Các loại vòng tránh thai cơ bản và ưu, nhược điểm của chúng

Vấn đề tránh thai hiện nay rất được các cặp đôi cũng như các cặp vợ chồng quan tâm. Trong số đó, vòng tránh thai là một trong những biện pháp có hiệu quả cao và có thể duy trì vai trò tránh thai trong thời gian dài. Để hiểu hơn về các loại vòng tránh thai, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Lựa chọn các loại vòng tránh thai phù hợp với bản thân

Lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp sẽ giúp chuyện chăn gối của 2 bạn trở nên tuyệt vời hơn

Phương pháp dùng thuốc tránh thai được áp dụng với khoảng ¼ chị em phụ nữ, tuy nhiên việc duy trì thói quen uống thuốc đều đặn cũng như không được bỏ sót ngày nào đôi khi không phù hợp với một số người.

Vì thế, vòng tránh thai được áp dụng như một lựa chọn thay thế cho thuốc tránh thai, nó đem lại sự hài lòng cho phần lớn chị em phụ nữ. Vòng tránh thai là một dụng cụ có dạng chữ T được bác sĩ đặt vào bên trong tử cung của bạn.

Tùy thuộc vào các loại vòng tránh thai khác nhau, thời gian tác dụng ngừa thai cũng khác nhau, tối đa có thể đến tận 10 năm. Tuy nhiên, chi phí cho việc sử dụng vòng tránh thai là khá đắt, đương nhiên sẽ cao hơn chi phí của thuốc tránh thai rất nhiều, đổi lại cho việc không phải bận tâm đến nó sau khi đã đặt xong.

Vòng tránh thai được cấu tạo bằng đồng hoặc nội tiết tố. Bài viết sẽ trình bày sơ lược về cách chúng hoạt động, một số đặc điểm cơ bản và tác dụng phụ khi sử dụng chúng là gì.

Các loại vòng tránh thai nội tiết

Sau khi được bác sĩ đưa vào và cố định trong tử cung, các loại vòng tránh thai này sẽ giải phóng từ từ lượng nhỏ hormone progestin nhằm ngăn tinh trùng không gặp được trứng. Giống như thuốc tránh thai tố, vòng tránh thai nội tiết cũng tác động đến nồng độ hormone lưu hành trong cơ thể, mục đích là làm đặc chất nhầy cổ tử cung để ngăn sự di chuyển của tinh trùng và teo nhỏ niêm mạc tử cung để ngăn trứng đã thụ tinh có thể làm tổ.

Ngoài vai trò tránh thai, vòng tránh thai nội tiết tố cũng sẽ làm giảm đau bụng, khiến lần hành kinh của bạn trải qua một cách nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong ba đến sáu tháng đầu kể từ khi đặt vòng tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể bị rối loạn tương đối, có thể có kinh sớm, chậm kinh, hoặc máu rỉ ra với những đốm li ti trên băng vệ sinh của bạn.

Thời gian lưu giữ vòng tránh thai nội tiết trong tử cung của người phụ nữ có thể dao động trong khoảng 2 đến 5 năm tùy thuộc vào hướng dẫn của các loại vòng tránh thai khác nhau.

Tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết được đánh giá là khá giống của thuốc tránh thai,ví dụ như:

  • Căng vú, nặng ngực
  • Chóng mặt, đau đầu
  • Nôn mửa
  • Tâm trạng dễ thay đổi
  • Tăng cân nhẹ
  • Nổi mụn
Chóng mặt là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các loại vòng tránh thai nội tiết
Chóng mặt là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các loại vòng tránh thai nội tiết

Các loại vòng tránh thai bằng đồng

Không chỉ có tác dụng tránh thai thông thường, các loại vòng tránh thai bằng đồng cũng có vai trò tương tự như một hình thức ngừa thai khẩn cấp nếu bạn không may quan hệ tình dục không an toàn. Nếu vòng tránh thai bằng đồng được đặt chậm nhất trong vòng năm ngày kể từ sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc đơn giản là biện pháp tránh thai hiện tại bị thất bại, thì nó có hiệu quả tránh thai gần như là 100%.

Đổi lại tác dụng nhanh chóng đó, chị em có thể chảy máu nhiều hơn và đau bụng nhiều hơn khi hành kinh nếu đặt vòng tránh thai bằng đồng. Tình trạng kinh nguyệt sẽ được cải thiện dần và sẽ bình thường trở lại sau vài tháng kể từ khi đặt vòng tránh thai.

Các tác dụng phụ khi dùng vòng tránh thai bằng đồng có thể bao gồm:

  • Ra máu li ti giữa các chu kỳ kinh
  • Rỉ dịch tiết âm đạo
  • Quan hệ tình dục gây đau
  • Đau lưng dưới.
  • Thiếu máu, xanh xao

Các loại vòng tránh thai giống nhau như thế nào?

