Mãn kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Mãn kinh là thời kỳ kết thúc chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thuật ngữ này có thể mô tả bất kỳ thay đổi nào người phụ nữ trải qua ngay trước hoặc sau khi ngừng kinh, đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn sinh sản. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, hãy cùng Docosan tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Nguyên nhân mãn kinh

Buồng trứng của người phụ nữ tạo ra các hormone estrogen và progesterone, giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng. Mãn kinh xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động và kinh nguyệt ngừng lại.

Mãn kinh là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa sau tuổi 40. Tuy nhiên một số phụ nữ có thể trải qua thời kỳ này sớm do phẫu thuật (chẳng hạn cắt bỏ buồng trứng), hoặc tổn thương buồng trứng (chẳng hạn như do hóa trị liệu). Mãn kinh xảy ra trước 40 tuổi được gọi là mãn kinh sớm.

man kinh la gi
Mãn kinh xảy ra trước 40 tuổi được gọi là mãn kinh sớm.

Yếu tố về gen, một số rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc một số thủ thuật phẫu thuật có thể gây mãn kinh sớm. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Suy buồng trứng sớm: Khi buồng trứng ngừng phóng thích trứng sớm mà không rõ lý do, nồng độ estrogen và progesterone của phụ nữ sẽ thay đổi. Khi hiện tượng này xảy ra trước tuổi 40 được gọi là suy buồng trứng sớm. Suy buồng trứng sớm không nhất thiết là tình trạng vĩnh viễn.
  • Mãn kinh do cảm ứng: Xảy ra khi bác sĩ cắt buồng trứng vì lý do sức khỏe, chẳng hạn như ung thư tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi xạ trị hoặc hóa trị làm tổn thương buồng trứng.

Các triệu chứng mãn kinh

Dấu hiệu sớm

Hầu hết phụ nữ gần mãn kinh sẽ gặp hội chứng nóng bừng (Hot Flashes) – cảm giác nóng đột ngột lan tỏa khắp phần trên cơ thể, thường xuyên đỏ mặt và đổ mồ hôi. Những cơn nóng bừng này có thể xảy ra từ nhẹ (ở hầu hết phụ nữ) đến nặng.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều hoặc bị trễ.
  • Khô âm đạo.
  • Đau ngực.
  • Cần đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Khó ngủ.
  • Thay đổi cảm xúc.
  • Da, mắt hoặc miệng khô.

Các triệu chứng mãn kinh

Các triệu chứng muộn hơn thường bao gồm:

  • Mệt mỏi.
  • Phiền muộn.
  • Cáu kỉnh.
  • Tim đập nhanh.
  • Nhức đầu.
  • Đau nhức khớp và cơ.
  • Tăng cân.
  • Rụng tóc.
  • Suy giảm ham muốn tình dục.

Các giai đoạn mãn kinh

Mãn kinh tự nhiên bao gồm ba giai đoạn:

  • Tiền mãn kinh: Giai đoạn này thường bắt đầu vài năm trước khi mãn kinh, thời điểm buồng trứng từ từ tạo ra ít estrogen hơn. Trong 1 đến 2 năm cuối của giai đoạn này, lượng estrogen giảm nhanh hơn và nhiều phụ nữ có các triệu chứng mãn kinh các triệu chứng kéo dài khoảng 4 năm).
  • Mãn kinh: Ở giai đoạn này, buồng trứng đã ngừng giải phóng trứng và tạo ra hầu hết estrogen.
  • Hậu mãn kinh: Giai đoạn này xảy ra những năm sau khi mãn kinh. Các triệu chứng mãn kinh như nóng bừng thường giảm bớt. Nhưng những vấn đề về sức khỏe sau khi cơ thể không còn estrogen sẽ tăng lên khi người phụ nữ lớn tuổi hơn.

Chẩn đoán mãn kinh

Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên trao đổi của bạn về các triệu chứng. Bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và chú ý khi kinh nguyệt không đều.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra máu để tìm mức độ:

  • Hormone kích thích nang trứng (FSH): Loại hormone này thường tăng lên khi bạn gần mãn kinh.
  • Estradiol: Giúp bác sĩ nhận biết buồng trứng của người phụ nữ đang tạo ra bao nhiêu estrogen.
  • Hormone tuyến giáp: Cho thấy các vấn đề với tuyến giáp của bạn có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt và gây ra các triệu chứng giống như mãn kinh.
  • Hormone chống Mullerian (AMH): Cơ thể tạo ra loại hormone này trong các mô sinh sản của nó. Kiểm tra Hormone chống Mullerian (AMH) có thể giúp bác sĩ tìm hiểu về dự trữ trứng trong buồng trứng.

Điều trị mãn kinh

Các phương pháp cải thiện triệu chứng mãn kinh bao gồm:

  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT): Đây còn được gọi là liệu pháp hormone thời kỳ mãn kinh, giúp thay thế các hormone mà cơ thể không tạo ra nữa. Một số loại thuốc hoặc kết hợp thuốc có thể giúp giảm các cơn nóng bừng và các triệu chứng ở âm đạo, cũng như giúp xương của bạn chắc khỏe hơn. Nhưng liệu pháp này có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim hoặc ung thư vú, vì vậy bạn nên dùng liều thấp nhất và có tác dụng trong thời gian ngắn nhất có thể.
  • Liệu pháp nội tiết tố tại chỗ: Liệu pháp này được sử dụng bằng cách dùng một loại kem, miếng chèn hoặc gel estrogen đặt vào âm đạo để giúp giảm khô âm đạo.
  • Thuốc nonhormone: Các loại thuốc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc điều trị loãng xương: Bạn có thể dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D để giúp xương chắc khỏe.
  • Các biện pháp tại nhà: Ngừng hút thuốc, hạn chế uống rượu, tập thể dục, yoga v.v.

Việc quản lý triệu chứng mãn kinh có thể bao gồm thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị hormone khi cần thiết. Để hỗ trợ sức khỏe toàn diện trong giai đoạn này, bổ sung vitamin E bằng ENAT mỗi ngày có thể giúp giảm tình trạng stress oxy hóa, cải thiện sức khỏe da và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến tuổi tác.

Bác sĩ tư vấn mãn kinh

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.

  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.

Nếu các triệu chứng gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống thường ngày, bạn hãy trao đổi với bác sĩ phụ khoa nhằm tìm ra các phương hướng xử lý phù hợp.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Menopause – webmd

Contact Me on Zalo