Huyết trăng có máu có thể là do rối loạn kinh nguyệt hoặc thuốc tránh thai nhưng đôi khi tình trạng này ở chị em phụ nữ báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử trí tình trạng huyết trắng có máu trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân khiến ra huyết trắng có máu
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, là dịch tiết từ âm đạo, thường xuất hiện khi phụ nữ bước vào tuổi dậy thì, trong giai đoạn rụng trứng và giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Dịch tiết của âm đạo thường có màu trắng giống lòng trắng của trứng gà, có độ sệt và mùi thường hơi tanh.
Xem thêm: Huyết trắng loãng như nước
Huyết trắng có máu là tình trạng khí hư chảy ra có lẫn vệt máu. Đây là một dấu hiệu khôn quá nguy hiểm nếu xuất phát từ những nhóm nguyên nhân sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt còn sót: trong giai đoạn cuối thời kì “dâu rụng”, khi kỳ kinh nguyệt dần kết thúc mà máu kinh không được chảy hết ra ngoài, còn sót lại và lẫn vào trong khí hư dẫn đến hiện tượng huyết trắng có máu. Hiện tượng này rất bình thường, tự giới hạn sau một vài ngày mà không gây ra hậu quả gì.
- Rối loạn kinh nguyệt: phụ nữ xây dựng chế độ ăn uống không hợp lý, không thường xuyên tập thể dục,… có nguy cơ dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Hậu quả là nội tiết tố trong cơ thể không duy trì được ở trạng thái ổn định, khiến chu kỳ kinh nguyệt biến đổi thất thường. Lúc này sẽ thấy huyết trắng có máu trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: một số loại thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra các tác dụng phụ đối với sức khỏe sinh sản của chị em. Một vài ngày sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp phụ nữ có thể sẽ thấy tình trạng huyết trắng có lẫn ít máu.
- Đặt vòng tránh thai: cũng gây ra hiện tượng trong huyết trắng có máu tươi do vòng lệch chỗ gây xước niêm mạc tử cung gây chảy máu hoặc do trong quá trình đặt cọ xát cũng có thể gây chảy máu.
Các triệu chứng kèm theo
Các triệu chứng đi kèm huyết trắng có máu có thể bao gồm:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Viêm âm đạo và ngứa.
- Đau bụng.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Chảy máu sau quan hệ tình dục.
- Đi tiểu thường xuyên hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Huyết trắng có máu là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Ngoài những nguyên nhân ra huyết trắng có lẫn ít máu do đáp ứng sinh lý của cơ thể được nêu ra ở trên thì hiện tượng huyết trắng có máu nếu đi kèm theo những dấu hiệu như: đau hạ vị, ngứa rát vùng kín, tiểu rát tiểu có máu,… thì chị em nên thận trọng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Xem thêm: Huyết trắng trong suốt
Viêm âm đạo
Đây là bệnh lý phụ khoa phổ biến, nếu không được chữa trị sớm rất dễ bị chuyển sang giai đoạn mãn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em, gây nên các biến chứng như viêm tử cung, viêm vùng chậu,… Bệnh có tác nhân là các loại vi khuẩn, nấm,… phát triển nhanh chóng với những biểu hiện đặc trưng như sau:
- Huyết trắng lượng nhiều, có màu vàng hoặc xanh, có máu hoặc mủ
- Ngứa rát, sưng đỏ vùng kín
- Có mùi hôi tanh khó chịu
- Tiểu buốt, tiểu khó,…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, buồng trứng hoạt động mạnh mẽ, dễ mắc phải bệnh viêm lộ tuyết cổ tử cung. Nếu không được điều trị kịp thời có thể lây nhiễm sang những bộ phận xung quanh. Hậu quả có thể dẫn tới xói mòn tử cung, thậm chí là vô sinh. Dấu hiệu để phụ nữ nhận biết bệnh này bao gồm:
- Huyết trắng ra lượng nhiều và có lẫn máu, mủ
- Vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt
