Dư ối khi mang thai – một tình trạng khá thường gặp đối với các mẹ bầu. Khi đi khám thai định kì sau siêu âm nếu thấy chữ dư ối trong kết quả siêu âm thì các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nhưng cũng đừng xem thường nhé. Tại sao lại như vậy thì hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu những thông tin cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Dư ối khi mang thai là gì?
Nước ối là chất lỏng màu vàng, trong suốt, xuất hiện trong vòng 12 ngày đầu kể từ khi thụ thai trong túi ối. Nước ối có vai trò quan trọng trong sự phát triển thai nhi, bao gồm:
- Bảo vệ thai nhi: Chất lỏng làm lớp đệm giúp em bé chịu được phần nào áp lực tác động từ bên ngoài.
- Ổn định nhiệt độ: Nước ối giúp cách nhiệt, giữ ẩm và ổn định nhiệt độ cho thai nhi.
- Tránh nhiễm trùng: Nước ối có chứa kháng thể từ mẹ, giúp em bé chống lại được một số tác nhân gây nhiễm trùng.
- Thúc đẩy phát triển phổi và hệ tiêu hóa: Bằng cách thở và nuốt nước ối, em bé học cách sử dụng các cơ của những hệ thống này khi lớn lên.
- Phát triển cơ và xương: Khi em bé nổi bên trong túi ối, có quyền tự do di chuyển, tạo cơ hội cho cơ và xương phát triển bình thường.
- Bôi trơn: Nước ối ngăn các bộ phận của cơ thể như ngón tay, ngón chân phát triển dính liền với nhau.
- Hỗ trợ dây rốn: Nước ối trong tử cung ngăn không cho dây rốn bị nén hay gây chén ép thai nhi
Thông thường, lượng nước ối tăng dần cho đến khi mẹ bầu bắt đầu bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Đến khoảng tuần 34 đến tuần 36, lượng nước ối trong bụng mẹ bầu đạt cao nhất, lên khoảng 1 lít và sau thời gian này, lượng dịch có xu hướng giảm dần.
Để đánh giá lượng nước ối và xác định thai đủ ối, dư ối, đa ối hay thiểu ối, phương pháp thường được dùng là đo chỉ số nước ối bằng cách cộng 4 khoang nước ối ở 4 góc của buồng ối (chỉ số AFI).
- AFI = 6-18cm: bình thường.
- AFI = 12-25cm: dư ối nhưng vẫn được cho là an toàn với thai nhi.
- AFI >25cm: đa ối sẽ gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, túi ối bị căng quá sẽ làm cho nhau bong non, ngôi thai bị đảo lộn bất thường có thể dẫn đến sinh mổ…
- AFI <5cm: thiểu ối có nguy cơ suy thai và dị tật thai nhi.
- AFI <3cm: vô ối có thể dẫn đến thai chết lưu.
Dư ối là tình trạng lượng nước ối nhiều hơn mức bình thường trong tử cung (AFI = 12-25cm)
Để duy trì sự cân bằng động giữa sản xuất và hấp thụ nước ối, thận và phổi của thai nhi sẽ có vai trò chủ chốt. Thận tạo ra nước ối thông qua quá trình bài tiết nước tiểu của bé. Sau đó, thai nhi nuốt chất lỏng và tái hấp thu chất lỏng bằng chuyển động thở. Hành động nuốt này giúp cân bằng lượng nước ối trong bụng mẹ. Khi hệ thống cân bằng này có vấn đề, dẫn đến quá nhiều nước ối trong tử cung và khi đó dư ối sẽ xuất hiện ra.
Đa ối và dư ối có khác nhau không?
Dư ối và đa ối là hai khái niệm khác biệt nhau. Thông thường, lượng nước ối của thai phụ sẽ nằm trong khoảng từ 300 đến 800ml, AFI = 6-18cm: bình thường. Dư ối là khi lượng nước ối ở mức 800 đến 1500ml, AFI = 12-25cm. Còn nếu lượng nước ối của thai phụ vượt mức 2000ml, AFI >25cm được gọi là đa ối.
Nguyên nhân của dư ối khi mang thai
Nguyên nhân từ mẹ
Thai phụ mắc chứng tiểu đường thai kỳ (chiếm 10%), nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.
Người mẹ có kháng thể bất thường kháng Rh và các bệnh huyết tán thứ phát
Song thai hoặc đa thai
Mẹ bị loạn dưỡng tăng trương lực cơ
Nguyên nhân từ thai nhi
Bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi
Song thai, đa thai có hội chứng truyền máu song thai
Dị tật bẩm sinh: Thai nhi ngừng uống nước ối do có hở hàm ếch, môn vị hẹp, khiếm khuyết hệ thần kinh trung ương và cấu trúc hệ thống tiêu hóa …
Nguyên nhân từ rau thai
Do u mạch máu màng đệm gây suy tim thai
Viêm nội mạc tử cun
Tổn thương bánh nhau
Phù rau thai
Dư ối khi mang thai ở các mốc tuổi thai khác nhau có gì cần lưu ý?
