Kinh nghiệm chữa nấm candida gây nấm âm đạo là chủ đề được các chị em quan tâm nhiều hiện nay do đây không còn là một bệnh lý hiếm gặp trong cuộc sống nữa. Bệnh nhiễm nấm âm đạo có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng điều trị khỏi nấm âm đạo nhanh hay chậm hoặc có tái phát hay không phụ thuộc vào quá trình điều trị cũng như loại thuốc điều trị người bệnh sử dụng. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về nấm candida và kinh nghiệm chữa nấm candida qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Nấm candida gây nấm âm đạo là gì?
Âm đạo người phụ nữ có sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn và nấm men. Hormone estrogen của phụ nữ giúp những vi khuẩn có lợi được gọi là lactobacilli tồn tại và phát triển, chúng có tác dụng tiêu diệt các sinh vật gây hại và giữ âm đạo khỏe mạnh.
Nhưng sự cân bằng đó có thể bị xáo trộn bởi nấm có tên là candida, thường phát triển ngoài tầm kiểm soát và gây nên tình trạng viêm nhiễm nấm âm đạo (nấm candida âm đạo).
Nấm Candida gây nấm âm đạo là tình trạng phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Sự phát triển quá mức này gây ra tình trạng kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát vùng âm đạo. Có đến 75% phụ nữ đều bị nhiễm trùng nấm men ít nhất 1 lần trong suốt cuộc đời, số phụ nữ không mang thai (15 đến 20%) mắc bệnh nấm âm đạo thấp hơn so với phụ nữ mang thai (20 đến 40%). Viêm nhiễm âm đạo do Candida lại không thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh, ngoại trừ những người dùng liệu pháp hormone toàn thân
Các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ nhiễm nấm âm đạo bao gồm:
- Đái tháo đường
- Sử dụng kháng sinh phổ rộng hoặc corticosteroid
- Mang thai
- Quần áo lót bó chặt không thoáng
- Suy giảm miễn dịch
- Sử dụng dụng cụ tử cung để tránh thai
Nấm candida có lây không?
Ở người khỏe mạnh, nấm Candida thường tồn tại khoảng 30% ở miệng, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản và 35% ở ruột.
Khi cơ thể vì một nguyên nhân nào đó khiến hệ miễn dịch suy giảm, chính là lúc mà nấm Candida sẽ phát triển nhanh chóng và các triệu chứng cũng theo đó mà xuất hiện.
Vì nấm candida xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nên chúng cũng có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau. Tốc độ lây nhiễm của nấm Candida không cao nhưng lại có thể lây qua nhiều đường và nhiều cách khác nhau như:
- Sử dụng chung khăn mặt, quần áo và dụng cụ vệ sinh cá nhân cùng với người bệnh.
- Sử dụng chung đồ lót và quần áo với người bệnh.
- Quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su
- Quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn
- Sử dụng dụng cụ quan hệ tình dục như sex toy
Trong các con đường kể trên thì tỉ lệ viêm nhiễm âm đạo chiếm cao hơn cả nên có thể thấy con đường chủ yếu lây nhiễm nấm candida chính là qua đường tình dục.
Triệu chứng của nhiễm nấm candida âm đạo
Ngứa và khó chịu vùng âm đạo là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của viêm nhiễm nấm âm đạo. Các triệu chứng sau đây cũng dễ dàng bắt gặp trong một trường hợp nhiễm nấm Candida vùng âm đạo:
- Không có dịch tiết nhưng cũng có thể ra nhiều huyết trắng không mùi, loãng hoặc đục giống váng sữa hay phô mai gắn chặt vào thành âm đạo.
- Triệu chứng và dấu hiệu tăng nặng nề hơn vào tuần trước khi hành kinh.
- Ngứa, đỏ và nóng rát ở âm hộ, âm đạo, cảm giác bỏng, hoặc kích ứng (khó chịu nhiều hơn khi quan tình dục)
- Đau khi quan hệ
- Có cảm giác đau rát khi đi tiểu, có mùi hôi ở bộ phận sinh dục.
- Ban đỏ, phù nề, và trầy da thường gặp.
- Ở miệng nấm Candida có thể gây đau họng, xuất hiện một lớp phủ màu trắng trên lưỡi, mụn nước, có vết loét hoặc hơi thở có mùi hôi.
- Ở đường tiêu hóa: có thể dị ứng thực phẩm, đau bụng, viêm loét dạ dày, ợ nóng, ngứa hậu môn.
- Nhiễm nấm ở bạn tình nam giới lại rất hiếm gặp.
Kinh nghiệm chữa nấm candida
Điều trị nấm candida, trị nấm âm đạo phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất nhiễm của người bệnh nhưng chủ yếu luôn gồm 2 yếu tố sau:
- Thuốc kháng nấm
- Giữ cho vùng sinh dục, âm hộ, âm đạo sạch sẽ, không để quá ẩm ướt
Giữ cho âm hộ sạch sẽ và mặc quần áo vải thấm hút, thấm nước cho phép không khí lưu thông có thể làm giảm độ ẩm âm đạo và nấm phát triển.
Thuốc bôi tại chỗ hoặc uống đều có hiệu quả cao nhưng thường sử dụng một liều uống fluconazole 150mg mỗi ngày nhằm giúp tuân thủ điều trị tốt hơn. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc trong vòng 1-7 ngày.
Các trường hợp triệu chứng nhẹ đến trung bình và các đợt không thường xuyên, có thể sử dụng các thuốc bôi tại chỗ, kem chống nấm không kê đơn, thuốc mỡ hoặc thuốc đạn (chứa butoconazole, clotrimazole, miconazole, và tioconazole). Tuy nhiên, bệnh nhân nên được cảnh báo rằng các loại kem và thuốc mỡ chuyên dụng có chứa dầu khoáng hoặc dầu thực vật dễ làm hỏng bao cao su khi quan hệ.
Trường hợp nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ có thai, việc sử dụng kem bôi hoặc thuốc đạn thì an toàn hơn dùng thuốc fluconazole đường uống.
Nếu tình trạng nhiễm nấm candida tái phát thường xuyên, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống như fluconazole 150 mg mỗi tuần hoặc ketoconazole 100 mg một lần/ngày trong 6 tháng nhằm ức chế nấm và chỉ có hiệu quả khi đang dùng thuốc. Những thuốc này có thể được chống chỉ định ở những bệnh nhân có bệnh lý liên quan gan.
Bị nấm candida có thai được không?
Câu trả lời là có, phụ nữa bị viêm nhiễm nấm candida ở âm đạo vẫn có thể mang thai theo cách tự nhiên được nhưng còn tùy theo từng tình trạng bệnh nặng hay nhẹ vì khi bị viêm nhiễm nấm âm đạo khiến các chất dịch tiết âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn và làm loãng tinh dịch của bạn tình khiến cho sự phát triển tinh trùng bị giảm, giảm khả năng thụ tinh với trứng.
Kinh nghiệm chữa nấm Candida cho các chị em phụ nữ là hãy lưu ý đến các triệu chứng như tiết dịch âm đạo, ngứa và đau rát nhiều vùng âm hộ, âm đạo để có thể mau chóng đi khám và chữa trị bởi bác sĩ phụ khoa sớm nhất có thể, hạn chế việc phải sử dụng thuốc kháng nấm đường uống.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Mời bạn tham khảo gói Xét nghiệm nấm âm đạo – Savvycheck có tại Docosan