Tiền sản giật là một bệnh lý liên quan đến thời kỳ thai nghén của người phụ nữ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin quan trọng đến bạn đọc về nguyên nhân, triệu chứng và điều trị tiền sản giật.
1. Tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật là tình trạng người phụ nữ bị huyết áp cao và có thể có protein trong nước tiểu khi mang thai hoặc sau khi sinh. Bạn cũng có thể có các yếu tố đông máu thấp (tiểu cầu), hoặc các chỉ số về thận/ gan có vấn đề.
Tiền sản giật thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể xảy ra sớm hơn hoặc sau khi sinh.
Sản giật là một tiến triển nặng của tiền sản giật, khi đó huyết áp cao dẫn đến tình trạng co giật. Giống như tiền sản giật, sản giật xảy ra trong thai kỳ hoặc xảy ra sau khi sinh (trường hợp hiếm).
2. Nguyên nhân nào gây ra tiền sản giật?
Các bác sĩ vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân của chứng tiền sản giật, nhưng một số nguyên nhân sau đây được cho rằng có liên quan:
- Yếu tố di truyền.
- Vấn đề về mạch máu.
- Rối loạn tự miễn dịch.
Ngoài ra, các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển chứng tiền sản giật bao gồm:
- Mang đa thai.
- Trên 35 tuổi.
- Mang thai ở tuổi thiếu niên.
- Mang thai lần đầu tiên.
- Bị béo phì.
- Có tiền sử cao huyết áp.
- Có tiền sử bệnh tiểu đường.
- Có tiền sử rối loạn thận.
Chưa có cách ngăn chặn dứt điểm tình trạng tiền sản giật. Các bác sĩ có thể khuyến nghị một số phụ nữ dùng aspirin cho em bé sau tam cá nguyệt đầu tiên để giúp ngăn ngừa bệnh này. Chăm sóc tiền sản sớm, thường xuyên có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tiền sản giật sớm hơn và tránh các biến chứng.
3. Triệu chứng tiền sản giật
Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của tiền sản giật. Nếu các triệu chứng xuất hiện, các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Nhức đầu dai dẳng.
- Sưng bất thường ở tay và mặt.
- Tăng cân đột ngột.
- Những thay đổi trong tầm nhìn.
- Đau ở bụng trên bên phải.
Tiền sản giật thường được phát hiện trong quá trình thăm khám thai kì. Các yếu tố giúp chẩn đoán bao gồm: huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn, xét nghiệm nước tiểu và máu thấy protein trong nước tiểu, men gan bất thường và mức tiểu cầu thấp.
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm thai máy để theo dõi thai nhi, đo nhịp tim của thai nhi thay đổi như thế nào khi thai nhi di chuyển. Siêu âm cũng có thể được thực hiện để kiểm tra lượng chất lỏng của người mẹ và sức khỏe của thai nhi.
4. Điều trị tiền sản giật
Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu cần phải hạ sinh em bé để ngăn không cho bệnh tiến triển.
Sinh em bé
Nếu bạn ở tuần thai thứ 37 trở lên, bác sĩ có thể kích thích chuyển dạ. Tại thời điểm này, em bé đã phát triển đủ và không được xem là sinh non.
Nếu bạn bị tiền sản giật trước 37 tuần, bác sĩ sẽ xem xét sức khỏe của cả bạn và thai nhi để quyết định thời gian sinh. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi thai của con bạn, quá trình chuyển dạ đã bắt đầu hay chưa và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc sinh em bé sẽ giải quyết được tình trạng tiền sản giật.
Các phương pháp điều trị khác khi mang thai
Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể được khuyến nghị dùng thuốc để giúp hạ huyết áp, thuốc để ngăn ngừa co giật (một biến chứng có thể xảy ra của tiền sản giật). Bạn cũng có thể được tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch (IV) để giảm huyết áp hoặc tiêm steroid để giúp phổi của bé phát triển nhanh hơn.
Việc điều trị tiền sản giật phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Các dấu hiệu của tiền sản giật nặng bao gồm:
- Thay đổi nhịp tim của thai nhi cho thấy tình trạng suy nhược.
- Đau bụng.
- Co giật.
- Suy giảm chức năng gan hoặc thận.
- Chất lỏng trong phổi.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường nào khi mang thai.
Điều trị sau khi sinh
Sau khi sinh em bé, các triệu chứng tiền sản giật sẽ biến mất. Theo một số nghiên cứu, hầu hết phụ nữ sẽ có chỉ số huyết áp bình thường 48 giờ sau khi sinh. Ngoài ra, đối với hầu hết phụ nữ bị tiền sản giật, các triệu chứng sẽ biến mất, chức năng gan và thận trở lại bình thường trong vòng vài tháng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, huyết áp có thể tăng trở lại vài ngày sau khi sinh. Vì lý do này, việc chăm sóc theo dõi chặt chẽ với bác sĩ và kiểm tra huyết áp thường xuyên là điều quan trọng ngay cả sau khi sinh con.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng tiền sản giật có thể xảy ra trong thời kỳ hậu sản sau khi mang thai. Do đó, ngay cả sau khi mang thai không có biến chứng, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn vừa mới sinh con và nhận thấy các triệu chứng được lưu ý ở trên.
5. Các biến chứng của tiền sản giật
Tiền sản giật là một tình trạng rất nghiêm trọng. Nó có thể nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con nếu không được điều trị. Các biến chứng khác có thể bao gồm:
- Chảy máu do lượng tiểu cầu thấp.
- Bong nhau thai (phá vỡ nhau thai khỏi thành tử cung).
- Tổn thương gan.
- Suy thận.
- Phù phổi.
Biến chứng đối với trẻ cũng có thể xảy ra do sinh quá sớm.
6. Bác sĩ phụ sản khám & tư vấn về tiền sản giật
BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
ThS.BS. Trần Thị Kim Xuyến đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị trong lĩnh vực sản phụ khoa và hiện đang đảm nhiệm vị trí trưởng khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City, TP.HCM.
BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.
Mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin trước khi sinh với axit folic và đi khám sức khỏe tiền sản thường xuyên. Viên uống Enat giúp bổ sung hàm lượng cao vitamin E giúp bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé. Trao đổi với bác sĩ về những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ bị tiền sản giật và các dấu hiệu cảnh báo.
Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước cùng tham vấn y khoa từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc. Bài viết mang tính chất tham khảo và Docosan khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Preeclampsia – Healthline