Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng khô âm đạo, trong đó thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi người phụ nữ lớn tuổi hơn, những thay đổi trong sản xuất hormone có thể khiến thành âm đạo mỏng đi, đồng nghĩa ít tế bào tiết ra độ ẩm hơn, dẫn đến khô âm đạo. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung dưới đây cùng Docosan.
Tóm tắt nội dung
Tác hại của khô âm đạo là gì?
Tình trạng khô âm đạo thường gây ra:
- Khó chịu ở vùng âm đạo và vùng chậu
- Cảm giác nóng ran
- Mất hứng thú với tình dục
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu nhẹ sau khi giao hợp
- Đau nhức
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) không khỏi hoặc tái phát trở lại
- Ngứa hoặc châm chích âm đạo
Khô âm đạo có thể là một vấn đề khó nói ở phụ nữ. Tuy nhiên, đây là tình trạng xảy ra phổ biến và ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ.
Nguyên nhân gây khô âm đạo
Nồng độ estrogen giảm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng khô âm đạo. Phụ nữ bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn khi họ lớn tuổi hơn, dẫn đến việc chấm dứt kinh nguyệt vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Tuy nhiên, mãn kinh không phải là nguyên nhân duy nhất làm cơ thể giảm sản xuất estrogen. Các nguyên nhân khác bao gồm:
- Cho con bú.
- Hút thuốc lá.
- Phiền muộn.
- Căng thẳng quá mức.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như hội chứng Sjögren.
- Sinh con.
- Tập thể dục cường độ cao.
- Một số phương pháp điều trị ung thư, chẳng hạn như phóng xạ vào khung chậu, liệu pháp hormone hoặc hóa trị liệu.
- Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
- Thụt rửa âm đạo.
- Sử dụng các loại kem, nước hoa cho âm đạo.
- Một số loại thuốc cũng có thể làm giảm bài tiết trong cơ thể.
Khi nào nên trao đổi bác sĩ?
Âm đạo khô hiếm khi là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu cảm giác khó chịu kéo dài hơn vài ngày hoặc bạn cảm thấy khó chịu khi quan hệ tình dục, hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ. Nếu không được điều trị, tình trạng khô âm đạo có thể gây ra vết loét hoặc vết nứt trên các mô của âm đạo.
Nếu tình trạng này đi kèm với chảy máu âm đạo nghiêm trọng, hãy gặp bác sĩ phụ khoa ngay lập tức. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thành âm đạo để tìm vết rách hoặc phần da mỏng, hay lấy một mẫu dịch tiết âm đạo để kiểm tra liệu có vi khuẩn có hại.
Điều trị khô âm đạo
Bác sĩ có thể kê đơn các chất bôi trơn bôi vào vùng âm đạo để giảm khô và khó chịu, thay đổi độ pH của âm đạo làm giảm khả năng bị nhiễm trùng tiểu.
Chất bôi trơn nên dành riêng cho âm đạo và có gốc nước, không được chứa nước hoa, chiết xuất thảo mộc hoặc màu nhân tạo vì có thể gây kích ứng. Các chất bôi trơn như sản phẩm hóa dầu (petroleum jelly) và dầu khoáng (mineral oil) có thể làm hỏng bao cao su và màng ngăn được sử dụng để ngừa thai.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn liệu pháp estrogen dưới dạng viên uống, kem hoặc vòng có tác dụng giải phóng estrogen trực tiếp đến các mô nếu bạn có các triệu chứng mãn kinh khó chịu khác.
Vì nhiều sản phẩm có thể gây kích ứng vùng da mỏng manh ở âm đạo, bạn cần trao đổi bác sĩ nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Bổ sung vitamin E hỗ trợ đáng kể trong tăng cường hệ miễn dịch âm đạo, bổ sung vitamin E an toàn với ENAT.
Bác sĩ tư vấn và điều trị tình trạng khô âm đạo
- BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
- BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.
Âm đạo khô có thể gây ra cảm giác khó chịu ở vùng âm đạo và vùng chậu nhưng hiếm khi nghiêm trọng. Nếu tình trạng khô âm đạo kéo dài dai dẳng, hãy trao đổi bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Mời bạn tham khảo Xét nghiệm nấm âm đạo – Savvycheck có tại Docosan
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.