Chúng đều ngăn ngừa thụ thai bằng cách tác động đến sự chuyển động của tinh trùng, từ đó gián tiếp ngăn không cho tinh trùng tiếp xúc trứng.

Hiệu quả của 2 loại vòng tránh thai là như nhau. Tỷ lệ thất bại của 2 phương pháp này là dưới 1% trên tổng số phụ nữ đã sử dụng.

Mặc dù các loại vòng tránh thai khác nhau sẽ cho tác dụng tránh thai trong các khoảng thời gian khác nhau, việc quyết định gỡ chúng ra hoàn toàn tùy thuộc vào bạn, và có thể thực hiện bất cứ khi nào bạn muốn. Các lí do có thể là dự định mang thai hoặc bị cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ của phương pháp.

Các loại vòng tránh thai khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại vòng tránh thai trên là một loại tiết ra nội tiết tố để ngừa thai và loại kia không cần. Ngoài việc ngăn chặn tinh trùng gặp trứng, vòng tránh thai nội tiết tố còn làm dày chất nhầy cổ tử cung, làm mỏng niêm mạc tử cung nhằm ngăn trứng đã thụ tinh có thể làm tổ.

Thời gian tác dụng của các loại vòng tránh thai khác nhau cũng khác nhau, thường dao động từ 3 đến tối đa 10 năm.

Vòng tránh thai bằng đồng có tác dụng ngay sau khi lắp, ngược lại các loại vòng tránh thai nội tiết có thể cần chờ khoảng 1 tuần kể từ khi đặt mới có tác dụng ngừa thai. Bạn có thể kiêng quan hệ trong thời gian đó, hoặc sử dụng thêm một biện pháp ngừa thai bổ sung.

Các loại vòng tránh thai nội tiết có lợi ích giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên nhẹ hơn (ít đau bụng hơn), ngược lại vòng tránh thai bằng đồng có thể ảnh hưởng tạm thời bạn đau bụng nhiều hơn bình thường trong chu kỳ kinh.

Chống chỉ định với các loại vòng tránh thai

Phương pháp tránh thai này khá an toàn, nhưng nó không phù hợp với hầu hết chị em phụ nữ, đặc biệt là những trường hợp sau:

  • Vừa mới nhiễm trùng tiểu, hoặc nhiễm bệnh lây qua đường tình dục
  • Ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • U xơ tử cung
  • Bệnh gan cấp và mạn tính
  • Đang có thai

Nghiên cứu cho thấy vòng tránh thai bằng đồng làm tăng nguy cở viêm nhiễm vùng chậu. Đồng thời nếu bị dị ứng với đồng kim loại, bạn cũng không nên sử dụng biện pháp ngừa thai này. Một bệnh lý khiến tích tụ đồng trong cơ thể – bệnh wilson, cũng là chống chỉ định với các loại vòng tránh thai bằng đồng.

Kết quả sau khi đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai sẽ được bác sĩ vào tử cung của bạn, sau khi qua khỏi âm đạo và cổ tử cung bằng một thiết bị chuyên dụng cũng với một ít gel bôi trơn để làm giảm ma sát. Mất khoảng 10 phút thì vòng tránh thai sẽ được đặt gọn gàng cố định trong tử cung của bạn. Trong lúc đưa vào, bạn có thể đau nhói lên một lúc hoặc chóng mặt, bác sĩ sẽ bên bạn trong suốt quá trình để hỗ trợ.

Một sợi dây được gắn sẵn vào đuôi của vòng tránh thai, nó giúp bạn tự kiểm tra tại nhà để đảm bảo vòng tránh thai vẫn còn giữ nguyên vị trí so với ban đầu. Nó cũng hỗ trợ bác sĩ khi họ thực hiện thao tác tháo vòng tránh thai trong trường hợp bạn muốn loại bỏ nó.

Các tác dụng phụ tạm thời sau khi đặt vòng tránh thai đã được đề cập, bạn có thể nên quan tâm đến vài tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn như sau:

  • Viêm nhiễm vùng chậu
  • Lệch vị trí vòng tránh thai
  • Tuột vòng tránh thai
  • Thủng, rách tử cung

Kết luận

Trước khi quyết định lựa chọn giữa các vòng tránh thai khác nhau hoặc bất kỳ phương pháp tránh thai nào, nên nhận được tư vấn của bác sĩ về rủi ro và lợi ích của từng biện pháp. Quan trọng hơn là sự tương xứng về chi phí, sự tiện lợi và tác dụng phụ của phương pháp đó đối với bạn.

Nếu không muốn sử dụng vòng tránh thai nữa, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu để được loại bỏ nó. Có hàng tá lựa chọn ngừa thai có sẵn và bác sĩ có thể tìm ra phương pháp thay thế phù hợp với bạn hơn biện pháp hiện tại.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Các loại vòng tránh thai cơ bản và ưu nhược điểm của chúng tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com