Kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào an toàn nhất

Kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào? Bên cạnh bao cao su, thuốc tránh thai và các biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai cũng có một vai trò quan trọng. Sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai, việc kiểm tra thường xuyên đảm bảo dụng cụ này vẫn đang thực hiện tốt chức năng của nó. Vậy, cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà ra sao? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan

Là một phương pháp ngừa thai, vòng tránh thai có rất nhiều ưu điểm. Thông thường nó có thể được sử dụng trong vòng vài năm. Ngược lại, khi bạn sẵn sàng để có em bé, bác sĩ hoàn toàn có thể gỡ nó ra khỏi tử cung của bạn.

Vòng tránh thai có một số nhược điểm. Một trong số đó là mất sợi dây giữ vòng tránh thai. Nghĩa là không thấy sự hiện diện của sợi dây gắn vào chân của vòng tránh thai.

Docosan sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào tại nhà mà không cần phải đi đến phòng khám sản phụ khoa trong bài viết dưới đây.

Tại sao không tìm thấy dây của vòng tránh thai

Một số lý do khiến bạn có thể khó khăn trong việc tìm sợi dậy của vòng tránh thai, chẳng hạn như:

Sợi dây bị lệch vị trí: Thông thường, khi không thấy dây của vòng tránh thai, khả năng cao là nó đã rút vào trong tử cung hoặc ống tử cung. Hãy yên tâm rằng trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ hoàn toàn có thể xác định nó đang nằm ở đâu và kéo nó ra trở lại.

Mang thai ngoài ý muốn: Vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao nhưng không phải 100%. Những trường hợp hiếm, mang thai khiến bạn không thể tìm thấy sợi dây của vòng tránh thai.

Thủng tử cung: Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng cực kì nghiêm trọng có thể xảy ra khi đặt vòng tránh thai. Trong tình huống này sợi dây của vòng tránh thai cũng không hiện diện

Tuột vòng tránh thai: dây của vòng tránh thai có biến mất nếu toàn bộ dụng cụ tuột ra khỏi tử cung, và hiển nhiên điều này làm mất khả năng ngừa thai của bạn. Vì việc mất vòng tránh thai cực kì hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra, nên kiểm tra định kì để đảm bảo vòng tránh thai vẫn còn ở đúng vị trí trong tử cung của bạn.

Kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, được làm bằng nhựa. Dụng cụ này được bọc một lớp đồng bên ngoài hoặc chứa hormone progestin.

Khi bác sĩ đặt vòng tránh thai, thiết bị sẽ cố định bên trong tử cung và sợi dây của nó sẽ thò ngoài cổ tử cung, nằm ở đoạn trên bên trong âm đạo.

  1. Các bước kiểm tra vòng tránh thai của bạn lần lượt như sau:
  2. Rửa tay bằng xà phòng.
  3. Xác định cổ tử cung: Trong khi ngồi xổm (lựa chọn tư thế thoải mái), đưa ngón trỏ hoặc ngón giữa vào sâu trong âm đạo cho đến khi chạm vào cổ tử cung. Cổ tử cung của bạn sẽ có cảm giác săn chắc như đầu mũi của bạn.
  4. Cảm nhận dây của vòng tránh thai: Chúng thò qua cổ tử cung của bạn. Nếu cảm nhận được sự hiện diện của dây thì vòng tránh thai đang ở đúng vị trí và có khả năng ngừa thai.
  5. Xác định xem sợi dây có bị lệch hay không: Nếu sợi dây dài hoặc ngắn hơn so với lần tự kiểm tra gần đây nhất hoặc phần cứng của vòng tránh thai thò ra cổ tử cung, khả năng cao là vòng tránh thai đã lệch khỏi vị trí ban đầu. Việc đặt lại đúng vị trí sẽ được bác sĩ thực hiện.
kiem tra vong tranh thai bang cach nao 3
Phối hợp các biện pháp tránh thai khác

Phối hợp các biện pháp tránh thai khác: Nếu nghĩ rằng vòng tránh thai đã bị lệch, hãy sử dụng phối hợp các biện pháp tránh thai cho đến tái khám bác sĩ. Họ có thể yêu cầu thử thai và một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm vùng chậu để xác định vị trí hiện tại của vòng tránh thai (nếu vẫn còn sợi dây trong âm đạo lúc bác sĩ khám bằng tay).

