Nổi mề đay sau sinh là một tình trạng phổ biến hiện nay. Phụ nữ sau sinh dễ gặp các vấn đề về tâm lý, thay đổi hormone và các thói quen sinh hoạt trước kia dẫn đến dễ mắc một số bệnh. Bài viết dưới đây của Doctor có sẵn sẽ giúp bạn rõ hơn về nổi mề đay sau sinh.
Tóm tắt nội dung
Sau sinh mẹ bị dị ứng nổi mề đay
Sau sinh mẹ bị dị ứng nổi mề đay là tình trạng bệnh lý da liễu thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng bên ngoài da mà còn tác động đến sức khỏe bên trong của người mẹ, hoặc thậm chí là ảnh hưởng đến sữa mẹ cho con bú. Trong khoảng 1 đến 3 tháng sau khi sinh, mẹ có thể sẽ gặp phải những triệu chứng của dị ứng nổi mề đay như da xuất hiện nốt mề đay, ngứa… Bệnh này thường tồn tại ở 2 thể lâm sàng như sau:
- Nổi mề đay cấp tính: Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm, trong khoảng vài giờ hoặc kéo dài đến dưới 6 tuần.
- Nổi mề đay mãn tính: Triệu chứng kéo dài với thời gian lâu hơn 6 tuần, diễn ra trong nhiều đợt, tái phát và lặp lại nhiều lần.
Những nguyên nhân chủ yếu của bệnh nổi mề đay sau sinh
Do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng quá mức với những dị nguyên làm cho cơ thể sinh ra chất Histamin làm da bị nổi mề đay, viêm, sưng lên… hoặc do hệ thống miễn dịch của người phụ nữ giữa thời gian mang thai và thời sau hậu sinh sản có sự thay đổi về nội tiết tố nhưng không cân bằng, sinh ra hiện tượng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay.
Một số nguyên nhân cụ thể gây ra dị ứng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh:
Stress sau sinh
Thường xuất hiện bởi sự thay đổi từ bên trong (về cơ địa và tâm lý) lẫn bên ngoài ở phụ nữ, những lo lắng về chăm sóc con nhỏ, yếu tố gia đình… cũng là những yếu tố rác động đến hệ thần kinh người phụ nữa. Từ đó gián tiếp làm suy yếu hệ miễn dịch.
Chế độ chăm sóc mẹ sau sinh
Ăn uống kiêng cữ, ăn mặc kín đáo dễ toát nhiều mồ hôi gây bịt kín lỗ chân lông, nằm trong không gian kín lâu ngày, không được tắm gội thường xuyên,… Đều là những yếu tố dị nguyên tác động mạnh đến vấn đề nổi mề đay sau sinh.
Việc bổ sung vitamin E bằng viên uống ENAT cho mẹ bỉm sữa bị nổi mề đay sau sinh cần hết sức thận trọng. Vitamin E có thể hỗ trợ làm dịu da và giảm viêm, tuy nhiên không phải là phương pháp điều trị chính cho mề đay. Mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp, tránh tình trạng tự ý bổ sung vitamin E gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Ảnh hưởng bởi các loại thuốc sử dụng trong lúc mang thai
Các loại thuốc gây mê, gây tê được sử dụng trong lúc sinh đẻ có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Bởi những tác dụng phụ của chúng sau khi sử dụng là khó tránh khỏi.
Trật tự thói quen sinh hoạt bị đảo lộn
Giờ giấc sinh hoạt của người mẹ gần như bị đảo lộn hoàn toàn theo giờ giấc của con. Việc canh giờ pha sữa, cho con bú, thay tã hay chăm con khóc dạ đề,… cũng đều là những yếu tố dễ gây khởi phát mề đay sau sinh.
Các triệu chứng của nổi mề đay sau sinh
Một số triệu chứng chủ yếu khi bị dị ứng nổi mề đay sau khi sinh:
- Cảm giác ngứa nhiều về ban đêm hoặc chiều tối ở vùng nổi mề đay, gây khó chịu.
- Da nổi những nốt mẩn đỏ như vết muỗi đốt, chủ yếu ở vùng bụng, cổ tay, chân và lan ra thành mảng lớn, những nốt này thường sần và phù kèm theo.
- Vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục bị sưng và phù kèm theo cảm giác nóng rát.
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?
Dị ứng nổi mề đay sau sinh đối với những phụ nữ có thời gian hồi phục khác nhau và phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Cơ địa: thể trạng cơ địa cũng như cấu trúc da khác nhau sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, có thể kéo dài trong 2- 3 ngày rồi tự động hết hoặc cũng có thể lên đến trong vài tuần.
- Mức độ nặng nhẹ của bệnh: Nếu bị nổi mề đay cấp tính thì thời gian lành bệnh nhanh hơn nổi mề đay mãn tính.
- Sức khỏe, chế độ ăn uống: Phụ nữ có sức khỏe tốt và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, cần thiết thì thời gian hết bệnh sẽ nhanh hơn.
- Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay thường gây khó chịu và ảnh hướng đến sức khỏe của người phụ nữ, từ đó dẫn đến một số biến chứng như: thanh quản bị co thắt, khó thở; tụt huyết áp; sốt cao; stress, căng thẳng, mất ngủ & nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Vậy nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Nổi mề đay cấp tính thường không quá nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, nổi mề đay là dấu hiệu của sốc phản vệ. Gây sưng phù bề mặt khí quản, làm hẹp đường hô hấp dẫn đến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh
Một số cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh có thể áp dụng tại nhà như sau:
- Uống thật nhiều nước, có thể uống trà xanh hoặc những trà làm từ thảo mộc
- Sinh hoạt điều độ và khoa học như ngủ sớm, đúng giờ, giảm căng thẳng stress, ăn uống đầy đủ chất
- Luôn giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay
- Sử dụng những áo quần rộng và thoáng mát, tắm với bột yến mạch
Đối với bệnh dị ứng nổi mề đay thể nặng hoặc nổi mề đay mãn, hãy đến những cơ quan y tế gần nhất để được theo dõi và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Tóm lại, nổi mề đay sau sinh là một tình trạng phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng. Bạn có thể áp dụng một số cách trị mề đay sau sinh tại nhà kể trên để khắc phục tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nổi mề đay sau sinh kéo dài không khỏi, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Xem thêm:
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.