Lạc nội mạc tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh phụ khoa điển hình, có khả năng gặp phải ở các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Về bản chất, căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng không chủ động khám và điều trị từ sớm có khả năng bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng nề. Nghiêm trọng hơn là tác động đến khả năng sinh sản và thiên chức làm mẹ. Để biết chi tiết hơn về căn bệnh này, Docosan tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là một rối loạn trong đó các mô hình thành nên niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài khoang tử cung (trên buồng trứng, ruột và các mô lót trong khung chậu). Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng việc các mô nội mạc tử cung hình thành sai vị trí, dày lên và phân hủy, khiến khu vực này bị viêm và đau.

Theo thời gian, các mô đã bị phá vỡ bị mắc kẹt trong xương chậu và có thể gây ra kết dính dẫn đến đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt, hình thành sẹo và có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản v.v. Bệnh lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phụ khoa phổ biến với khoảng 10% phụ nữ mắc phải.

Các triệu chứng lạc nội mạc tử cung

Các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau không cho biết mức độ hoặc giai đoạn của tình trạng lạc nội mạc tử cung. Bạn có thể bị một dạng bệnh nhẹ nhưng lại cảm thấy đau đớn, cũng có thể mắc phải dạng nặng nhưng cảm thấy rất ít khó chịu.

Đau vùng chậu là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, bạn cũng có thể có các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dưới trước và trong kỳ kinh nguyệt.
  • Chuột rút một hoặc hai tuần xung quanh kỳ kinh nguyệt.
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều hoặc chảy máu giữa các kỳ kinh.
  • Âm đạo khô khan.
  • Đau sau khi quan hệ tình dục.
  • Khó chịu khi đi tiểu.
  • Đau lưng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt.
dau lung lac noi mac tu cung min
Đau lưng dưới có thể là triệu chứng bệnh lạc nội mạc tử cung

Tuy nhiên lạc nội mạc tử cung cũng có thể không hề xuất hiện triệu chứng nào. Các chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa thường xuyên, điều này sẽ cho phép bác sĩ phụ khoa phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào đáng lưu ý.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra phương pháp để điều trị dứt điểm lạc nội mạc tử cung, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn và có thể đề nghị phẫu thuật nếu tình trạng không cải thiện. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

Thuốc giảm đau

Bạn có thể thử dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (những loại thuốc này không hiệu quả trong mọi trường hợp).

Liệu pháp hormone

Dùng nội tiết tố để bổ sung đôi khi có thể giảm đau và ngăn chặn sự tiến triển của lạc nội mạc tử cung. Liệu pháp hormone giúp cơ thể bạn điều chỉnh sự thay đổi hormone hàng tháng để thúc đẩy sự phát triển của các mô xảy ra khi bạn bị lạc nội mạc tử cung, ngoài ra có thể giảm đau và ngăn chặn sự tiến triển của lạc nội mạc tử cung.

Thuốc tránh thai nội tiết

Thuốc tránh thai nội tiết làm giảm khả năng sinh sản và ngăn chặn sự phát triển cũng như tích tụ hàng tháng của mô nội mạc tử cung. Thuốc tránh thai, miếng dán và vòng âm đạo có thể làm giảm hoặc thậm chí ngừng cơn đau trong trường hợp lạc nội mạc tử cung ít nghiêm trọng hơn.

thuoc tranh thai noi tiet min
Thuốc tránh thai nội tiết ngăn chặn sự phát triển của u lạc nội mạc tử cung

Thuốc tiêm medroxyprogesterone (Depo-Provera) 

Medroxyprogesterone có hiệu quả trong việc ngừng chu kỳ kinh nguyệt, ngăn chặn sự phát triển lạc nội mạc tử cung, giảm đau và giảm các triệu chứng khác. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm tăng nguy cơ tăng cân, gia tăng tỷ lệ trầm cảm v.v. trong một số trường hợp.

Chất chủ vận và chất đối kháng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH)

Liệu pháp này giúp ngăn chặn việc sản xuất estrogen kích thích buồng trứng. Estrogen là hormone chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển các đặc điểm sinh dục nữ. Việc ngăn chặn sản xuất estrogen sẽ ngăn cản kinh nguyệt và tạo ra thời kỳ mãn kinh nhân tạo. GnRH có các tác dụng phụ như khô âm đạo và khiến phụ nữ dễ nổi nóng. Dùng liều lượng nhỏ estrogen và progesterone cùng lúc có thể giúp hạn chế hoặc ngăn ngừa các triệu chứng này.

