Nấm candida ở nữ là một tình trạng phổ biến hay gặp ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ. Việc nhận biết và điều trị kịp thời rất quan trọng để ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây!
Tóm tắt nội dung
- 1 Nấm Candida là gì?
- 2 Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là bệnh gì?
- 3 Nguyên nhân nhiễm nấm Candida ở âm đạo
- 4 Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh?
- 5 Dấu hiệu, triệu chứng bị nấm Candida ở nữ giới
- 6 Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải
- 7 Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán nhiễm nấm Candida ở phụ nữ
- 8 Các phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida
- 9 Các biện pháp phòng ngừa nhiễm nấm Candida ở nữ
- 10 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nấm Candida là gì?
Nấm Candida là một loại nấm men thường sống tự nhiên trên cơ thể, đặc biệt ở vùng miệng, cổ họng, ruột và âm đạo, phổ biến nhất là Candida albicans. Loại nấm này bình thường vẫn sống trong cơ thể mà không gây hại nhưng khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc môi trường trong cơ thể thay đổi, Candida có thể phát triển quá mức và gây nhiễm nấm.
Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là bệnh gì?
Nhiễm nấm Candida ở nữ giới là tình trạng nhiễm trùng âm đạo do sự phát triển quá mức của nấm men Candida. Sự phát triển quá mức này xảy ra khi môi trường vi sinh trong âm đạo bị mất cân bằng, điều này có thể gây ra những triệu chứng như kích ứng, viêm, ngứa, tiết dịch và đau rát vùng âm đạo.
Nguyên nhân nhiễm nấm Candida ở âm đạo
Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị nhiễm nấm Candida ở âm đạo, bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc này có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có lợi sống trong âm đạo gây mất cân bằng vi sinh, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
- Thay đổi hormone: Những thay đổi khi mang thai, cho con bú hoặc mãn kinh có thể thay đổi sự cân bằng trong âm đạo của bạn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu bạn dương tính với HIV/AIDS hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch khác, cũng có thể tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển không kiểm soát.
- Quan hệ tình dục: Mặc dù nhiễm nấm Candida ở nữ không được xếp vào lây truyền qua đường tình dục, tuy nhiên vẫn có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục.
- Bệnh tiểu đường: Nếu tình trạng bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, sự gia tăng lượng đường trong màng nhầy của âm đạo, có thể tạo ra nơi cho nấm men phát triển.
Ai dễ có nguy cơ mắc bệnh?
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc nhiễm nấm Candida bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh: Đặc biệt là kháng sinh phổ rộng, làm mất cân bằng vi khuẩn âm đạo.
- Mức estrogen tăng cao: Thường gặp ở phụ nữ mang thai, hoặc sử dụng thuốc tránh thai liều cao, liệu pháp hormone.
- Tiểu đường không kiểm soát: Lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ nhiễm nấm.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Phụ nữ có hệ miễn dịch yếu do sử dụng liệu pháp Corticosteroid hoặc nhiễm HIV dễ bị nhiễm nấm hơn.
Dấu hiệu, triệu chứng bị nấm Candida ở nữ giới
Triệu chứng nhiễm nấm Candida có thể từ nhẹ đến trung bình, bao gồm:
- Ngứa và kích ứng ở âm đạo và âm hộ.
- Cảm giác nóng rát khi quan hệ hoặc tiểu tiện.
- Đỏ và sưng âm hộ.
- Đau và khó chịu ở âm đạo.
- Nổi mẩn ở âm đạo.
- Dịch tiết âm đạo đặc, màu trắng, không mùi.
Các triệu chứng của nhiễm nấm men tương tự như các tình trạng nghiêm trọng khác, bao gồm nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục và nhiễm khuẩn âm đạo. Nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh trên thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và được điều trị sớm nhất.
Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải
Các biến chứng của nhiễm nấm Candida có thể bao gồm:
- Nhiễm trùng tái phát nhiều lần gây khó khăn trong việc điều trị.
- Viêm nhiễm lan rộng có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng tại vùng âm đạo.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng khác do sự suy giảm hệ miễn dịch.
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý do triệu chứng kéo dài.
Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán nhiễm nấm Candida ở phụ nữ
Khi bạn có các triệu chứng về phụ khoa kể trên, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân như:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Các triệu chứng như ngứa, đỏ và dịch tiết giúp bác sĩ nghi ngờ nhiễm nấm Candida.
- Soi tươi dịch âm đạo: Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch ở vùng nghi ngờ nhiễm nấm để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định sự hiện diện của nấm. Đây là một phương pháp xác định nấm Candida nhanh chóng và hiệu quả.
- Nuôi cấy nấm: Mẫu dịch từ các vùng nghi ngờ như âm đạo, miệng hoặc da được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để xác định sự hiện diện của nấm Candida và xác định loài gây bệnh cụ thể.
