Những điều chị em cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở chị em phụ nữ ra sao là những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vì chu kỳ kinh nguyệt mỗi người không giống nhau, làm nhiều chị em lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ gửi đến bạn những điều chị em cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt hay “tới tháng” là gì?

“Tới tháng” là cách gọi dân gian của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Đây là thời gian hành kinh mỗi tháng khi buồng trứng bắt đầu quá trình rụng trứng. Phụ nữ thường sẽ chảy máu qua âm đạo đau bụng, và những triệu chứng này kéo dài khoảng 3-5 ngày và khác nhau ở mỗi chị em.

Chu kỳ kinh nguyệt
Những điều chị em cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Nhiều chị em gửi có nhiều thắc mắc chu kỳ kinh nguyệt của mình. Chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt ngắn 15 ngày phải làm sao? Chu kỳ kinh nguyệt 20 ngày có bình thường không? Chu kỳ kinh nguyệt 22 ngày có bình thường không? Chu kỳ kinh nguyệt 24 ngày có bình thường không? Vòng chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày có hợp lý chưa? Chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày có bình thường không? Chu kỳ kinh nguyệt 50 ngày có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh cho đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo, và thường là 28- 30 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sau 21 ngày hoặc 32 ngày cũng được coi là bình thường.

Độ dài một chu kỳ thường 3- 5 ngày, nhưng cũng có khi kéo dài từ  5- 7 ngày. Kinh nguyệt của mỗi người rất khác nhau. Ở người này thời gian ra kinh chỉ kéo dài hai đến ba ngày, nhưng ở người khác có thể kéo hơn.

Có thể có sự thay đổi nhẹ giữa các chu kỳ được xem là bình thường. Chẳng hạn như chu kỳ kinh tháng trước của bạn là 28 ngày và chu kỳ sau lập lại là 30 ngày, điều này cũng là bình thường. Đôi khi do căng thẳng hay bệnh tật, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có thể bị trì hoãn và hoặc đến sớm hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt
Những điều chị em cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Rong kinh là khi kinh nhiều và ra quá trên 7 ngày , lặp đi lặp lại giữa các chu kỳ được cho là bất thường. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết và được gọi là rong kinh- rong huyết. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý đang cần điều trị. Vì vậy chị em phụ nữ cần đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh vừa ra nhiều vừa kéo dài nhiều ngày làm phụ nữ mất nhiều máu.

Thiểu kinh là tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài, thường ra kinh 1-2 ngày

Lượng máu mất mỗi lần hành kinh bao nhiêu là bình thường?

Giai đoạn hành kinh làm phụ nữ có thể mất rất máu, tuy nhiên trên thực tế người phụ nữ trung bình chỉ mất 2- 4 thìa máu trong cả chu kỳ của mình. Những dấu hiệu sau đây là bất thường, lượng mất mất quá nhiều sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn

  • Phải thay băng vệ sinh vào lúc nửa đêm hoặc có một cục máu quá lớn.
  • Phải thay băng vệ sinh trong 2-3 giờ liên tục, thậm chí dù đang hành kinh ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ có lượng kinh nguyệt nhiều hơn, nhưng không thể nhiều đến nỗi bạn phải thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc mỗi hai giờ.

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn hãy gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chu kỳ kinh nguyệt
Những điều chị em cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất có ích bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng cơ thể của chính mình. Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này. Sau đó, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ của tháng sau. Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

Ngoài ra, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt cũng là một trong số những biện pháp tránh thai an toàn.

Với chị em có chu kỳ kinh nguyệt 35 ngày

Nếu chu kỳ 35 ngày là cố định thì thời điểm rụng trứng dễ thụ thai cũng sẽ cố định tương ứng. Các chu kỳ  hơn 28 ngày có thể áp dụng công thức ước lượng, đó là cứ dài thêm một ngày thì ngày dễ thụ thai sẽ cộng thêm một ngày.

Với chị em có chu kỳ kinh nguyệt ngắn 26 ngày và chu kỳ kinh nguyệt tháng sau là 30 ngày

Đối với trường hợp này, chị em phải tính toán 2 thời kỳ dễ thụ thai. Theo đó, với chu kỳ 26 ngày thì thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 9 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Chu kỳ 30 ngày thì thời kỳ thụ thai vào ngày 13 đến ngày 18 của chu kỳ. Kết hợp hai chu kỳ này lại, thời điểm thụ thai của bạn ở ngày thứ 9 đến ngày thứ 18.

Hiện nay, bạn có thể sử dụng ứng dụng theo dõi thời gian hành kinh. Bạn có thể tải về và nhập ngày bắt đầu kỳ hành kinh của tháng đó, ứng dụng sẽ tự động tính theo chu kỳ cho bạn. Bên cạnh đó, những ứng dụng này còn có thể cập nhật những triệu chứng của chu kỳ hành kinh của người dùng dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp. Qua đó, bạn có thể theo dõi một cách chính xác chu kỳ kinh nguyệt và phát hiện khi có kinh sớm hoặc trễ hơn bình thường.

Tuy nhiên, khi căng thẳng áp lực, mệt mỏi hoặc thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Chính vì thế, bạn cần theo dõi và tính toán chu kỳ kinh nguyệt của mình trong 3 – 4 tháng liên tiếp để kiểm soát chu kỳ của mình.

Chu kỳ kinh nguyệt
Những điều chị em cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Tóm lại, chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 – 30 ngày và mỗi lần hành kinh kéo dài từ 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ hành kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và thể chất. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều trong nhiều tháng, lượng máu kinh mỗi chu kỳ mất quá nhiều, đau bụng kéo dài,…bạn nên đến gặp các bác sĩ phụ khoa sớm nhất có thể.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Contact Me on Zalo