Mang thai 16 tuần: Những thay đổi rõ rệt ở mẹ và bé

Mang thai 16 tuần có thể là thời điểm cho một buổi khám tiền sản định kỳ của mẹ bầu. Ở giai đoạn này, bé đã có nhiều sự phát triển rõ rệt. Hãy cùng Docosan tìm hiểu những thay đổi mà mẹ có thể gặp khi thai được 16 tuần tuổi.

1. Những vấn đề mẹ bầu gặp khi thai 16 tuần tuổi

Khi thai được 16 tuần tuổi, em bé có kích thước bằng một quả bơ, dài khoảng 11.7cm và nặng khoảng 1kg.

Dưới đây là những gì mẹ bầu có thể cảm thấy khi mang thai 16 tuần:

  • Đau lưng. Do thai bắt đầu lớn và nặng hơn, phần lưng dưới cong hơn bình thường để giữ thăng bằng cho cơ thể, do đó, cơ lưng bị căng và đau. Để giảm đau lưng, hãy dành một chút thời gian để tập thể dục nhẹ như ngồi và đứng thẳng.
  • Ngực lớn hơn. Ngực của bạn có thể đã tăng kích thước đáng kể vào cuối tam cá nguyệt thứ hai nhằm chuẩn bị cho việc cho con bú.
  • Táo bón. Táo bón là hệ quả của tình trạng tử cung phát triển lớn hơn và bắt đầu đè lên ruột, làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải các chất cặn bã. Bên cạnh đó, hormone của thai kỳ cũng làm giảm nhu động ruột, ảnh hưởng đến việc tống xuất phân ra ngoài. Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước để giảm tình trạng táo bón.
  • Hay quên. Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai hay quên hơn vẫn chưa rõ ràng. Tình trạng này có thể liên quan đến những thay đổi hormone trong cơ thể mẹ hoặc vì mẹ bầu thường lo lắng hơn khi mang thai.
  • Mắt khô, ngứa, nhạy cảm. Mẹ bầu có thể gặp tình trạng bị ngứa, chảy nước mắt, đặc biệt nếu mẹ có tiền căn dị ứng trước khi mang thai. Bạn có thể thử dùng thuốc điều trị dị ứng hoặc thuốc nhỏ mắt, nhưng hãy nhớ tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sản trước khi lựa chọn và sử dụng thuốc.
  • Khó thở. Một số mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi khó thở. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể của bà mẹ. Ngoài ra, do thai nhi phát triển to hơn, đẩy các cơ quan trong bụng lên chèn ép vào cơ hoành và phổi, khiến mẹ bầu cảm thấy hít vào khó khăn.

Ngoài các triệu chứng kể trên, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng khác như : Chảy máu nướu răng, chuột rút ở chân, đau nhức, đổi màu da và phù chân. Đây là những hiện tượng thường xảy ra đối với phụ nữ mang thai khoảng 4 tháng trở đi.

2. Bụng của mẹ khi mang thai 16 tuần

Mẹ bầu lúc này sẽ bắt đầu cảm thấy em bé 16 tuần tuổi thai cử động trong bụng mình. Lúc đầu, những động tác đầu tiên đó của bé có thể bị nhầm lẫn với chứng chột bụng hoặc khó tiêu, nhưng theo thời gian, khi bé lớn hơn và khỏe hơn, bạn có thể dễ dàng nhận ra những cử động của bé. 

Bụng mẹ có thể nhô lên vào khoảng tuần thứ 16 khi mang thai vì tử cung đang phát triển. Mẹ bầu có thể cảm thấy bị đầy hơi, khó tiêu do ảnh hưởng của hormone thai kỳ và việc đường tiêu hoá của mẹ bị thai nhi đang lớn lên chèn ép.

3. Những xét nghiệm mẹ bầu cần thực hiện khi thai 16 tuần tuổi

Trong giai đoạn này, em bé đã có thể lắng nghe giọng nói của mẹ nhờ những xương nhỏ hình thành trong tai và sự phát triển các liên kết tronghệ thần kinh. Thai nhi 16 tuần cũng đang phát triển tóc, lông mi và lông mày, các cơ và xương đang hình thành và hoàn thiện, gan và tuyến tụy bắt đầu hoạt động, mô phổi hình thành, các chi phát triển hoàn chỉnh. Như vậy, trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm khảo sát bất thường nếu có về hình thái của thai nhi, đánh giá sự phát triển của bánh nhau, nước ối và dây rốn thai nhi.

Ngoài ra, mẹ có thể sẽ phải xét nghiệm nước tiểu để khảo sát các dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.

thai nhi 16 tuan
Siêu âm thai

4. Mẹo cho mẹ bầu mang thai 16 tuần

Ngăn ngừa nổi mụn

Da tiết nhiều dầu trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nổi mụn, mẹ có thể kiểm soát tình trạng da bùng phát mụn bằng các sản phẩm không chứa dầu. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng sữa rửa mặt và sản phẩm điều trị có axit glycolic hoặc benzoyl peroxide, tránh các sản phẩm có retinol. Mẹ bầu cần lưu ý luôn hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi áp dụng các phương pháp điều trị mụn trứng cá.

Thay đổi áo ngực phù hợp

Lúc này ngực của mẹ bầu có lẽ đã lớn hơn so với khoảng thời gian trước. Mẹ có thể đầu tư vào một số áo lót dành cho bà bầu hoặc cho con bú chất lượng cao để cảm thấy thoải mái.

Ghế tựa hỗ trợ phụ nữ mang thai

Nếu bạn ngồi làm việc trong thời kỳ mang thai, điều này có thể làm tình trạng đau lưng của mẹ bầu trầm trọng hơn. Hãy thử đặt một chiếc gối tựa vùng lưng dưới hoặc tìm một chiếc ghế làm việc thoải mái giúp lưng bạn thẳng, không bị khom lưng.

Bác sĩ phụ sản khám & theo dõi thai kỳ

Thai 16 tuần tuổi là giai đoạn mà cả mẹ và bé có nhiều sự phát triển rõ rệt. Đây cũng là thời điểm mà nhiều mẹ bầu có hẹn khám thai định kỳ, nhằm theo dõi sự phát triển thai nhi và phát hiện sớm những biến chứng thai kỳ.


16 Weeks Pregnant – thebump

Contact Me on Zalo