- Xét nghiệm máu: Nếu nghi ngờ nhiễm nấm Candida toàn thân, bác sĩ sẽ lấy máu để kiểm tra xem nấm men có lan vào máu hay không.
Các phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida
Nhiễm nấm Candida thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm, với các lựa chọn sau:
- Kem bôi: Áp dụng trực tiếp lên vùng âm đạo bị nhiễm trùng để giảm triệu chứng và loại bỏ nấm.
- Viên đặt: Nhét vào âm đạo, giúp cung cấp thuốc trực tiếp tại nơi cần điều trị.
- Thuốc uống: Các loại thuốc như Fluconazole và Itraconazole được sử dụng cho các trường hợp nghiêm trọng hoặc tái phát, cần có đơn kê của bác sĩ.
Đối với phụ nữ có nguy cơ cao, như những người mắc tiểu đường hoặc có hệ miễn dịch suy yếu, có thể cần dùng thuốc chống nấm theo chỉ định để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm nấm Candida ở nữ
Để tránh nguy cơ nhiễm bệnh nấm Candida ở vùng kín nữ, cần lưu ý những điều sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa sạch vùng âm hộ bằng nước và xà phòng nhẹ, tránh sản phẩm gây kích ứng.
- Mặc quần áo thoáng mát: Sử dụng quần áo cotton rộng rãi, giúp thông thoáng và hạn chế độ ẩm, tránh mặc quần bó sát trong thời gian dài.
- Tránh sử dụng kháng sinh không cần thiết: Kháng sinh có thể làm mất cân bằng vi khuẩn âm đạo.
- Tránh thụt rửa âm đạo: Việc này sẽ loại bỏ một số lợi khuẩn bình thường trong âm đạo bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm nấm.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường và Carbohydrate tinh chế để ngăn ngừa sự phát triển của nấm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu, triệu chứng bất thường
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu sau, cần đến khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:
- Đỏ, sưng, hoặc ngứa dữ dội vùng âm đạo.
- Các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không giảm.
- Bị nhiễm nấm tái phát nhiều lần trong năm.
- Có dấu hiệu nhiễm trùng nặng như sốt hoặc đau bụng dữ dội.
- Phụ nữ mang thai hoặc có hệ miễn dịch suy yếu đang gặp các dấu hiệu ngứa âm đạo, tiết dịch bất thường.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Xét nghiệm nấm âm đạo – Savvycheck có tại Docosan
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
Dưới đây là một số bệnh viện và cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín ở Việt Nam mà bạn có thể tham khảo để điều trị nhiễm nấm Candida ở nữ:
- Bệnh viện Từ Dũ: Là một trong những bệnh viện hàng đầu về sản phụ khoa, sơ sinh và phụ khoa. Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho phụ nữ.
- Bệnh viện Hùng Vương: Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, đảm bảo chất lượng điều trị cho bệnh nhân.
- Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản 315 – Chi Nhánh Trường Chinh – Tân Bình: Hệ thống phòng khám Phụ sản 315 cung cấp dịch vụ Phụ khoa, Sản khoa toàn diện. Đội ngũ bác sĩ rất tận tâm, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề bệnh tật.
- Phòng Khám Chuyên Khoa Phụ Sản Hoa Sen – Lotus Ob-Gyn Clinic: Đội ngũ bác sĩ với nhiều năm kinh nghiệm, từng làm việc tại các Bệnh viện lớn của thành phố và được đào tạo ở trong và ngoài nước giúp phát hiện và giải quyết các bệnh lý sản phụ khoa hiệu quả.
Xem thêm:
- Nhận biết dấu hiệu sảy thai và dọa sảy sớm. Các lưu ý khi mang thai
- 4 cách nhận biết khí hư bình thường và khi hư bệnh lý dễ dàng
- Cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức: 10 mẹo hiệu quả tại nhà
Thông qua bài viết trên, Docosan đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để phát hiện bệnh và hướng điều trị hiệu quả bệnh nhiễm nấm Candida ở nữ giới. Cùng theo dõi để cập nhật các kiến thức y khoa cần thiết một cách sớm nhất!
Nguồn tham khảo:
1. Yeast infection (vaginal)
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/symptoms-causes/syc-20378999
- Ngày tham khảo: 01/10/2024
2. Vaginal Yeast Infection (Candidiasis)
- Link tham khảo: https://www.msdmanuals.com/home/women-s-health-issues/vaginitis-cervicitis-and-pelvic-inflammatory-disease/vaginal-yeast-infection-candidiasis
- Ngày tham khảo: 01/10/2024
3. Everything You Want to Know About Vaginal Yeast Infections
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/vaginal-yeast-infection
- Ngày tham khảo: 01/10/2024