiệm công thức máu 
  • Xét nghiệm đường huyết 
  • Xét nghiệm nước tiểu 
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Ngoài ra, một số xét nghiệm giúp xác định vị trí tăng tiết mồ hôi giúp đánh giá mức độ nặng của bệnh như xét nghiệm iốt và tinh bột (iodine-starch test) và xét nghiệm mồ hôi (sweat test).

Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp:

Địa chỉ khám và điều trị chứng ra mồ hôi tay nhiều

  • Bệnh viện Quốc tế City – Bình Tân, TPHCM: Bệnh viện Quốc tế City (CIH) là Bệnh viện đa khoa cao cấp đầu tiên của Khu Y tế kỹ thuật cao, cam kết cung cấp các dịch vụ y tế đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam và đảm bảo tất cả bệnh nhân được chăm sóc chu đáo trong quá trình điều trị tại bệnh viện.
  • Vigor Health – Quận 3, TPHCM: Phòng khám Đa khoa Vigor Health được thành lập vào năm 2010 tọa lạc tại số 102A Trương Định, Phường 9, Quận 3, TPHCM. Trải qua nhiều năm thành lập và phát triển, phòng khám đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường Việt Nam ở lĩnh vực y tế. Phòng khám không chỉ được người dân bản địa mà còn có nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam tin tưởng gửi gắm sức khỏe.
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare – Tân Bình, TPHCM: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. Tập hợp đội nghĩ y bác sĩ trường khoa từng công tác tại các bệnh viện lớn như Nhi Đồng 2, An Sinh, Chợ Rẫy,…

Điều trị tăng tiết mồ hôi lòng bàn tay 

Cách trị ra mồ hôi tay tại nhà

Một số cách trị ra mồ hôi tay tại nhà mà mọi bệnh nhân có thể tham khảo và thử để giúp thuyên giảm tình trạng này. 

  • Muối baking soda được xem là một cách điều trị tại nhà nhanh chóng và ít tốn giúp giảm mồ hôi tay. Hầu hết mọi người đều có hộp baking soda trong bếp hoặc phòng tắm của họ. Baking soda hoạt động như một loại chất chống mồ hôi và chất khử mùi. Vì baking soda có tính kiềm, có thể giảm tiết mồ hôi và làm cho mồ hôi bay hơi nhanh chóng. Hòa một vài thìa cà phê baking soda với nước để tạo thành một hỗn hợp sệt. Xoa bột này lên tay khoảng năm phút rồi rửa tay.
  • Giấm táo hữu cơ cũng là một lựa chọn hữu hiệu cho người ra mồ hôi tay quá mức, giúp cân bằng mức pH tay. Việc sử dụng giấm táo hữu cơ lau 2 bàn tay và để khô qua đêm có thể phần nào giúp kiểm soát tình trạng tăng tiết mồ hôi tay. 
  • Lá xô thơm (Sage leaves) được chế biến thành trà hoặc cho vào thức ăn như một loại gia vị được cho là có giúp giảm mồ hôi tay. Ngoài ra, có thể cho lá xô thơm khô vào một túi vải, cằm nắm túi thường xuyên có thể hấp thụ và ngăn tiết mồ hôi tay do khả năng loại bỏ lượng dầu dư thừa và ngăn chặn sự tiết mồ hôi. Để đạt được kết quả tốt nhất, sử dụng một nắm lá xô thơm cho nước và ngâm tay vào hỗn hợp này khoảng 20 phút. 
Lá xô thơm (Sage leaves) được cho là có hiệu quả trong điều trị ra mồ hôi tay tại nhà
Lá xô thơm được cho là có hiệu quả trong điều trị ra mồ hôi tay tại nhà

Điều trị dưới sự can thiệp của bác sĩ

Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị ra mồ hôi tay được các bác sĩ chỉ định sử dụng như

Sử dụng thuốc điều trị

  • Thuốc chống tiết mồ hôi kê đơn có thành phần aluminum chloride (Drysol, Xerac AC). Sử dụng thuốc khi tay khô trước khi đi ngủ, sau đó rửa sạch tay khi thức dậy, tránh để thuốc rơi vào mắt. Hiệu quả của thuốc thường đến sau vài ngày điều trị. Điều chỉnh số lần dùng thuốc về 1 – 2 lần/tuần còn tuỳ thuộc vào đáp ứng điều trị. Thuốc dễ gây kích ứng da như nóng rát, đỏ da,… cần thông báo ngay cho bác sĩ khi gặp phải các tình trạng này. 
  • Thuốc dạng kem và khăn ướt tẩm thuốc kê đơn: Thuốc dạng kem bôi chứa thành phần glycopyrrolate giúp giảm triệu chứng tiết mồ hôi dầu trên khuôn mặt và đầu. Khăn ướt tẩm glycopyrronium tosylate có thể giúp giảm triệu chứng tiết mồ hôi ở tay, chân và nách. Tác dụng phụ có thể có bao gồm kích ứng nhẹ da và khô miệng.
  • Thuốc phong bế thần kinh: Thuốc có hiệu quả chặn các dây thần kinh kích hoạt các tuyến mồ hôi. Điều này có thể làm giảm tiết mồ hôi tay, chân và các vùng khác trên cơ thể. Tác dụng phụ có thể bao gồm khô miệng, mờ mắt tạm thời và các vấn đề liên quan đến bàng quang.
  • Thuốc chống trầm cảm: Dùng để điều trị trầm cảm cũng có thể làm giảm tiết mồ hôi. Thuốc cũng có hiệu quả giảm lo âu.
  • Tiêm độc tố Botulinum: Điều trị bằng phương pháp tiêm độc tố botulinum (Botox) cho hiệu quả chặn các dây thần kinh kích hoạt các tuyến mồ hôi. Bác sĩ có thể gây tê trước khi tiêm thuốc. Mỗi vùng trên cơ thể sẽ cần số lượng mũi tiêm khác nhau, bao gồm cả tay. Có thể phải mất vài ngày để thấy được kết quả. Để duy trì hiệu quả, bệnh nhân có thể cần phải điều trị lại mỗi sáu tháng. Tác dụng phụ có thể có bao gồm yếu cơ tạm thời tại chỗ tiêm.
Tiêm botox (độc tố Botulinum) trong điều trị tăng tiết mồ hôi tay
Tiêm botox (độc tố Botulium) trong điều trị tăng tiết mồ hôi tay

Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Một số phương pháp can thiệp trong điều trị ra mồ hôi tay bao gồm:

  • Điện di: Bệnh nhân sẽ ngâm bàn tay vào một chậu nước trong khi một thiết bị truyền dòng điện nhẹ qua nước từ 20 – 40 phút. Dòng điện này sẽ chặn các dây thần kinh kích hoạt tiết mồ hôi. Lặp lại liệu pháp 2 đến 3 lần mỗi tuần cho đến khi triệu chứng cải thiện. Sau khi đạt được hiệu quả điều trị, có thể giảm liệu pháp xuống một lần/tuần hoặc một lần/tháng để duy trì hiệu quả. 
  • Điều trị bằng vi sóng: Với phương pháp này, một thiết bị cầm tay (miraDry) sẽ truyền năng lượng vi sóng để ngán các tuyến mồ hôi hoạt động. Điều trị bao gồm hai đơt từ 20 đến 30 phút, cách nhau ba tháng. Các tác dụng phụ có thể có bao gồm thay đổi cảm giác da, khó chịu.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi: Theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Phẫu thuật dây thần kinh (sympathectomy): Một phần nhỏ dây thần kinh cột sống liên quan đến hoạt động tiết mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ được phẫu thuật loại bỏ. Tác dụng phụ có thể của phương pháp này là mồ hôi ra  nhiều ở các vùng khác trên cơ thể (cơ chế bù trừ). Một số phương pháp cải tiến hơn sẽ giúp ngắt các tín hiệu dây thần kinh mà không cần loại bỏ dây thần kinh giao cảm (sympathotomy), giảm nguy cơ tăng tiết mồ hôi theo cơ chế bù trừ.

Vì phẫu thuật dây thần kinh có nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ và biến chứng, nên thường chỉ được xem xét đối với những bệnh nhân đã điều trị với nhiều liệu pháp khác nhau nhưng vẫn không mang lại hiệu quả.

Đặt hẹn khám và điều trị chứng ra mồ hôi tay nhiều với bác sĩ chuyên khoa:


Câu hỏi thường gặp

Ra mồ hôi tay phải làm sao?

Lưu ý tình trạng đổ mồ tay là thường xuyên hay đột ngột và có kèm theo các tình trạng sức khỏe bất thường khác hay không để có hướng xử trí kịp thời như điều trị tại nhà hay thăm khám bác sĩ.

Ra mồ hôi tay có nguy hiểm không?

Ra mồ hôi tay thông thường không nguy hiểm và thường chỉ gây phiền toái đến cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng quá mức hoặc có kèm theo đổ mồ hôi nhiều ở nơi khác nhau trên cơ thể hãy thảo luận ngay với bác sĩ để tìm giải pháp.

Mồ hôi tay ra nhiều là bệnh gì?

Mồ hôi tay ra nhiều có thể là dấu hiệu của một tình trạng gọi là “Hyperhidrosis,” đây là một vấn đề tăng tiết mồ hôi quá mức mà không liên quan đến nhiệt độ hay tập thể dục. Hyperhidrosis có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và gây phiền toái. Nếu bạn lo lắng về tình trạng này, hãy thảo luận với bác sĩ để tìm giải pháp.

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa?

Ra mồ hôi tay trong điều hòa có thể do nhiều nguyên nhân như tác động của môi trường lạnh từ máy điều hòa, làm cho cơ thể sản xuất mồ hôi để duy trì nhiệt độ. Tình trạng căng thẳng hoặc lo âu cũng có thể góp phần vào tình trạng này ngay cả khi ngồi trong môi trường có điều hoà.

Làm sao để không ra mồ hôi tay?

Ra mồ tôi còn tuỳ thuộc nguyên nhân và mức độ bệnh. Một số phương pháp trị đổ mồ hôi tay tại nhà có thể áp dụng như: sử dụng baking soda, giấm táo, hoặc một loại thuốc chống tiết mồ hôi không kê đơn,…. Để được tư vấn đầy đủ và điều trị hiệu quả bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.


Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về ra mồ hôi tay là bệnh gì, nguyên nhân và cách khắc phục tùy theo mức độ nặng của bệnh. Nếu bạn hoặc người thân của bạn mắc phải tình trạng này có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng đặt lịch khám với chuyên gia hoặc bác sĩ trên docosan.com.

Contact Me on Zalo