Huyết trắng màu xanh có phải bệnh lý? Nguyên nhân là gì?

Huyết trắng màu xanh không chỉ biểu hiện của sinh lý bất thường mà còn là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý nguy hiểm cần sớm thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đồng thời, chị em cần ý thức hơn trong việc vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín, có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm phòng tránh bệnh tình tái phát trở lại. Để có thông tin chi tiết hơn, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu ngay bài viết được chia sẻ dưới đây.

Huyết trắng là gì?

Vùng kín ra huyết trắng (khí hư) có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ, từ độ tuổi dậy thì đến khi mãn kinh, người gọi là huyết trắng sinh lý. Sự xuất hiện của huyết trắng sinh lý thường vào những thời điểm như thời điểm rụng trứng, trước ngày hành kinh, khi quan hệ và khi mang thai.

Huyết trắng sinh lý thường có màu trắng trong (giống như lòng trắng trứng), hơi dai, hơi tanh nhưng không có mùi hôi.

Khi số lượng huyết trắng tăng nhiều, kèm theo biểu hiện bất thường như về màu sắc, có mùi hôi, và các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu tại vùng kín, đây có thể là bạn đã mắc bệnh huyết trắng (huyết trắng bệnh lý) và bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa sản phụ để được thăm khám và điều trị triệt để.

Huyết trắng màu xanh là bệnh gì?

Màu sắc của huyết trắng bệnh lý có thể thay đổi đa dạng từ màu vàng sậm, màu xanh lá cây, màu hồng, màu đỏ… và mỗi màu sắc là gợi ý để một bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về bệnh lý liên quan đến huyết trắng màu xanh: cách nhận biết, nguyên nhân, các biện pháp điều trị và phòng ngừa.

Nếu dịch tiết vùng kín có màu vàng rất nhẹ, đây có thể không phải là dấu hiệu của bệnh huyết trắng. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi trong chế độ ăn uống và sử dụng các thực phẩm chức năng.

Khi huyết trắng có màu vàng xanh, hoặc huyết trắng màu xanh lá cây là một dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường sinh dục nữ, thường do vi khuẩn Trichomonas vaginalis và lây truyền qua quan hệ tình dục.

Nhiễm khuẩn Trichomonas là một bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục phổ biến nhất và có thể chữa được. Tại Mỹ, ước tính có khoảng 3.7 triệu người bị nhiễm. Phụ nữ càng lớn tuổi càng có nguy cơ nhiễm Trichomonas cao hơn.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh huyết trắng màu xanh

Khoảng 70% người bị nhiễm Trichomonas đều không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng gợi ý nào, dẫn đến việc chậm trễ phát hiện và điều trị, có thể kéo dài đến vài tháng đến vài năm. Một số triệu chứng có thể gặp như kích ứng, ngứa rát vùng kín do tình trạng nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng có thể xuất hiện trong vòng từ 5 đến 28 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng gợi ý bệnh huyết trắng màu xanh gồm có:

  • Màu sắc huyết trắng thay đổi, thường là màu ngả vàng xanh, màu xanh lá, có bọt, kèm theo mùi tanh, hôi và lượng nhiều.
  • Ngứa, rát, đau, sưng tấy đỏ vùng kín.
  • Các bất thường thói quen tiểu tiện: tiểu rắt, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nóng rát.
  • Khó chịu, không thoải mái, đau đớn trong việc quan hệ tình dục.

Bệnh có thể điều trị hiệu quả với kháng sinh, vì vậy, khi có một trong những dấu hiệu trên, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

huyet trang mau xanh co nguy hiem
  • Màu sắc huyết trắng thay đổi, thường là màu ngả vàng xanh
  • Huyết trắng màu xanh có nguy hiểm không?

    Đây là một triệu chứng nhiễm trùng phụ khoa thường gặp, phổ biến nhất trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, và có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh. 

    Bệnh huyết trắng màu xanh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác lây qua đường tình dục, ví dụ như nhiễm HIV.

    Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm khuẩn Trichomonas trước đó và không điều trị triệt để có thể làm tăng nguy cơ sinh non (đứa bé sinh ra đời khi chưa đủ ngày đủ tháng, sớm hơn dự kiến) và trẻ bị nhẹ cân khi sinh.

    Cách chữa bệnh huyết trắng màu xanh 

    Bệnh huyết trắng màu xanh do nhiễm khuẩn Trichomonas có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Thuốc thường được sử dụng là Metronidazole, Tinidazole hoặc Trichofuran đối với phụ nữ đang mang thai. Người bệnh nên đến khám trực tiếp bác sĩ chuyên khoa, để đánh giá mức độ bệnh và có liều lượng điều trị phù hợp.

    Lưu ý rằng, người đã từng nhiễm Trichomonas hoàn toàn có thể bị nhiễm lại. Vì đây là một bệnh lý nhiễm trùng lây qua quan hệ tình dục, nên việc điều trị bạn tình là việc cần thiết, để đảm bảo cả hai đều khỏi bệnh và không bị nhiễm lại. Bên cạnh đó, người bệnh nên chờ khoảng 7-10 ngày sau khi được bác sĩ kết luận đã khỏi bệnh, mới được quan hệ tình dục trở lại, và nên đi khám kiểm tra khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý tương tự trước đây.

    Phòng tránh huyết trắng màu xanh như thế nào?

    Bệnh huyết trắng màu xanh do nhiễm Trichomonas là một bệnh lý nhiễm trùng thuộc nhóm bệnh liên quan quan hệ tình dục, vì vậy để phòng ngừa nhóm bệnh này nói chung, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

    • Không quan hệ tình dục với nhiều người. Nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía, với người bạn tình đã được xét nghiệm, kiểm tra và có kết quả âm tính với các bệnh lý liên quan đến quan hệ tình dục.
    • Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Điều này có thể ngăn ngừa nhiều bệnh lý hoặc một số vấn đề không mong muốn, trong đó có ngăn nhiễm Trichomonas. 
    • Người phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 2 lần/năm.

    Xem thêm: Huyết trắng trong suốt