Tổng quan về phương pháp chọc ối trong thai kỳ

Các bác sĩ có thể khuyến nghị mẹ bầu thực hiện thủ thuật chọc ối để chẩn đoán xác định những bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi trước khi sinh. Vậy chọc ối có an toàn không? Mẹ bầu bầu lưu ý những điều gì trước khi thực hiện chọc ối? Bài viết sau đây của Docosan sẽ giải đáp những thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh thủ thuật này.

Chọc ối là gì?

Chọc ối là thủ thuật lấy dịch ối trong buồng tử cung của thai phụ để kiểm tra một vấn đề sức khỏe của thai nhi. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài và mảnh để lấy một lượng nhỏ nước ối – chất lỏng bao quanh em bé trong bụng mẹ – dưới hướng dẫn của siêu âm, sau đó mang đến phòng thí nghiệm để đo lường một số chỉ số và tìm các rối loạn gene di truyền, bao gồm hội chứng Down, tật chẻ đôi đốt sống và xơ nang. 

Thủ thuật chọc ối thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai (sau tuần thứ 15) của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt thứ ba, chọc ối giúp cho mẹ bầu và bác sĩ xác định biết liệu phổi của em bé đã đủ trưởng thành để chào đời hay chưa, vì trong một số trường hợp mẹ có thể cần sinh sớm để ngăn ngừa các biến chứng do thai kỳ gây ra.

choc oi bao lau co ket qua
Tìm hiểu chọc ối bao lâu có kết quả cùng Docosan

Tại sao nên thực hiện chọc dò dịch ối?

Các bất thường trong xét nghiệm trước sinh là một trong những lý do thường gặp mà bác sĩ chỉ định chọc ối. Xét nghiệm dịch ối có thể giúp bác sĩ khẳng định hoặc loại trừ những nghi vấn về bất thường trong các xét nghiệm tiền sản trước đó.

Một số trường hợp dưới đây được khuyến nghị nên thực hiện thủ thuật chọc ối:

  • Mẹ bầu có kết quả xét nghiệm sàng lọc trước sinh bất thường.
  • Mẹ bầu từng sinh con bị dị tật bẩm sinh hoặc có bất thường nghiêm trọng ở não, tủy sống (khuyết tật ống thần kinh).
  • Mẹ bầu lớn tuổi (từ 35 tuổi trở lên) thì bé có nguy cơ cao có các bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như hội chứng Down. 
  • Mẹ bầu hoặc bố của bé có rối loạn di truyền (chẳng hạn như xơ nang).
  • Các biến chứng khi mang thai có thể khiến mẹ phải sinh con sớm hơn dự kiến. Chọc ối có thể giúp xác định xem liệu phổi của bé có đủ trưởng thành để sống sót bên ngoài tử cung hay không.
  • Bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị nhiễm trùng, thiếu máu hoặc bác sĩ cho rằng mẹ bị nhiễm trùng tử cung.
  • Nếu cần thiết, chọc ối cũng có thể được thực hiện để giảm lượng nước ối trong tử cung.

Thực hiện chọc ối

Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định chính xác vị trí của em bé trong tử cung. Siêu âm là một thủ thuật không xâm lấn sử dụng sóng siêu âm để khảo sát hình ảnh thai nhi. Mẹ bầu hãy uống thật nhiều nước khi siêu âm vì để thực hiện thủ thuật này một cách thuận lơi, bàng quang của mẹ bầu cần phải đầy.

Sau khi siêu âm, bác sĩ bôi thuốc tê lên một vùng bụng của mẹ. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ xác định vị trí an toàn để đưa kim chọc ối vào. Bác sĩ sẽ sử dụng kim dài, mỏng chọc qua bụng và vào tử cung của mẹ, rút ​​một lượng nhỏ nước ối. Quá trình này được thực hiện trong khoảng 2 phút.

Mẹ bầu thường băn khoăn “chọc ối có đau không”. Những thai phụ cần thực hiện chọc ối không cần quá lo lắng. Thuốc gây tê sẽ giúp giảm đau trong quá trình chọc kim vào buồng tử cung. .

Kết quả xét nghiệm di truyền trong nước ối thường có trong vòng vài ngày. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định liệu phổi của bé có đủ trưởng thành hay không thường có trong vòng vài giờ.

Biến chứng của thủ thuật chọc ối

Chọc ối thường được khuyến nghị thực hiện từ tuần 16 đến 20 tuần của thai kỳ (tức là trong tam cá nguyệt thứ hai). 

Theo các chuyên gia, nguy cơ sảy thai khi thực hiện thủ thuật chọc ối trong tam cá nguyệt thứ hai vào khoảng 0,3%. Nguy cơ sẽ tăng cao hơn một chút nếu xét nghiệm thực hiện trước tuần 15 của thai kỳ.

Các biến chứng liên quan đến chọc dò màng ối bao gồm:

  • Chuột rút.
  • Chảy máu âm đạo lượng ít.
  • Nước ối bị rò rỉ ra ngoài cơ thể (hiếm gặp).
  • Nhiễm trùng tử cung (hiếm gặp).
  • Một số nhiễm trùng khác (chẳng hạn như truyền viêm gan C hoặc HIV từ mẹ sang thai nhi).

Trong một số trường hợp hiếm hoi, chọc ối có thể khiến một số tế bào máu của bé đi vào máu của mẹ bầu. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có bất đồng nhóm máu Rhesus (Rh) giữa mẹ và thai nhi. Nếu cơ thể của mẹ và bé đều có yếu tố Rh, sẽ không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra. Nếu cơ thể mẹ không có yếu tố Rh nhưng cơ thể bé có yếu tố Rh, hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống lại thai nhi.

Kết quả chọc ối

Nếu kết quả chọc ối bất thường, bé có thể có vấn đề về gene hoặc bất thường về nhiễm sắc thể. Trong trường hợp này bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán bổ sung. 

Đối với trường hợp mẹ bầu chọc ối để xác định độ trưởng thành phổi của thai nhi, kết quả xét nghiệm bình thường sẽ đảm bảo rằng em bé của bạn đã sẵn sàng chào đời.

Chi phí chọc ối

Câu hỏi “chọc ối bao nhiêu tiền” được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Hiện nay chi phí chọc ối dao động khoảng từ 2,5 triệu – 10 triệu đồng, bao gồm những xét nghiệm và khám sức khỏe tổng quát trước khi tiến hành chọc ối.

Phòng khám tư vấn và thực hiện chọc ối

  • Trung Tâm Chẩn Đoán Và Xét Nghiệm Y Khoa Điag – Medical Diag Center đã có hơn hơn 20 năm trong ngành dịch vụ y tế.
  • Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.
  • Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
  • Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.

Chọc ối là thủ thuật được thực hiện nhằm chẩn đoán một số dị tật và rối loạn nhiễm sắc thể ở trẻ. Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ phụ khoa thật kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.