Tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là một triệu chứng mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn thai kỳ. Tình trạng này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy cùng Docosan tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả để mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn nhé!
Tóm tắt nội dung
Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa do mang thai là tình trạng phát ban da gây ra các nốt có màu hồng, đỏ hoặc tím, hình dạng giống như những vết cắn của côn trùng, mụn trên da. Một số có thể chứa nang lông và cực kỳ ngứa, khó chịu. Ngứa khi mang thai thường xuất hiện ở mặt sau khuỷu tay hoặc đầu gối (trên vùng da quanh khớp hoặc nếp gấp da) nhưng cũng có thể xuất hiện ở vai, cánh tay, chân và bụng.
Tình trạng này thường không gây ra bất kỳ biến chứng nào cho mẹ và thai nhi đang phát triển. Nổi mẩn ngứa có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, nhưng thường xuất hiện nhất là trong ba tháng giữa hay ba tháng cuối của thai kỳ và có thể kéo dài đến sau khi sinh.
Nguyên nhân bà bầu bị nổi mẩn ngứa khắp người
Tình trạng bà bầu nổi mẩn ngứa khắp người có thể một số nguyên nhân sau đây:
- Ứ mật thai kỳ: Đây là một hiện tượng rối loạn chức năng gan gây ra sự tích tụ mật trong cơ thể, có thể dẫn đến ngứa ngáy khó chịu và thường xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ.
- Thay đổi hệ miễn dịch: Là một quá trình xảy ra trong thai kỳ, giúp cơ thể mẹ và thai nhi tương hợp với nhau. Đồng thời quá trình này cũng gây xuất hiện triệu chứng ngứa.
- Dị ứng: Mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm với một số tác nhân gây dị ứng trong thai kỳ, dẫn đến việc phát triển ngứa và phát ban trên da.
- Tăng thể tích máu: Khi mang thai, thể tích máu của cơ thể mẹ tăng lên để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, điều này có thể gây áp lực lên mạch máu và dẫn đến các triệu chứng ngứa.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng: Việc bổ sung canxi, sắt và các dạng thực phẩm chức năng khác có thể gây ra tình trạng mẩn đỏ và ngứa da ở một số mẹ bầu.
- Các nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, sức đề kháng yếu, sự tăng nhanh của tử cung cũng góp vào phần tình trạng nổi mẩn ngứa.
Tình trạng bà bầu nổi mẩn ngứa khắp người có ảnh hưởng thai nhi không?
Đa số trường hợp mẹ bầu bị nổi mẩn đỏ, mề đay không gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ ứ mật trong gan thì đây là tình trạng nguy hiểm, có thể gây nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.
Ngoài ra, mẹ bầu gặp vấn đề nổi mề đay nghiêm trọng ở cơ quan sinh dục có thể gây viêm nhiễm bên trong tử cung. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhau thai, làm tăng nguy cơ sảy thai và có thể gây ra các vấn đề bẩm sinh như hở hàm ếch, khiếm khuyết hệ hô hấp, thiếu máu bẩm sinh,…
Cách điều trị mẩn đỏ ngứa khắp người ở bà bầu
Biện pháp từ thiên nhiên
Tình trạng mẩn ngứa có thể kiểm soát bằng một số cách sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như:
- Tắm bằng yến mạch: Tắm với yến mạch có thể giúp làm dịu da và giảm ngứa nhờ vào các đặc tính kháng viêm tự nhiên của nó. Yến mạch cũng giúp làm mềm da, mang lại cảm giác thoải mái hơn. Để giảm ngứa, bạn có thể tắm với bột yến mạch. Cho 1 cốc bột yến mạch vào một túi vải mỏng, thả vào bồn nước ấm, ngâm mình khoảng 20 phút để có kết quả tốt nhất.
- Dùng xà phòng nhựa thông: Một chuyên gia Mỹ về thai kỳ khuyên dùng xà phòng nhựa thông để làm dịu làn da bị ngứa do mang thai. Nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên, loại xà phòng này giúp giảm viêm và ngứa hiệu quả nhanh chóng. Bạn có thể tắm bằng xà phòng nhựa thông 3-4 lần/ngày, tập trung vào các vùng da bị ảnh hưởng.
Sử dụng thuốc
Thuốc kháng histamin có thể giúp điều trị các trường hợp nổi mề đay, herpes thai kỳ và các tình trạng khác do sự gia tăng histamin trong thai kỳ. Các nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng thuốc kháng histamin đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, không gây ảnh hưởng đến các dị tật bẩm sinh.
- Các thuốc kháng histamin như Cetirizine, Fexofenadine và Loratadine không gây buồn ngủ và thích hợp dùng ban ngày.
- Benadryl gây buồn ngủ nên dùng vào ban đêm để giúp giảm ngứa và giúp ngủ sâu giấc.
Bên cạnh đó, vitamin E cũng là hoạt chất có tác dụng điều trị mẩn đỏ ngứa khắp người ở bà bầu thông qua cơ chế chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương, làm dịu các vết đỏ, ngứa và hỗ trợ cải thiện độ ẩm cho da. Viên uống Vitamin E thiên nhiên Medicrafts 400IU là một lựa chọn tiện lợi và hiệu quả để bổ sung vitamin E trong thai kỳ.
Vệ sinh cơ thể
Việc vệ sinh cơ thể cũng là một chìa khoá giúp cải thiện tình trạng này hiệu quả.
- Giữ mát cơ thể: giúp giảm cảm giác khó chịu và ngứa ngáy bằng cách: tránh các hoạt động làm tăng thân nhiệt, mặc quần áo rộng rãi làm từ sợi tự nhiên (như cotton), giữ cho bộ đồ giường nhẹ và thoáng khí,
- Dưỡng ẩm da: Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để giữ độ ẩm cho da, giúp giảm cảm giác khô ráp và ngứa.
- Tắm rửa sạch sẽ: Tắm vòi sen và bồn tắm bằng nước mát thay vì nước ấm và dùng xà phòng nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da, giúp loại bỏ cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Hạn chế gãi da: Cào gãi có thể làm tổn thương da và làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn. Nên tìm các biện pháp khác thay thế để giảm ngứa.
- Uống đủ nước: Giữ đủ nước bằng cách uống nước và các chất lỏng không chứa caffein khác, giúp duy trì độ ẩm cho da, giúp da được bảo vệ và giảm cảm giác ngứa.
Xem thêm:
- Bị mất ngủ ba tháng giữa thai kỳ: Mẹ bầu cần làm gì để cải thiện?
- Nấm candida ở nữ: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
- Nhận biết dấu hiệu sảy thai và dọa sảy sớm. Các lưu ý khi mang thai
Thông qua bài viết trên, các mẹ bầu có thể biết được nguyên nhân của việc nổi mẩn ngứa khắp người trong giai đoạn thai kỳ và tìm ra được các cách điều trị giúp giảm triệu chứng này. Đừng quên theo dõi Docosan để cập nhật các thông tin y khoa một cách sớm nhất!
Nguồn tham khảo:
1. What causes rashes during pregnancy and how to treat them
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/pregnancy/what-causes-rashes-during-pregnancy-and-how-to-treat-them#hives
- Ngày tham khảo: 22/10/2024
2. Prurigo of pregnancy
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22642-prurigo-of-pregnancy
- Ngày tham khảo: 22/10/2024
3. Prurigo of pregnancy
- Link tham khảo: https://dermnetnz.org/topics/prurigo-of-pregnancy
- Ngày tham khảo: 22/10/2024