- Có mùi hôi gây khó chịu
- Đôi khi đau hạ vị do tổn thương tại tử cung gây ra
Bệnh polyp tử cung
Khi bị huyết trắng có lẫn máu thì bạn không nên bỏ qua căn bệnh polyp cổ tử cung. Rất nhiều chị em phụ nữ chủ quan, không điều trị kịp thời khiến cho tình trạng bệnh trở nặng gây đau bụng dữ dội, huyết trắng có máu, nhiều khối u vỡ ra gây chảy máu. Polyp là căn bệnh phụ khoa cần được điều trị sớm nếu không có thể gây biến chứng thành ung thư cổ tử cung… Bệnh có những dấu hiệu sau đây:
- Dịch âm đạo tiết ra nhiều có màu vàng
- Có mùi hôi khó chịu
- Chảy máu khi giao hợp
Lạc nội mạc tử cung
Bệnh xảy ra khi lớp nội mạc tử cung di chuyển lạc chỗ đến nơi khác nằm ngoài buồng tử cung. Vị trí lạc có thể là vào lớp cơ của thành tử cung hoặc buồng trứng, màng bụng,… gây chảy máu giống như có kinh và kèm cảm giác đau đớn. Lạc nội mạc tử cung gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình gây vô sinh ở phụ nữ. Bệnh lý này cần điều trị sớm tránh để ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Có thể nhận biết bệnh lạc nội mạc tử cung thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Đau bụng giống như khi có kinh mức độ dữ dội
- Rong kinh
- Đau khi tiểu tiện, đại tiện
- Ra máu bất thường ở trong khí hư, nước tiểu hay phân
- Luôn cảm thấy mệt mỏi
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sống còn người bệnh. Đối tượng thuộc nhóm yếu tố nguy cơ cao của bệnh này là nữ giới có quan hệ tình dục sớm, sinh con nhiều, quan hệ tình dục không an toàn, chưa chích vaccine ngừa HPV. Ung thư cổ tử cung do những tế bào ác tính phát triển bất thường bị đột biến mà thành, vượt qua tầm kiểm soát của cơ thể. Các dấu hiệu giúp phái nữ nhận biết căn bệnh nguy hiểm này:
- Huyết trắng có máu, màu vàng xanh, có mùi hôi
- Rối loạn kinh nguyệt: không đều, thưa,…
- Xuất huyết âm đạo bất thường
- Đau bụng kéo dài, đau khi giao hợp với bạn tình
Huyết trắng có máu có nguy hiểm không?
- Huyết trắng có máu gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh, khiến cơ thể suy nhược, lo âu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
- Tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục khiến hoạt động giao hợp bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
- Bệnh lý phụ khoa khiến vùng kín có cảm giác ngứa ngáy, khí hư ra nhiều tạo môi trường ẩm ướt, vi khuẩn và nấm dễ xâm nhập khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Ảnh hưởng đến hoạt động tình dục và khả năng sinh sản: Chảy máu âm đạo có thể khiến chị em mất tự tin và đau đớn khi quan hệ. Ngoài ra, tình trạng này còn cản trở quá trình gặp gỡ và thụ tinh của trứng và tinh trùng.
- Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày: Phụ nữ thường xuyên cảm thấy khó chịu, mất tự tin khi gặp tình trạng huyết trắng có máu, từ đó ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.
- Nguyên nhân gây ung thư, vô sinh, mang thai ngoài tử cung: Lệch cổ tử cung và bệnh viêm vùng chậu làm tăng nguy cơ vô sinh, mang thai ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm
- Bệnh lý ung thư cổ tử cung sẽ đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và can thiệp ở những giai đoạn sớm.
Phương pháp chẩn đoán huyết trắng có máu
- Khám tử cung và xương chậu: Bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng vùng sinh dục bên ngoài và dùng mỏ vịt hoặc hai ngón tay để kiểm tra bên trong âm đạo và cổ tử cung.
- Xét nghiệm Beta HCG trong máu hoặc nước tiểu: Phương pháp này giúp xác định tình trạng huyết trắng có máu có liên quan đến thai kỳ hay không.
- Kiểm tra dịch tiết âm đạo: Xác định nguyên nhân dịch tiết âm đạo có lẫn máu.
