10 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ mà bạn cần lưu ý

Sự mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ có thể là nguyên nhân gây ra một loạt các triệu chứng không mong muốn từ mệt mỏi hoặc tăng cân đến ngứa da, tâm trạng thất thường. Nội tiết tố cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lối sống và một số tình trạng sức khỏe. Dưới đây là 10 dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố mà bạn cần chú ý, hãy cùng Docosan tìm hiểu ngay nhé.

Các dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ giới nên biết

Tính khí thất thường

Estrogen – Hormone sinh dục nữ có ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh trong não bao gồm serotonin (một chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng). Sự dao động của estrogen có thể gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) hoặc tâm trạng chán nản trong thời kỳ tiền mãn kinh (giai đoạn trước khi kỳ kinh chấm dứt hoàn toàn) và mãn kinh.

Việc bạn nên làm: Nếu cảm giác thấp thỏm hoặc lo lắng ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy thử thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, chẳng hạn như tập thể dục, uống ít rượu và bỏ thuốc lá. Hãy theo dõi và ghi lại các triệu chứng để giúp bác sĩ xác định xem liệu những yếu tố này có phải nguyên nhân cho sự mất cân bằng nội tiết tố hay không.

mat can bang noi tiet to
10 dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố nữ mà bạn cần lưu ý

Kinh nguyệt ra nhiều, đau dữ dội

Nếu bạn gặp tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, đau dữ dội kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đi tiểu nhiều lần, đau thắt lưng, táo bón và đau khi giao hợp thì rất có thể bạn đã bị u xơ tử cung. U xơ là khối u không phải ung thư phát triển trong hoặc xung quanh bụng. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được kết luận, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Việc bạn nên làm: Nếu bạn đang có các triệu chứng trên, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ phụ khoa. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Giảm ham muốn tình dục

Ham muốn tình dục thấp đặc biệt phổ biến ở phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh do mức độ estrogen và testosterone suy giảm (mặc dù được biết đến là nội tiết tố nam nhưng phụ nữ cũng có testosterone). Mất cân bằng nội tiết tố có thể gây ra các dấu hiệu mãn kinh khác như đổ mồ hôi ban đêm, mệt mỏi, tâm trạng xấu và lo lắng gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bạn.

Việc bạn nên làm: Nếu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc thử liệu pháp testosterone giúp cải thiện ham muốn tình dục cũng như cải thiện tâm trạng và năng lượng. Testosterone được dùng dưới dạng gel bôi ngoài da với liều lượng rất thấp.

Mất ngủ và ngủ không ngon

Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, buồng trứng dần sản xuất ít estrogen và progesterone (hai loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ). Nồng độ estrogen giảm cũng có thể góp phần gây đổ mồ hôi ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, gây ra mệt mỏi và thiếu năng lượng.

Việc bạn nên làm: Nếu bạn đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, hãy trao đổi với bác sĩ về các liệu pháp bổ sung hormone. Bạn cũng có thể thực hiện các phương pháp tại nhà để cải thiện giấc ngủ của mình như mặc quần áo ngủ bằng vải cotton, giữ cho phòng ngủ mát mẻ, tập thể dục, giảm uống rượu và caffein.

Tăng cân

Một số tình trạng liên quan đến hormone có thể gây tăng cân bao gồm tuyến giáp kém hoạt động (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để điều chỉnh quá trình trao đổi chất), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) – một vấn đề liên quan đến hormone gây ra u nang nhỏ trên buồng trứng và thời kỳ mãn kinh (dẫn đến thay đổi nội tiết tố có thể khiến bạn dễ tăng cân, đặc biệt là vùng xung quanh bụng).

Việc bạn nên làm: Nếu bạn đang bị tăng cân không rõ nguyên nhân (bạn không thay đổi chế độ ăn uống hoặc mức độ tập thể dục), bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra các vấn đề về tuyến giáp hoặc u nang buồng trứng.

