Bệnh lậu là gì? Top 5+ những thông tin hữu ích về bệnh lậu

Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra, có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh có thể lây trực tiếp từ người sang người khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn mà không có phương tiện bảo vệ như bao cao su. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và triệu chứng bệnh, mời bạn đọc cùng Docosan tham khảo nội dung được chia sẻ dưới đây.

Chẩn đoán bệnh lậu ngay tại nhà cùng Docosan

Bệnh lậu là một trong những căn bệnh điển hình lây qua đường tình dục. Tuy không phải là căn bệnh khó chữa nhưng chuyên gia y tế khuyến nghị điều trị từ sớm nhằm phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra, trong đó phải kể đến sự tác động đến khả năng sinh sản.

Thay vì mất nhiều thời gian chờ đợi hàng tiếng đồng hồ tại phòng khám trong sự mệt mỏi và chỉ nhận về vài lời khuyên của bác sĩ, người bệnh có thể lựa chọn hình thức kiểm tra tại nhà với Gói xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến của Docosan.

bệnh lậu
Docosan cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh xã hội tại nhà

Bộ xét nghiệm này nhằm phát hiện các bệnh xã hội phổ biến hiện nay, bao gồm cả bệnh lậu. Bộ xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Hơn thế, bạn còn được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tuyến và có phương pháp điều trị phù hợp tùy vào mức độ nặng nhẹ của bản thân

Bệnh lậu là bệnh gì? Nguyên nhân từ đâu?

Lậu (hay bệnh lậu) là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Bất kỳ ai đã quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê của Viện Da liễu Quốc gia, ghi nhận khoảng 93 – 98% đối tượng trong độ tuổi từ 15 đến 49 mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung. Bệnh này xảy ra cả nam và nữ với những biểu hiện không rõ ràng ở giai đoạn đầu.

Nguyên nhân gây ra bệnh lậu là vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae. Loại vi khuẩn này được tìm thấy vào năm 1879 bởi nhà khoa học Albert Neisser. Loại vi khuẩn này có dạng song cầu gram âm hình hạt cà phê đúng vào nhau tạo thành cạo. Chúng có sức sông mãnh liệt. Tuy nhiên, chúng chỉ sống được vài phút ở môi trường bên ngoài. Tùy vào điều kiện môi trường mà khả năng tồn tại của vi khuẩn này sẽ khác nhau.

bệnh lậu
Nguyên nhân gây ra bệnh lậu là vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae

Vi khuẩn lậu thường được truyền từ người này sang người khác khi quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ bằng miệng, hậu môn hoặc âm đạo. Phụ nữ dưới 25 tuổi hoạt động tình dục và nam giới quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc bệnh lậu cao hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn tình của bạn mắc bệnh hoặc bạn có nhiều đối tác quan hệ tình dục cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu.

Triệu chứng thường gặp của bệnh lậu

Triệu chứng của bệnh lậu thường xuất hiện trong vòng từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng lậu có thể không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng bệnh nhân bị nhiễm trùng lậu không biểu hiện triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng lậu ở nam giới bao gồm:

  • Triệu chứng đầu tiên gây chú ý cho bệnh nhân là cảm giác đau hoặc buốt khi đi tiểu
  • Đi tiểu gấp hoặc tiểu lắt nhắt
  • Chảy mủ (như mủ từ đầu dương vật), mủ có thể màu trắng, vàng, nâu hoặc xanh
  • Đau hoặc sưng ở một bên tinh hoàn
  • Sưng hoặc đỏ lỗ niệu đạo ngoài
  • Đau họng dai dẳng
bệnh lậu
Đi tiểu đau là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của bệnh lậu

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng lậu ở phụ nữ bao gồm:

  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Đi tiểu đau hoặc buốt
  • Tiểu gấp thường xuyên
  • Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh, chẳng hạn như sau khi giao hợp qua đường âm đạo
  • Đau bụng hoặc vùng chậu
  • Đau sau khi quan hệ tình dục
  • Đau họng
  • Sốt

Tuỳ thuộc thể trạng bệnh nhân, bệnh lậu cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể:

  • Trực tràng: Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm ngứa hậu môn, chảy mủ từ trực tràng, các đốm máu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh và phải rặn khi đi tiêu.
  • Mắt: Bệnh lậu ảnh hưởng đến mắt của bạn có thể gây đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng và chảy mủ (mủ từ một hoặc cả hai mắt).
  • Họng: Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng cổ họng có thể bao gồm đau họng và sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Các khớp nối: Nếu một hoặc nhiều khớp gối bị nhiễm trùng do vi khuẩn (viêm khớp nhiễm trùng), các khớp bị ảnh hưởng có thể bị nóng, đỏ, sưng và cực kỳ đau đớn, đặc biệt là khi vận động.

Bệnh lậu có nguy hiểm không?