- Phết tế bào cổ tử cung: Sử dụng kính hiển vi để kiểm tra các bất thường ở âm đạo, cổ tử cung và tử cung.
- Siêu âm phần phụ tử cung: Phương pháp sử dụng sóng âm thanh để xem hình ảnh tử cung, niêm mạc tử cung và hai phần phụ giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Sinh thiết phát hiện ung thư: Các bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung, âm đạo hoặc tử cung để kiểm tra các dấu hiệu có thể liên quan đến ung thư.
Cách xử trí huyết trắng có máu
Khi xuất hiện triệu chứng huyết trắng có máu mà không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời nếu xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý sẽ tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, nếu bệnh nặng có thể đe dọa tính mạng và gây vô sinh.
Khi phát hiện bản thân có hiện tượng huyết trắng có lẫn máu thì chị em phải mau chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra, chẩn đoán càng sớm càng tốt. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất.
Chị em tuyệt đối không nên tự ý điều trị bằng thuốc tại nhà khi không có sự chỉ định của bác sĩ, nếu điều trị sai cách bệnh sẽ chuyển nặng và xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa ra huyết trắng có sợi máu
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày và tránh thụt rửa sâu âm đạo.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh, sữa tắm,… có có độ pH phù hợp.
- Thay quần áo lót thường xuyên và giặt sạch, sấy khô trước khi mặc. Ngoài ra, bạn cần chọn đồ lót được làm từ chất liệu thấm mồ hôi với kích cỡ phù hợp.
- Hạn chế sử dụng băng vệ sinh hàng ngày.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, ít nhất 4 đến 6 tiếng một lần.
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Chế độ ngủ nghỉ hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài…
- Tập thể dục đều đặn để duy trì thể chất khỏe mạnh.
- Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lây truyền.
- Khám phụ khoa định kỳ (ít nhất 6 tháng một lần).
Khi nhận thấy dấu hiệu huyết trắng có máu hoặc có bất kỳ hiện tượng nào bất thường ở vùng kín, chị em nên đến ngay bệnh viện để thăm khám và xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời. Đừng chủ quan vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn cho việc điều trị, thậm chí gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Câu hỏi thường gặp:
Bệnh huyết trắng có nguy hiểm không?
Bệnh huyết trắng, còn được gọi là viêm âm đạo, thường không nguy hiểm đối với sức khỏe. Nó là một tình trạng thông thường và phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời hoặc nếu tái phát liên tục, nó có thể gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Huyết trắng có máu ở tuổi dậy thì
Huyết trắng, hay khí hư âm đạo, là một dạng chất tiết tự nhiên bình thường ở phụ nữ trưởng thành và có thể xuất hiện ở tuổi dậy thì. Nó thường có màu trắng hoặc trong suốt, và thường có mùi nhẹ. Tuy nhiên, nếu màu sắc, mùi hoặc đặc tính của nó thay đổi đáng kể hoặc đi kèm với các triệu chứng không bình thường, như ngứa, khó chịu hoặc khó tiếp xúc tình dục, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nếu cần.
Ra huyết trắng có máu có sao không?
Huyết trắng có máu có thể là dấu hiệu bình thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, dịch tiết màu nâu hoặc có máu có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc u xơ tử cung.
Docosan hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc biết được hiện tượng huyết trắng có máu là triệu chứng mà chị em phụ nữ không nên lơ là, xem thường mà nên chú ý theo dõi và nhanh chóng thăm khám bác sĩ nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm:
- Huyết trắng màu đen: Nguyên nhân và cách điều trị
- 11 nguyên nhân gây huyết trắng màu hồng và cách điều trị
- Huyết trắng màu nâu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- Huyết trắng màu trắng đục: nguyên nhân và cách điều trị
- Huyết trắng màu xanh có phải bệnh lý? Nguyên nhân là gì?
- Huyết trắng màu vàng: Nguyên nhân và cách điều trị
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Diseases Characterized by Vulvovaginal Itching, Burning, Irritation, Odor or Discharge, CDC