window.addEventListener(“load”, function () { // Change right desktop block image var adBlockRight = document.getElementById(‘docosan_blog_ad-3’); var imgBlockRight = adBlockRight.getElementsByTagName(‘img’); var imgLinkRight = “https://www.docosan.com/blog/wp-content/uploads/2024/10/Mega-Medicraft-blog-side.jpg”; imgBlockRight[0].setAttribute(“src”, imgLinkRight); imgBlockRight[0].setAttribute(“data-src”, imgLinkRight); }); Tiền mãn kinh là thời kỳ mà phụ nữ bắt đầu trải qua nhiều sự thay đổi hormone và ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Phụ nữ tiền mãn kinh nên uống thuốc gì để cung cấp dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này. Trong bài viết này, Docosan sẽ giới thiệu đến bạn một vài loại thuốc hỗ trợ thích hợp và các chế độ ăn uống, lối sống khoa học để giúp cải thiện sức khỏe và vóc dáng cho phụ nữ trong thời kỳ này.
Tóm tắt nội dung
Giới thiệu về tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là một giai đoạn chuyển tiếp dần dần trong quá trình lão hóa và chấm dứt khả năng sinh sản khi mãn kinh. Phụ nữ bắt đầu tiền mãn kinh ở độ tuổi khác nhau, thường vào khoảng 40 tuổi và sớm nhất là vào giữa tuổi 30.
Hiện tại, không có xét nghiệm y khoa hoặc dấu hiệu nào đủ chính xác để chẩn đoán xác định rằng bạn đã bước vào thời kỳ tiền mãn kinh hay chưa. Vì vậy, các bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên nhiều yếu tố cá nhân bao gồm tuổi tác, tiền sử kinh nguyệt và các triệu chứng hoặc thay đổi cơ thể mà bạn đang gặp phải.
Nguyên nhân gây ra tiền mãn kinh
Vào thời kỳ tiền mãn kinh, lượng estrogen và progesterone (các nội tiết tố sinh dục ở nữ giới) trong cơ thể bạn sẽ dao động và có xu hướng giảm dần. Những dấu hiệu thay đổi khác thường mà bạn trải qua trong thời kỳ tiền mãn kinh là kết quả của việc suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể.
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết tiền mãn kinh
Trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh, một số thay đổi từ mơ hồ đến rõ rệt trong cơ thể bạn có thể cảm thấy và gặp phải như:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Bạn sẽ khó dự đoán ngày rụng trứng, chu kỳ thay đổi dài, ngắn hoặc mất kinh vài tháng hay tính chất kinh nguyệt thay đổi (màu sắc, lượng dịch). Nếu tình trạng trên kéo dài trên 1 tuần và lặp lại nhiều lần, đây có thể nghi ngờ là dấu hiệu tiền mãn kinh sớm.
- Bốc hỏa và có vấn đề về giấc ngủ: Trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn có thể dễ bốc hỏa và đổ mồ hôi đặc biệt là ban đêm. Bên cạnh các rối loạn hormone có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ thì đổ mồ hôi đêm do cơ thể bốc hỏa cũng có thể khiến phụ nữ khó ngủ.
- Thay đổi tâm trạng: Việc thay đổi nồng độ nội tiết tố sẽ gây khó cân bằng cảm xúc và dễ cáu kỉnh, nóng nảy cũng như tăng nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh. Ngoài ra nguyên nhân có thể là do mất ngủ liên quan đến bốc hỏa.
- Gặp vấn đề về âm đạo và bàng quang: Khi nồng độ estrogen giảm, vùng âm đạo của bạn sẽ mất chất bôi trơn và đàn hồi, khiến nhu cầu quan hệ trở trở nên khó khăn và gây đau. Bạn sẽ dễ mắc các nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo hơn và có nguy cơ tiểu không tự chủ do yếu nhóm cơ vùng sinh dục.
- Giảm khả năng sinh sản và chức năng tình dục: Khi quá trình rụng trứng trở nên không đều khiến khả năng thụ thai cũng như ham muốn tình dục sẽ giảm. Nhưng miễn là bạn vẫn có kinh nguyệt, bạn vẫn có thể mang thai vậy nên hãy sử dụng biện pháp tránh thai nếu không muốn có thai cho đến khi bạn không có kinh nguyệt trong vòng 1 năm.
- Loãng xương: Khi nội tiết tố estrogen giảm, cơ chế hủy xương sẽ mạnh hơn tạo xương và khiến bạn mất xương và tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương dễ gãy ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.
- Thay đổi mức cholesterol: Giảm mức estrogen có thể dẫn đến những thay đổi bất lợi trong mức cholesterol trong máu của bạn, tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol có lợi) sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch ở phụ nữ khi lớn tuổi.
Các loại thuốc bổ sung cho phụ nữ tiền mãn kinh
Thuốc chỉ có estrogen
Nhóm thuốc chứa thành phần chính là estradiol hoặc các dẫn xuất khác của estradiol, là một hợp chất tạo nên nội tiết tố sinh dục chính ở nữ giới – Estrogen. Thuốc có đa dạng loại để sử dụng tùy theo yêu cầu hoặc mục đích bản thân bao gồm viên nang uống, viên nén đặt âm đạo, miếng dán, gel bôi, thuốc tiêm, kem dạng bôi hay xịt hoặc thuốc dạng vòng âm đạo.
