Bệnh giang mai: Nguyên nhân, các biến chứng và phòng ngừa

Giang mai là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến với các biểu hiện thường rất khó để phát hiện. Giang mai được điều trị ở giai đoạn sớm có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Bài viết sau đây của Docosan sẽ giới thiệu đến bạn đọc nguyên nhân, các biến chứng và cách phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả.

Docosan cung cấp bộ Xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà

Với cách thực hiện vô cùng dễ dàng và đảm bảo sự riêng tư bộ xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà của Docosan giúp bạn biết kết quả chỉ sau 15 phút.

Bộ xét nghiệm nhanh HIV/Giang mai của Docosan cung cấp cho bạn đầy đủ các dụng cụ và hướng dẫn để dễ dàng thực hiện. Sau khi biết kết quả xét nghiệm, bạn có thể đặt hẹn miễn phí với bác sĩ chuyên khoa trên Docosan để được tư vấn về kết quả và hướng dẫn hướng điều trị phù hợp, giúp bạn và người thân luôn khoẻ mạnh!

Xét nghiệm HIV/Giang mai tại nhà từ Docosan

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai

Bệnh giang mai do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây nên với con đường lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với vết loét của người bệnh khi sinh hoạt tình dục. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những vết cắt hoặc trầy xước nhỏ trên da và niêm mạc. Bệnh giang mai rất dễ lây lan trong giai đoạn 1 và 2, đôi khi trong cả giai đoạn đầu tiềm ẩn.

Ít phổ biến hơn, giang mai có thể lây lan qua tiếp xúc gần gũi với một tổn thương đang có sẵn (chẳng hạn như khi hôn và người bệnh có một vết loét trên môi) hoặc qua người mẹ bị nhiễm bệnh sang con trong khi mang thai hoặc sinh nở (giang mai bẩm sinh).

nguyen nhan benh giang mai
Bệnh giang mai lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với vết loét của người bệnh khi sinh hoạt tình dục

Bệnh giang mai không thể lây lan khi sử dụng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo hoặc dụng cụ ăn uống, hoặc từ tay nắm cửa, hồ bơi hoặc bồn tắm nước nóng.

Sau khi khỏi bệnh, nếu bạn không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì bạn vẫn có thể bị giang mai trở lại.

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai?

Bạn có thể đối mặt với nguy cơ cao mắc căn bệnh này nếu:

  • Tham gia vào hoạt động quan hệ tình dục không có phương pháp bảo vệ.
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
  • Quan hệ tình dục đồng giới với đàn ông.
  • Bị nhiễm HIV, vi rút gây ra bệnh AIDS.

Các biến chứng của bệnh giang mai

Nếu không điều trị, bệnh giang mai có thể dẫn đến tổn thương khắp cơ thể của bạn. Bệnh cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, có thể gây ra các vấn đề khi mang thai đối với phụ nữ.

Tổn thương trên da và niêm mạc

  • Củ giang mai: Thương tổn nhô lên thành hình bán cầu có đường kính khoảng 5 – 20mm, giống như hạt đậu xanh. Các củ có thể đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành đám, nhưng thường sắp xếp thành hình nhẫn, hình cung hoặc ngoằn ngoèo. Cũng có khi củ loét ra và đóng vảy tiết đen.
  • Gôm giang mai: Là một thương tổn chắc ở hạ bì, tiến triển qua 4 giai đoạn: Bắt đầu là những cục cứng dưới da sờ giống như hạch, dần dần to ra, mềm và vỡ chảy ra dịch tính giống như nhựa cao su tạo thành vết loét, sau đó dần dần lên da non rồi thành sẹo. Gôm có thể nhiều hoặc ít và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào. Vị trí thường gặp là mặt, da đầu, mông, đùi, mặt ngoài phần trên cẳng chân, v.v… Ở niêm mạc, vị trí thông thường là miệng, môi, vòm miệng, lưỡi, mũi, hầu…

Vấn đề thần kinh

Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thần kinh của bạn, bao gồm:

  • Đau đầu
  • Đột quỵ
  • Viêm màng não
  • Mất thính lực
  • Các vấn đề về thị giác, bao gồm mù lòa
  • Sa sút trí tuệ
  • Mất cảm giác đau và nhiệt độ
  • Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới (liệt dương)
  • Bàng quang không kiểm soát

Các vấn đề về tim mạch

Chúng có thể bao gồm phồng (chứng phình động mạch) và viêm động mạch chủ – động mạch chính của cơ thể bạn và các mạch máu khác. Bệnh cũng có thể làm hỏng các van tim.

Nhiễm HIV

Người lớn mắc bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét ở bộ phận sinh dục khác ước tính có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 2 đến 5 lần. Vết loét giang mai có thể chảy máu dễ dàng, tạo điều kiện cho HIV xâm nhập vào máu trong quá trình sinh hoạt tình dục.

nguyen nhan giang mai
Vết loét giang mai tạo điều kiện cho HIV dễ dàng xâm nhập vào máu

Các biến chứng mang thai và sinh nở

Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể truyền bệnh cho thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh làm tăng đáng kể nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh tử vong trong vòng vài ngày sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh mắc giang mai bẩm sinh có thể bị viêm xương sụn, gan to, lách to. Nếu giang mai xuất hiện muộn hơn khi trẻ khoảng 3 – 4 tuổi trở đi thì trẻ có thể bị viêm giác mạc, dẫn đến mù loà, hoặc điếc.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Không có thuốc chủng ngừa bệnh giang mai. Tuy nhiên để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh, bạn có thể làm theo những gợi ý sau:

  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thủy một vợ một chồng: Cách tốt nhất để tránh bệnh giang mai là kiêng hoặc không quan hệ tình dục. Hoặc quan hệ tình dục chung thủy một vợ một chồng, trong đó cả hai người chỉ quan hệ tình dục với nhau và không bạn tình nào bị nhiễm bệnh.
  • Sử dụng bao cao su: Bao cao su có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai, nhưng chỉ khi bao cao su che được vết loét.
  • Tránh các chất kích thích: Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích khác có thể ngăn cản khả năng phán đoán của bạn và dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn.
  • Thông báo với bạn tình về tình trạng bệnh: Nếu các xét nghiệm cho thấy bạn mắc bệnh giang mai, bạn tình của bạn – bao gồm cả bạn tình hiện tại và bất kỳ bạn tình nào khác mà bạn đã quan hệ trong ba tháng đến một năm qua – cần được thông báo để họ có thể đi xét nghiệm để được điều trị sớm.
  • Khám sàng lọc cho phụ nữ có thai: Do những tác động có thể gây tử vong mà bệnh giang mai có thể gây ra đối với thai nhi, các tổ chức y tế khuyến cáo tất cả phụ nữ mang thai nên được tầm soát bệnh.

Bác sĩ phụ khoa điều trị giang mai

  • BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen và đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
  • ThS.BS. Trang Võ Anh Vinh hiện đang công tác tại khoa Ngoại Tiết Niệu với vai trò là Bác sĩ Nam khoa, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Bình Dân.
  • Phòng khám Đa khoa Vigor Health nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM.

Nếu có những nghi ngờ về việc mắc phải căn bệnh giang mai, bạn nên liên hệ với các bác sĩ phụ sản hoặc bác sĩ nam khoa nhằm có chẩn đoán chính xác nhất và đưa ra hướng xử lý phù hợp.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.