Vì bệnh lậu là một trong nững bệnh lý lây qua đường tình dục nên sẽ gây ra những mối nguy hiểm. Căn bệnh này nếu không được điều trị đúng phương pháp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Ở nữ giới: Bệnh lậu có thể lây lan vào tử cung và ống dẫn trứng, gọi là bệnh viêm vùng chậu. Viêm vùng chậu gây ra những cơn đau dai dẳng và đôi khi dữ dội ở vùng bụng dưới. Mặt khác, tổn thương vòi trừng có thể để lại sẹo ở vòi trứng, khiến bệnh nhân có nguy cơ thai ngoài tử cung. Bệnh viêm vùng chậu cần được điều trị ngay lập tức.
  • Ở nam giới: Bệnh lậu có thể gây sẹo trong niệu đạo, cản trở quá trình tống xuất nước tiểu cũng như tinh dịch của bệnh nhân. Lậu cũng có thể gây viêm ngược dòng đến mào tinh hoàn và tinh hoàn của bệnh nhân. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm của các cơ quan này có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
  • Nhiễm trùng lây lan đến cơ quan khác trên cơ thể: Vi khuẩn gây bệnh lậu có thể theo đường máu lây nhiễm sang các cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như gây nên tình trạng viêm khớp, tổn thương van tim hoặc viêm màng não tuỷ. Những trường hợp này hiếm gặp nhưng đó là những tổn thương nghiêm trọng.
  • Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS: Mắc bệnh lậu khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm vi rút làm suy giảm miễn dịch ở người (Human immunodeficiency virus – HIV), và tiến triển sang giai đoạn AIDS nhanh chóng, do bệnh nhân bị lậu thường có sang thương vùng sinh dục, cửa ngõ cho vi rút HIV xâm nhập vào cơ thể.
  • Các biến chứng ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh lậu từ mẹ trong khi sinh có thể bị mù, lở loét trên da đầu và nhiễm trùng.
bệnh lậu
Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh lậu từ mẹ trong khi sinh có thể bị mù, lở loét trên da đầu và nhiễm trùng

Bệnh lậu có chữa được không? Điều trị như thế nào?

Với nên y học ngày càng hiện đại, bệnh lậu hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, điều trị dứt điểm và những tổn thương mà vi khuẩn lậu gây ra trong cơ thể rất khó hồi phục hoàn toàn. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị từ sớm. Trước hết cần tiến hành kiểm tra sức khỏe trước khi có phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị bệnh lậu điển hình như:

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh

Đối với trường hợp bệnh lậu ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng viên nén hoặc dung dịch tiêm. Tùy vào từng đối tượng mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.

bệnh lậu
Dùng thuốc điều trị bệnh lậu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Người bệnh cần tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý thay đổi liều lượng hay thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép. Trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể cân nhắc gia tăng liều lượng.

Điều trị bệnh lậu bằng công nghệ phục hồi gene DHA

Công nghệ DHA là một trong những phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến nhất hiện nay, áp dụng được cho cả bệnh lậu ở giai đoạn cấp và mãn tính mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Điểm cộng khác là rút ngắn thời gian điều trị so với dùng thuốc đơn thuần.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu

Để giảm nguy cơ mắc bệnh lậu ở những đối tượng chưa mắc bệnh và có tiền sử mắc bệnh, cần tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục: Kiêng quan hệ tình dục là cách chắc chắn nhất để ngăn ngừa bệnh lậu. Nhưng trong trường hợp bạn quan hệ tình dục, hãy sử dụng bao cao su trong bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào, bao gồm quan hệ tình dục qua đường hậu môn, quan hệ tình dục bằng miệng hoặc quan hệ tình dục qua đường âm đạo.
  • Hạn chế số lượng bạn tình của bạn: Quan hệ chung thuỷ một vợ một chồng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Sức khỏe của đối tác bình thường: Hãy chắc chắn rằng bạn và đối tác của bạn được kiểm tra các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục trước khi bạn quan hệ tình dục.
  • Không quan hệ tình dục với người có biểu hiện những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục: Nếu đối tác của bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như nóng rát khi đi tiểu hoặc phát ban, đau ở bộ phận sinh dục, hãy cân nhắc việc quan hệ tình dục với người đó.
  • Tầm soát bệnh lậu thường xuyên: Phụ nữ dưới 25 tuổi và phụ nữ lớn tuổi có hoạt động tình dục có nguy cơ lây nhiễm cao hơn, do đó cần chủ động hơn trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, tầm soát bệnh lậu thường xuyên cũng được khuyến khích cho những người có quan hệ tình dục đồng giới. 
bệnh lậu
Chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh lậu nếu có

Đối với đối tượng có tiền sử mắc bệnh lậu, để tránh mắc bệnh lậu trở lại, hãy kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bạn và bạn tình của bạn điều trị xong và đã hết các triệu chứng. Bạn cũng nên tái khám khoảng 1 – 2 tuần sau khi các triệu chứng đã biến mất hoàn toàn.

Địa chỉ khám chữa bệnh lậu uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội

Bên cạnh phương án kiểm tra và chẩn đoán bệnh lậu tại nhà của Docosan, người benehjc ũng có thể đi đến trực tiếp phòng khám hoặc bệnh viện uy tín. Tuy nhiên, để đảm bảo việc kiểm tra đạt được kết quả chính xác, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, phòng khám có hệ thống máy móc hiện đại. Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh uy tín ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội:

  • Phòng khám Đa khoa Vigor Health ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những phòng khám có tiếp nhận các trường hợp khám chữa bệnh lậu. Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.
  • Phòng khám Hải Đăng ở Hà Nội cũng chính là địa chỉ khám chữa bệnh lậu được nhiều người bệnh tin tưởng và đặt lịch hẹn khám.

Hy vọng sau bài viết này bạn đọc đã có thêm thông tin hữu ích về bệnh lậu. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất, bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa hoặc nam khoa khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng lo ngại nào, chẳng hạn như cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc tiết dịch giống như mủ từ dương vật, âm đạo hoặc trực tràng.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.