Các vấn đề về da

Mụn trứng cá mãn tính ở tuổi trưởng thành có thể là dấu hiệu của mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể thấp, lượng hormone androgen cao, ngoài ra mụn cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Sự mất cân bằng nội tiết tố trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh có thể gây ngứa da. Trong khi đó da khô là triệu chứng của thời kỳ mãn kinh hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Việc bạn nên làm: Nếu bạn cho rằng vấn đề về da gây ra do sự mất cân bằng nội tiết tố, bạn có thể trao đổi bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.

Các vấn đề về khả năng sinh sản

Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới. Với sự thay đổi nồng độ hormone, khả năng sinh sản tự nhiên của phụ nữ giảm xuống sau tuổi 35. Nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH) cao có thể làm giảm cơ hội thụ thai của phụ nữ. Ngoài ra, mang thai khi lượng hormone hoàng thể (LH) thấp, mãn kinh sớm và các tình trạng liên quan đến hormone khác như PCOS sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Việc bạn nên làm: Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ FSH và LH. Nếu bạn đã cố gắng thụ thai trong vòng một năm, hoặc bạn đã trên 35 tuổi nhưng vẫn chưa có tin vui, bạn có thể trao đổi bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân khiến bạn khó thụ thai.

Đau đầu

Nhiều phụ nữ bị đau đầu do mất cân bằng nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh.

Việc bạn nên làm: Thường xuyên theo dõi các triệu chứng sẽ giúp bạn và bác sĩ xác định các tác nhân gây đau đầu. Bạn cũng có thể thử ăn nhẹ và duy trì thói quen ngủ đều đặn.

Loãng xương

Nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể gây tình trạng loãng xương.

Việc bạn nên làm: Phụ nữ thường không nhận ra mình bị giòn xương cho đến khi bị gãy xương. Chính vì vậy việc thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe xương khi bạn bước vào tuổi trung niên trở lên là cực kì quan trọng. Bạn có thể thử tập thể dục (chẳng hạn như chạy, tennis hoặc khiêu vũ), có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các nguồn canxi và vitamin D để cải thiện mất cân bằng nội tiết tố.

Khô âm đạo

Tình trạng khô âm đạo thường do lượng estrogen giảm, đặc biệt là trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Uống thuốc tránh thai hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể làm thay đổi nồng độ hormone dẫn đến vấn đề này.

Việc bạn nên làm: Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng là do mãn kinh.

Xét nghiệm kiểm tra nội tiết tố nữ tại nhà cùng Docosan

Đã có không ít chị em phụ nữ hiện đại thấu hiểu được tầm quan trọng của xét nghiệm nội tiết tố nữ. Nhưng vì tính chất công việc thường xuyên bận rộn hoặc không tìm địa chỉ xét nghiệm phù hợp nên việc kiểm tra luôn bị trì hoãn.

Luôn mong muốn có thể mang lại những giải pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả và tiện lợi nhất, Docosan xây dựng và cung cấp giải pháp Xét nghiệm Nội tiết tố nữ giới. Với gói kiểm tra này, bạn sẽ nhận được những ưu đãi sau:

  • Y tá lấy mẫu máu ngay tại nhà hoặc bất kỳ địa chỉ nào mà bạn mong muốn
  • Quy trình lấy máu nhanh chóng, đảm bảo an toàn
  • Mẫu máu được gửi về phòng thí nghiệm uy tín để phân tích
  • Cho bạn biết hơn 10 loại nội tiết ảnh hưởng đến tâm trạng, cân nặng, năng lượng,…
  • Được tái khám miễn phí với bác sĩ sau xét nghiệm
  • Bác sĩ hướng dẫn đọc kết quả, tư vấn điều trị và đưa ra lời khuyên cần thiết cho cân bằng nội tiết

Bác sĩ tư vấn và điều trị mất cân bằng nội tiết tố

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare.

Hầu hết các nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố nên được trao đổi và tư vấn điều trị với bác sĩ phụ khoa, bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi thực hiện những cách điều trị tại nhà.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.