Đa ối là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Đa ối khi mang thai có nguy hiểm không ? là câu hỏi thường gặp của nhiều mẹ bầu đang chuẩn bị sính con. Phụ nữ khi mang thai có thể gặp nhiều vấn đề trong suốt 9 tháng 10 ngày với các mức độ nguy hiểm cho mẹ và con khác nhau. Bài viết giúp các bạn, đặc biệt là những người chuẩn bị làm bố mẹ hiểu rõ đa ối có nguy hiểm như thế nào. Hãy cùng Docosan tìm hiểu đa ối khi mang thai có nguy hiểm không trong bài biết sau đây nhé!

Đa ối khi mang thai là gì?

Dịch ối trong thai kỳ có nhiều vai trò quan trọng đối với thai nhi:

  • Phục vụ như là hồ dự trữ dịch và dinh dưỡng 
  • Cung cấp khoảng không gian và các yếu tố phát triển cho phép sự tăng trưởng bình thường của 2 lá phổi, hệ cơ xương và dạ dày ruột thai nhi.
  • Thành phần để bảo vệ khỏi nhiễm trùng 
  • Giúp bảo vệ thai khỏi chấn thương từ bụng mẹ
  • Tránh cho dây rốn khỏi sự chèn ép giữa thai và tử cung 

Tuy nhiên nếu dịch ối được sản xuất quá nhiều hay quá trình thải trừ không được thuận lợi sẽ dẫn đến nước ối tồn đọng lại trong màng ối ngày càng tăng. 

Đa ối
Quá trình sản xuất và thải trừ dịch ối bị rối loạn sẽ dẫn đến ĐA ỐI

Thai đa ối được định nghĩa về mặt bệnh học và làm sàng là khi lượng nước ối trong bụng mẹ vượt quá 1500 mL – 2000mL.  Tỷ lệ đa ối khi mang thai rất nhỏ, chiếm khoảng 1 đến 2% thai kỳ.

Nguyên nhân của đa ối

  • Thai bất thường và rối loạn di truyền (8 – 45%)
  • Truyền máu song thai ( 1 – 8%)
  • Cũng có thể thấy trong dị tật bẩm sinh như thai vô sọ, teo hẹp thực quản
  • Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ (5 – 26%)
  • Đa thai (8 – 10%)
  • Thiếu máu cung cấp thai nhi (1 – 11%)
  • Khác: nhiễm trùng bẩm sinh, hội chứng Bartter, rối loạn thần kinh cơ…

Phụ nữ mang thai bị đa ối có nguy hiểm không?

Thực tế đa ối trong thai kỳ có 2 loại chính và mức độ nguy hiểm cũng khác nhau:

Đa ối mãn

Nhiều trường hợp đa ối vô căn có thể tự hết 

Các trường hợp này thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 3 như:

  • Đa ối tuần 32
  • Đa ối tuần 35
  • Đa ối tuần 36
  • Đa ối tuần 37
  • Đa ối tuần 38.
Đa ối
ĐA ỐI nặng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người mẹ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Trong quá trình mang thai 

  • Đối với mẹ: ảnh hưởng lên mẹ như khó chịu, kích thích tử cung, đặc biệt là tác động đến chức năng hô hấp do tử cung căng quá mức. Ngoài ra nếu tử cung to cũng có thể làm chèn niệu quản gây tắc niệu quản, bí tiểu. Thường gặp các biến chứng này ở trường hợp đa ối tuần 28 trở về trước.
  • Đối với thai: tăng tỷ lệ tử vong trẻ chu sinh kết hợp với đa ối là do có dị tật bẩm sinh, ối vỡ non hay chuyển dạ sanh non. 

Trong chuyển dạ hay quá trình “vượt cạn”

  • Đối với mẹ: gây ra rối loạn cơn gò, băng huyết sau sanh do tử cung căng quá mức, ngôi thai bất thường dẫn tới tỷ lệ sanh mổ cao, thường gặp ở đa ối tuần 39. 
  • Đối với thai: có tăng tỷ lệ cao trẻ có thiếu oxy vì sa dây rốn, nhau bong non, rối loạn chức năng tử cung nhau.
Đa ối
ĐA ỐI tác động đến quá trình “vượt cạn” của thai nhi ra khỏi bụng mẹ

Đa ối cấp

Bệnh cảnh thường xuất hiện sớm và nhanh làm ảnh hưởng tới mẹ như nặng bụng nhiều, khó thở tiến triển có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong cho cả mẹ và thai. Thường gặp ở đa ối tuần 40. 

Đa ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các nguyên nhân của đa ối cấp thường liên quan đến dị tật thai nhi nên việc chấm dứt thai kỳ thường đặt ra đối với sản phụ.

Trong chuyển dạ vì tử cung căng quá mức dẫn tới cơn gò tử cung bị rối loạn và cơ tử cung phải chịu một khoảng thời gian dài hơn nên giảm khả năng co hồi tử cung sau sanh dẫn tới băng huyết sau sanh.

Nếu băng huyết sau sanh không được kiểm soát tốt có thể sản phụ bị shock mất máu và tử vong trên bàn đỡ sanh.

Triệu chứng nhận biết của đa ối khi mang thai

Triệu chứng phụ nữ khi mang thai

  • Đau bụng 
  • Khó thở 
  • Khó ngủ
  • Tim nhanh 
  • Phù âm hộ, 
  • Căng thành bụng…  

Các triệu chứng này thường xảy ra vào 3 tháng giữa, diễn tiến cấp tính trong vài ngày hoặc tăng dần từ tuần này qua tuần khác.

Triệu chứng khi thăm khám sản phụ định kỳ

  • Bụng căng cứng 
  • Bề cao tử cung tăng nhiều so với tuổi thai 
  • Dấu sóng vỗ 
  • Khó sờ thấy các phần thai 
  • Tim thai khó nghe. 
  • Khám âm đạo: đoạn dưới phồng to, cổ tử cung hở, màng ối căng phồng. 

Các triệu chứng trên không có nhiều ý nghĩa chẩn đoán, mà chỉ có tính chất gợi ý một phụ nữ mang thai có đa ối.

Việc chẩn đoán xác định sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm trong quá trình khám thai định kỳ, trong đó siêu âm là quan trọng nhất.

Đa ối
Siêu âm đo Chỉ số ối (AFI) là xét nghiệm quan trọng để xác định ĐA ỐI

Khi phụ nữ mang thai có các triệu chứng gợi ý tình trạng đa ối diễn ra trong vài ngày dẫn đến khó thở tăng dần thì cần phải đến gặp Bác sĩ chuyên Sản phụ khoa ngay lập tức để được đánh giá mức độ đa ối. Việc phát hiện sớm và quản lý tốt Đa ối khi mang thai sẽ làm giảm nhiều kết cục xấu cho cả mẹ và con, đồng thời xác định được đa ối có sinh thường được không.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Đa ối khi mang thai có nguy hiểm không tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.