Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Phí Thị Tuyết Nga và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com.
Tiền mãn kinh (hay chuyển tiếp mãn kinh) là một giai đoạn diễn ra vài năm trước khi mãn kinh ở phụ nữ. Đó là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu giảm dần việc sản xuất hormone estrogen. Tiền mãn kinh thường xuất hiện ở phụ nữ 40 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở độ tuổi 30 hoặc thậm chí sớm hơn.
Tiền mãn kinh kéo dài cho đến khi mãn kinh, thời điểm mà buồng trứng ngừng giải phóng trứng. Trong 1 đến 2 năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, sự sụt giảm hormone estrogen sẽ tăng nhanh và nhiều phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh.
Tóm tắt nội dung
1. Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Thời gian trung bình của thời kỳ tiền mãn kinh là 4 năm, nhưng đối với một số phụ nữ, giai đoạn này có thể chỉ kéo dài vài tháng hoặc tiếp tục trong 10 năm. Tiền mãn kinh kết thúc khi phụ nữ đã 12 tháng mà không có kinh.
2. Các triệu chứng tiền mãn kinh
Dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến ở phụ nữ bao gồm:
- Nóng bừng (cảm giác nóng đột ngột, đôi khi mặt đỏ bừng và đổ mồ hôi).
- Căng tức vú.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Ham muốn tình dục thấp hơn.
- Mệt mỏi.
- Kinh nguyệt không đều.
- Khô âm đạo; Khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi.
- Tiểu gấp (nhu cầu khẩn cấp để đi tiểu thường xuyên hơn).
- Tâm trạng lâng lâng.
- Khó ngủ.
Bác sĩ có thể chẩn đoán tiền mãn kinh dựa trên các triệu chứng của người phụ nữ và bằng phương pháp xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone.
3. Có cần gặp bác sĩ khi đến thời kỳ tiền mãn kinh
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng phổ biến và bình thường trong thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên nếu có bất kỳ trường hợp nào sau đây xảy ra với bạn, hãy liên hệ bác sĩ phụ khoa để tìm hiểu nguyên nhân có phải từ các bệnh lý khác không.
- Kinh nguyệt ra rất nhiều hoặc có cục máu đông.
- Kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường vài ngày.
- Lốm đốm máu giữa các kỳ kinh.
- Ra máu sau khi quan hệ.
- Kinh nguyệt xảy ra gần nhau hơn.
Nguyên nhân gây chảy máu bất thường bao gồm các vấn đề về hormone, thuốc tránh thai, mang thai, u xơ tử cung, các vấn đề về đông máu hoặc ung thư (trường hợp hiếm).
4. Xử trí khi đến thời kỳ tiền mãn kinh
Các loại thuốc tiền mãn kinh phổ biến
Các loại thuốc dưới đây đã được chứng minh có thể làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh:
Liệu pháp hormone. Liệu pháp estrogen toàn thân (có dạng viên uống, miếng dán da, gel hoặc kem) là những lựa chọn điều trị hiệu quả nhất để làm giảm các cơn nóng bừng tiền mãn kinh và đổ mồ hôi ban đêm. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng estrogen với liều lượng thấp nhất cần thiết để giảm triệu chứng. Ngoài ra liệu pháp Estrogen toàn thân có thể giúp ngăn ngừa loãng xương.
Estrogen âm đạo. Để giảm khô âm đạo, bạn có thể dùng estrogen trực tiếp vào âm đạo bằng thuốc viên, vòng hoặc kem đặt âm đạo estrogen. Phương pháp điều trị này chỉ giải phóng một lượng nhỏ estrogen, được hấp thụ bởi mô âm đạo. Nó có thể giúp giảm khô âm đạo, khó chịu khi giao hợp và một số triệu chứng tiết niệu.
Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) có thể làm giảm các cơn nóng bừng trong thời kỳ tiền mãn kinh. Phương pháp này có thể hữu ích cho những phụ nữ không thể bổ sung estrogen vì lý do sức khỏe hoặc cho những phụ nữ cần một loại thuốc chống trầm cảm vì rối loạn tâm trạng.
Gabapentin (Neurontin). Gabapentin đã được chứng minh là giúp giảm các cơn nóng bừng ở phụ nữ. Loại thuốc cũng thích hợp ở những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp estrogen và ở những người bị chứng đau nửa đầu.
Các liệu pháp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh tại nhà
Xây dựng lối sống lành mạnh có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng tiền mãn kinh và tăng cường sức khỏe tốt khi người phụ nữ lớn tuổi hơn:
Giảm khó chịu ở âm đạo. Sử dụng chất bôi trơn âm đạo gốc nước, không kê đơn (Astroglide, K-Y jelly, v.v.) hoặc kem dưỡng ẩm (Replens, Vagisil, v.v.) khi giao hợp. Duy trì hoạt động tình dục cũng giúp tăng lưu lượng máu đến âm đạo.
Ăn uống lành mạnh. Vì nguy cơ loãng xương và bệnh tim của bạn tăng lên vào thời kỳ tiền mãn kinh nên một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, vitamin E nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, bổ sung thực phẩm giàu canxi. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm viên uống Enat với hàm lượng vitamin E cao, tiện lợi, giúp cải thiện các tình trạng tiền mãn kinh, hỗ trợ đẹp da.
Vận động thể chất. Tập thể dục và hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa tăng cân, cải thiện giấc ngủ và cải thiện tâm trạng người phụ nữ. Cố gắng tập thể dục từ 30 phút trở lên vào hầu hết các ngày trong tuần (không nên tập thể dục ngay trước khi đi ngủ). Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ gãy xương hông ở phụ nữ lớn tuổi và tăng cường mật độ xương.
Ngủ đủ giấc. Cố gắng duy trì một lịch trình ngủ phù hợp. Tránh cafein – chất có thể khiến bạn khó ngủ và tránh uống quá nhiều rượu vì có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng. Thực hành thường xuyên các kỹ thuật giảm căng thẳng chẳng hạn như thiền hoặc yoga có thể giúp bạn thư giãn và duy trì sức khỏe tốt trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh.
5. Liệu có thể mang thai thời kỳ tiền mãn kinh?
Đối với một số phụ nữ, việc mang thai có thể khó khăn khi ở độ tuổi cuối 30 đến đầu 40 do khả năng sinh sản suy giảm, tuy nhiên người phụ nữ vẫn có thể mang thai.
6. Bác sĩ phụ khoa khám & điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh
Phòng khám Đa khoa Vigor Health nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM.
Bác sĩ Phí Thị Tuyết Nga đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM năm 1990, đến nay Tiến sĩ – Bác sĩ Bùi Thị Phương Nga đã có 29 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ Khoa.
Bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về tình trạng tiền mãn kinh ở phụ nữ. Trước khi quyết định bất kỳ hình thức điều trị nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa để được tư vấn về những rủi ro và lợi ích liên quan đến mỗi hình thức điều trị.
Nguồn tham khảo: webmd