Mới có thai không nên ăn gì? 14 loại thực phẩm cần lưu ý

Mới có thai không nên ăn gì? Trong giai đoạn mang thai, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Để giải đáp câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, Docosan sẽ cung cấp cho bạn đọc 14 loại thực phẩm mẹ bầu nên tránh ăn khi mang thai vì chúng có thể gây bệnh hoặc gây hại cho thai nhi.

Mới có thai không nên ăn gì? 14 loại thực phẩm cần tránh

Một số loại phô mai

Mẹ bầu nên tránh ăn các loại phô mai mốc mềm, chẳng hạn như phô mai từ sữa bò brie, phô mai camembert, phô mai từ sữa dê chevre, và các loại phô mai có vỏ tương tự. Bạn cũng nên tránh những loại phô mai mềm có gân xanh như phô mai xanh Đan Mạch hoặc gorgonzola. Những loại phô mai này có thể chứa vi khuẩn listeria, một loại vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

Bạn có thể ăn các loại phô mai cứng như cheddar, parmesan và stilton, ngay cả khi chúng được làm bằng sữa chưa tiệt trùng. Phô mai cứng không chứa nhiều nước như phô mai mềm nên vi khuẩn ít có khả năng phát triển hơn. Một số loại phô mai khác có thể ăn, nhưng ban cần đảm bảo chúng được làm từ sữa đã tiệt trùng, như phô mai tươi cottage, mozzarella, cream cheese, paneer, haloumi, phô mai sữa dê và các loại phô mai đã qua chế biến như phô mai lát.

Mới có thai không nên ăn gì? Mẹ bầu nên tránh phô mai mềm

Pa tê

Bạn nên tránh tất cả các loại patê, kể cả patê thực vật, vì chúng có thể chứa vi khuẩn listeria.

Trứng sống hoặc chưa chín kỹ

Mẹ bầu thắc mắc có thai không nên ăn gì cần lưu ý đảm bảo rằng trứng đã được nấu chín kỹ cho đến khi lòng trắng và lòng đỏ rắn lại, điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn salmonella. Không nên ăn thực phẩm có trứng sống hoặc chưa nấu chín kỹ, cũng không nên sử dụng trứng bị nứt hoặc bẩn.

mới có thai không nên ăn gì
Mới có thai không nên ăn trứng chưa nấu kỹ

Thịt sống hoặc nấu chưa chín

Bạn cần nấu chín kỹ tất cả thịt gia súc và gia cầm cho đến khi không còn màu hồng hoặc máu. Đặc biệt cẩn thận với thịt gia cầm, thịt lợn, xúc xích và thịt băm, kể cả thịt khoanh.

Rửa kỹ tất cả các bề mặt và dụng cụ sau khi chuẩn bị thịt sống. Bạn cũng cần nhớ rửa và lau khô tay sau khi chạm hoặc tiếp xúc với thịt sống. Điều này sẽ giúp bạn tránh sự lây lan của các loại virus có hại như salmonella, campylobacter và E. coli, chúng có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Gan động vật và các sản phẩm từ gan

Không nên ăn gan hoặc các sản phẩm từ gan như patê gan hoặc xúc xích gan, vì chúng có thể chứa nhiều vitamin A. Quá nhiều vitamin A có thể gây hại cho em bé.

mới có thai không nên ăn gì
Mới mang thai không nên ăn gan động vật

Các chất bổ sung có chứa vitamin A

Không dùng chất bổ sung vitamin tổng hợp liều cao, chất bổ sung dầu gan cá hoặc bất kỳ chất bổ sung nào có chứa vitamin A.

Một số loại cá

Những loại cá chứa protein và axit béo omega-3 thiết yếu thường được khuyến khích nên được sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao hơn như cá chuồn, cá cờ, cá kiếm v.v. có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của em bé, mẹ bầu băn khoăn mới có thai không nên ăn gì cần lưu ý hạn chế.

Nghêu sò ốc hến sống

Bạn nên ăn nghêu sò ốc hến đã được nấu chín thay vì ăn sống vì nhóm thực phẩm này khi chưa được nấu chín có thể chứa vi khuẩn và vi rút có hại, gây ngộ độc thực phẩm và có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria cao hơn.