Dư ối tuần 32
Thông thường thai phụ dễ bị dư hoặc đa ối ở tuần thứ 30 trở đi, tình trạng dư ối nếu không được can thiệt bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng thì sẽ rất dễ dấn đến đa ối – một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, những nguy cơ cao cho thai nhi như:
- Sinh non tháng: Nếu nước ối trong bụng mẹ quá nhiều, gây chèn ép lên cổ tử cung thì có thể dẫn tới vỡ màng ối sớm và khiến trẻ sinh non tháng khi chưa đủ độ trưởng thành.
- Ngôi thai bất thường: Nước ối dư sẽ cho trẻ có nhiều cơ hội di chuyển xoay người, dẫn đến những tư thế ngôi thai bất thường, gây bất lời cho việc sinh nở trong những tuần cuối thai kỳ. Mẹ có thể phải sinh mổ can thiệp – rủi ro cao hơn cho lần mang thai tới so với sinh ngả âm đạo như bình thường.
- Băng huyết sau sinh: Do tử cung bị giảm lực đàn hồi và không thể co hồi tốt nên khó cầm máu sau khi sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người mẹ.
- Ngạt chu sinh
Dư ối tuần 36
Dư ối khi mang thai tuần 36 có nguy cơ sinh non cao.
Khi lượng nước ối vượt trên mức cao nhất bình thường khiến bụng mẹ lớn nhanh, tác động đến khả năng chịu đựng của cổ tử cung, tử cung của người mẹ trở nên quá căng và có thể dẫn tới sinh non hoặc vỡ màng ối sớm. Khi túi nước ối vỡ, một lượng lớn dịch ứ lại tử cung có thể làm tăng nguy cơ bong nhau thai (bong nhau sớm) hoặc sa dây rốn (khi dây rốn sa qua lỗ cổ tử cung).
Dư ối cũng gợi ý đến dị tật bẩm sinh ở bào thai. Tuy nhiên tính tham khảo không cao bằng tình trạng đa ối. Có thể có sự trục trặc nhỏ ở hệ tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu ảnh hưởng đến lượng nước ối thai nhi. Nếu xét nghiệm tầm soát trước sinh ở quý 1 và quý 2 cho kết quả bình thường, đa số những trục trặc này là tạm thời và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
Dư ối tuần 38
Vào tuần thai thứ 38 thì lượng nước ối có xu hướng giảm đi, chỉ còn từ 600-800 ml.
Thai phụ ở tuần 38 cần chú ý, dù thiếu ối, dư ối hay đa ối đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh nở.
Nước ối trong tuần thai 38 cũng có nhiều sự thay đổi, có thể màu đặc như nước vo gạo. Đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi uống nước ối rồi lại thải ra những chất khác vào buồng ối. Chính điều này đã khiến cho màu nước ối thay đổi. Nếu nước ối có màu trắng trong hay trắng đục thì là bình thường. Trường hợp nước ối có màu sắc khác thì cần phải đến bệnh để được thăm khám và can thiệp ngay lập tức.
Biểu hiện rõ ràng của việc dư ối khi mang thai tuần 38 là mẹ bầu thấy bụng to, da thì bị kéo giãn và căng bóng hơn, khó thở và khó chịu khi vận động, khó tiêu, ợ chua, táo bón, giãn tĩnh mạch, sưng phù… ngày một nặng nề hơn.
Dư ối tuần 39
Những tuần cuối thai kỳ, thường không có thêm những thay đổi nào lớn so với những tuần thai liền kề trước đó nhưng vẫn cần chú ý theo dõi chỉ số nước ối khi mang thai tuần 39 cẩn thận để có thể tiên lượng được thời điểm chuyển dạ.
Những trường hợp dư ối sẽ không có chỉ định chấm dứt thai kỳ đối với thai từ 39 tuần trở lên nhưng nếu có đa ối nhẹ đến trung bình và Non stress test bình thường thì bác sĩ sản khoa có thể cân nhắc chấm dứt thai kì.
Dư ối khi mang thai là tình trạng tuy không phải nguy hiểm, cấp cứ nhưng nếu không điều chỉnh hoặc theo dõi thì có nguy cơ cao chuyển thành đa ối, gây ra nhiều dự hậu nguy hiểm không mong muốn cho mẹ và bé.
Xem thêm: Chi phí khám thai
Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.