Lưu ý: Đừng tự cố gắng đẩy vòng tránh thai ngược trở lại. Đồng thời, không bao giờ kéo dây của vòng tránh thai xuống, vì có thể khiến nó tuột ra ngoài tử cung.

Kiểm tra vòng tránh thai bao lâu 1 lần

kiem tra vong tranh thai bang cach nao 2
Vòng tránh thai dễ bị lệch khỏi vị trí trong chu kỳ kinh nguyệt

Các vòng tránh thai dễ bị lệch khỏi vị trí trong vòng vài tháng đầu sau khi thực hiện thủ thuật hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm:

Có thể kiểm tra định kì sợi dây của bạn 1 lần/ tháng, giữa các chu kì kinh. Như đã nêu, có khả năng vòng tránh thai sẽ bị tuột ra khỏi tử cung trong khi hành kinh, hãy luôn kiểm tra băng vệ sinh của bạn để đảm bảo phát hiện kịp thời nếu vòng tránh thai bị bung ra.

Lưu ý khi đặt vòng tránh thai

Nếu vòng tránh thai của bạn bị tuột không hoàn toàn (1 phần của nó còn kẹt lại tử cung), bạn cần phải gặp bác sĩ để tháo vòng tránh thai chứ không được tự tháo gỡ nó.

Mang thai ngoài ý muốn

Đa phần các trường hợp mang thai ngoài ý muốn của phụ nữ đã được đặt vòng tránh thai có nguyên nhân là họ không nhận ra vòng tránh thai đã bị tuột ra ngoài.

Khả năng mang thai khi đang đặt vòng tránh thai là cực kỳ thấp. Tuy nhiên, nên gỡ bỏ vòng tránh thai ngay khi biết bạn đã mang thai. Phụ nữ đã mang thai mà còn lưu giữ vòng tránh thai phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ vì họ có nguy cơ nhiễm trùng vùng chậu, thai chết lưu, thai nhi phát triển kém, sẩy thai, chuyển dạ và sinh sớm cao hơn những phụ nữ khác.

Rút ngắn sợi dây của vòng tránh thai

Bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cắt dây của vòng tránh thai ngắn hơn nếu nó ảnh hưởng đến quan hệ tình dục của bạn. Lưu ý rằng dây của vòng tránh thai có thể được cắt ngắn đến mức không cảm nhận được sự hiện diện củ nó. Và vì thế, việc kiểm tra vòng tránh thai không thể thực hiện tại nhà mà cần thực hiện bởi bác sĩ sản phụ khoa trong những lần tái khám định kì.

Ngộ nhận về vòng tránh thai

Một số người hiểu lầm rằng cần phải tháo vòng tránh thai nếu thay đổi người yêu hoặc bạn tình. Đây là một tin đồn thất thiệt. Lưu ý rằng vòng tránh thai hoàn toàn có thể hoạt động hiệu quả, bất kể bạn có bao nhiêu đối tác tình dục. Và nó cũng chỉ có tác dụng ngừa thai chứ không ngăn các bệnh lý lây lan qua đường tình dục, nên bạn cần cân nhắc về người đối tác của mình trước khi quyết định những bước tiếp theo.

Kết luận

Vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai an toàn, đáng tin cậy. Tuy nhiên, có những rủi ro và nhược điểm đối với tất cả các phương pháp ngừa thai. Kiểm tra dây của vòng tránh thai thường xuyên có thể giúp theo dõi tình trạng của nó, và sớm nhận biết liệu nó có bị lệch vị trí hay không.

Nếu không thể cảm nhận dây của vòng tránh thai hoặc có bất kì thay đổi nào so với lần kiểm tra gần đây nhất, hãy liên hệ với bác sĩ. Đừng bao giờ tự tháo hoặc lắp lại vị trí của vòng tránh thai. Và khi có chuyện bất thường xảy ra, cho đến khi gặp được bác sĩ, hãy nhớ sử dụng phương pháp tránh thai khác để đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào để an toàn và hiệu quả nhất tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Nguồn tham khảo: verywellhealth.com

Contact Me on Zalo