Danazol

Danazol là một loại thuốc khác được sử dụng để ngừng kinh nguyệt và giảm các triệu chứng. Danazol có thể có các tác dụng phụ, bao gồm mụn trứng cá và rậm lông (rậm lông là tình trạng lông mọc bất thường trên mặt và cơ thể).

Phẫu thuật bảo tồn

Phẫu thuật bảo tồn dành cho phụ nữ vẫn có mong muốn mang thai hoặc bị đau dữ dội và các phương pháp điều trị nội tiết tố không hiệu quả. Mục tiêu của phẫu thuật bảo tồn là ngừng sự phát triển của nội mạc tử cung mà không làm tổn thương cơ quan sinh sản.

Nội soi ổ bụng

Nội soi ổ bụng – một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu – được sử dụng để bác sĩ hình dung và chẩn đoán lạc nội mạc tử cung. Nó cũng được sử dụng để loại bỏ các u lạc nội mạc tử cung. Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường nhỏ ở bụng để phẫu thuật loại bỏ các khối u hoặc đốt/làm bốc hơi chúng. Ngày nay, laser thường được sử dụng như một cách để phá hủy mô nội mạc tử cung.

Phương pháp phẫu thuật cuối cùng (cắt bỏ tử cung)

Cắt bỏ tử cung là biện pháp cuối cùng nếu tình trạng của bạn không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp điều trị khác. Trong quá trình cắt tử cung toàn bộ, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ tử cung và cổ tử cung, loại bỏ buồng trứng vì các cơ quan này tạo ra estrogen (estrogen gây ra sự phát triển của mô nội mạc tử cung). Ngoài ra, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các tổn thương cấy ghép có thể nhìn thấy được. Bạn sẽ không thể có thai sau khi cắt bỏ tử cung.

Câu hỏi thường gặp về lạc nội mạc tử cung

u003cstrongu003eLạc nội mạc tử cung nên uống thuốc gì?u003c/strongu003e

Dựa vào tình trạng của bệnh, bác sĩ phụ khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Bệnh nhân lạc nội mạc tử cung có thể uống thuốc tránh thai nội tiết làm giảm khả năng sinh sản và ngăn chặn sự phát triển cũng như tích tụ hàng tháng của mô nội mạc tử cung. Thuốc tránh thai, miếng dán và vòng âm đạo có thể làm giảm hoặc thậm chí ngừng cơn đau trong trường hợp lạc nội mạc tử cung ít nghiêm trọng hơn. Hoặc thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen (những loại thuốc này không hiệu quả trong mọi trường hợp).

u003cstrongu003eBệnh nhân lạc nội mạc tử cung nên ăn gì?u003c/strongu003e

Uống khoảng 2l nước/ngày giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách trơn tru, giảm nguy cơ nội mạc tử cung đi lạc cũng như tránh được tình trạng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra mà không tan, đóng cục, đi đến các vị trí khác trong ổ bụng gây viêm, chảy máu.u003cbru003eƯu tiên các nguồn protein từ các loại thịt trắng, thực vật sẽ tốt hơn cho sức khoẻ của người lạc nội mạc tử cungu003cbru003eChế độ ăn uống dồi dào nguồn omega-3 đặc biệt có lợi cho những chị em có lạc nội mạc tử cung. Do chất béo omega-3 có đặc tính kháng viêm tốt đồng thời chúng cũng được chứng minh là có tác dụng giảm đau.

Bác sĩ chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung

  • BS. Bùi Thị Châu tốt nghiệp trường Học Viện Quân Y phía Nam TPHCM và đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị sản phụ khoa.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân là một vị bác sĩ phụ khoa kì cựu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, chuyên về khám phụ khoa định kỳ, các bệnh ung thư vú, viêm nhiễm như âm đạo, v.v.

Để có chẩn đoán chính xác nhất cũng như tìm ra phương pháp điều trị phù hợp đối với tình trạng của bạn, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ các bác sĩ và phòng khám phụ sản uy tín. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kì ( 4 đến 6 tháng/lần) nhằm nắm sự chủ động và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: thebump

Contact Me on Zalo