Salad hoặc trái cây đóng gói sẵn

Trái cây hoặc rau được chế biến sẵn/đóng gói sẵn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria hoặc samonella cao hơn. Chẳng hạn như dưa vàng cắt sẵn có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria hoặc giá sống có nhiều vi khuẩn salmonella.

mới có thai không nên ăn gì
Trái cây đóng gói không tốt cho phụ nữ mới mang thai

Sushi

Hải sản sống đông lạnh như hàu sống, sashimi và sushi, hải sản xông khói ăn liền có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria cao hơn. Cách an toàn nhất để thưởng thức sushi là chọn các loại đã nấu chín hoàn toàn hoặc cuộn rau như dưa leo, bơ.

Thịt nguội

Thịt nguội bao gồm xúc xích Ý, dăm bông parma, chorizo ​​và pepperoni là những loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên kiêng ăn. Đã có nhiều nghiên cứu khuyến cáo phụ nữ mang thai tránh ăn thịt nguội hoặc cá hun khói, bao gồm: thịt đóng gói, thái lát sẵn để ăn v.v. vì những thực phẩm này có nguy cơ nhỏ chứa vi khuẩn listeria hoặc ký sinh trùng toxoplasma.

Sữa chưa tiệt trùng

Không nên uống các loại sữa dê hoặc sữa cừu chưa tiệt trùng, hay ăn thực phẩm làm từ chúng, chẳng hạn như pho mát dê mềm. Bạn chỉ nên uống sữa tiệt trùng hoặc sữa tươi đã đun sôi trước. Bên cạnh đó không nên ăn kem tươi mềm khi đang mang thai vì chúng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria cao hơn.

Thức uống có cồn

Thức uống có cồn được cho rằng có thể gây hại cho thai nhi, chính vì vậy nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, đang mang thai hay đang cho con bú, thì không uống thức uống có cồn là lựa chọn an toàn nhất.

mới có thai không nên ăn gì
Tuyệt đối không dùng bia rượu xuyên suốt quá trình mang thai

Caffeine

Hàm lượng caffeine cao có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh con nhẹ cân và sinh khó. Caffeine tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như cà phê, trà và sô cô la. Caffeine cũng được thêm vào một số loại nước ngọt và nước tăng lực. Một số loại thuốc chữa cảm lạnh và cúm cũng chứa caffeine. Chính vì vậy bạn cần liên hệ bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này.

Bạn không cần phải kiêng hoàn toàn caffeine, tuy nhiên không nên dùng quá 200mg mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo thang đo sau:

  • 1 tách cà phê hòa tan: 60mg
  • 1 ly cà phê espresso: 100mg
  • 1 tách cà phê pít-tông: 80mg
  • 1 tách trà: 30mg
  • Lon cola 375ml: 49mg
  • Lon nước tăng lực 250ml : 80mg
  • 100g sô cô la sữa: 20mg

Để cắt giảm lượng caffeine, hãy thử uống trà và cà phê đã khử caffeine, nước hoa quả hoặc nước khoáng thay vì trà, cà phê và coca cola thông thường.

Nước tăng lực

Nước tăng lực không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ vì chúng có thể chứa hàm lượng caffeine cao và các thành phần khác không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai.

Bác sĩ tư vấn và khám thai kì

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa – Quận 4, TP.HCM.
  • Bác sĩ Lê Hồng Cúc, nguyên là bác sĩ trưởng khoa Sản bệnh viện Từ Dũ, nguyên bác sĩ bệnh viện Mê Kông. Sau khi tốt nghiệp đại học, bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản phụ khoa. Nay bác sĩ Hồng Cúc làm việc tại phòng khám đa khoa Hạnh phúc.
  • Bác sĩ Tống Kim Long, nguyên giảng viên đại học Y Dược TPHCM, Sau khi tốt nghiệp đại học, bác sĩ đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa, và hơn 15 năm kinh nghiệm công tác tại bệnh viện đại học Y Dược TPHCM. Nay bác sĩ Long làm việc tại phòng khám đa khoa Hạnh phúc, bác sĩ Long chuyên điều trị các bệnh sản phụ khoa như khám thai, tư vấn dinh dưỡng phụ sản, khám bệnh phụ khoa.
  • BS. Trần Thiện Vĩnh Quân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa. Hiện đang công tác tại Phòng Khám Đa Khoa Sài Gòn Healthcare – Quận 10, TP.HCM.

Bài viết đã giới thiệu đến bạn đọc 15 loại thực phẩm giải đáp cho câu hỏi mới có thai không nên ăn gì. Để đảm bảo rằng thai nhi được phát triển một cách tốt nhất, mẹ bầu nên thường xuyên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.



Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com

Nguồn tham khảo: pregnancybirthbaby

Contact Me on Zalo