Một số nhóm thuốc phổ biến, được bác sĩ khuyên dùng như thuốc uống Valiera 2mg, Progynova 2mg, Estrace 2mg, miếng dán Alora hay Climara,…Bên cạnh việc giúp bổ sung hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, nếu bạn có những triệu chứng sau đây thì hãy báo với bác sĩ để được xem xét và đổi thuốc thích hợp:
- Dấu hiệu hoặc nghi ngờ có thai.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Có bệnh lý tại gan, tim mạch (đột quỵ, tăng huyết áp), rối loạn chức năng đông cầm máu.
- Mắc ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
- Phản ứng dị ứng với estrogen.
Thuốc chỉ có progestin
Hormone progesterone dưới dạng progestin cũng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa nội tiết sinh lý kinh nguyệt và mang thai ở phụ nữ. Do vậy, Progestin thường được kê đơn cùng Estrogen trong liệu pháp thay thế Estrogen để giảm nguy cơ ung thư tử cung ở phụ nữ còn tử cung.
Tuy không có nhiều dạng bằng estradiol, progestin thường gặp ở dạng viên nang uống hoặc viên nén đặt âm đạo như Utrogestan 200mg, Prometrium 100mg/200mg, Provera 10mg,…
Tương tự, việc sử dụng hormone progesterone cũng nên được tham khảo qua ý kiến bác sĩ để có thể đạt hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn cho từng phụ nữ.
Ngoài ra, nếu bạn có các triệu chứng sau đây cần chú ý báo lại bác sĩ trước khi được kê thuốc:
- Dấu hiệu hoặc nghi ngờ có thai.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Có bệnh lý tại gan, tim mạch (đột quỵ, tăng huyết áp), rối loạn chức năng đông cầm máu.
- Mắc ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
- Phản ứng dị ứng với progesterone.
Thuốc kết hợp Estrogen và Progestin
Trong trường hợp phụ nữ vẫn còn tử cung và muốn sử dụng các loại thuốc tăng cường nội tiết tố để tiện lợi có thể sử dụng thuốc kết hợp estrogen và progestin này. Thuốc bổ sung estrogen giúp tăng cường nội tiết tố trong cơ thể, giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ trong khi progestin có tác dụng điều hòa nồng độ hormone.
Một số loại thuốc phổ biến có sử dụng như: viên nang Activella, Angeliq, Prefest hay miếng dán Climara Pro, Combipatch.
Cũng như các loại thuốc riêng lẻ estradiol và progestin, bạn cũng nên báo lại bác sĩ khi có các triệu chứng sau đây:
- Dấu hiệu hoặc nghi ngờ có thai.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Có bệnh lý tại gan, tim mạch (đột quỵ, tăng huyết áp), rối loạn chức năng đông cầm máu.
- Mắc ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
- Phản ứng dị ứng với progesterone hay estrogen.
Kết hợp Estrogen và các loại thuốc khác
Ngoài ra, nhóm thuốc estrogen kết hợp thuốc hormone khác có thể được tham khảo sử dụng để cải thiện các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh điển hình như Duavee – chứa estrogen và bazedoxifene.
Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng bốc hỏa từ mức độ vừa đến nặng, cũng như chủ động bổ sung estrogen có thể giúp phụ nữ dễ chịu hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Bạn không nên sử dụng thuốc khi có các dấu hiệu như sau:
- Dấu hiệu hoặc nghi ngờ có thai.
- Đang giai đoạn cho con bú.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Có bệnh lý tại gan, tim mạch (đột quỵ, tăng huyết áp), rối loạn chức năng đông cầm máu.
- Mắc ung thư vú hoặc ung thư tử cung.
- Phản ứng dị ứng với estrogen.
Để thuốc mang lại lợi ích trong quá trình sử dụng, bạn nên tuân thủ đúng quy tắc dùng thuốc và theo dõi định kỳ nhằm vừa đạt hiệu quả điều trị, vừa đảm bảo an toàn cho phụ nữ giai đoạn này.
Một số vitamin và khoáng chất
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ sẽ đối diện với nhiều thay đổi phổ biến như nóng bừng, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng và khó ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Để giúp giảm thiểu các vấn đề này, việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là vô cùng cần thiết nhằm hỗ trợ sức khỏe tổng thể và cân bằng những thay đổi trong cơ thể người phụ nữ.
- Vitamin D và canxi: Hai yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe xương, giúp ngăn ngừa loãng xương. Các nguồn thực phẩm như sữa, các sản phẩm từ sữa, cá, lòng đỏ trứng và nấm cung cấp lượng lớn vitamin D và canxi cho cơ thể.
- Nhóm vitamin B: Giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi, hỗ trợ chức năng thần kinh.
- Magie: Là một khoáng chất thiết yếu, góp phần giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và hỗ trợ tim mạch. Các loại thực phẩm giàu magie bao gồm rau xanh lá đậm, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
- Sắt: Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt có thể được bổ sung từ các nguồn thực phẩm như thịt đỏ, cá, đậu và rau lá xanh đậm.
- Vitamin E: Giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nó hỗ trợ sức khỏe tim mạch, cải thiện làn da và giảm căng thẳng. Phụ nữ tiền mãn kinh có thể sử dụng viên uống bổ sung vitamin E để dễ dàng kiểm soát liều lượng hơn, tiêu biểu là sản phẩm viên uống Vitamin E thiên nhiên MEDICRAFTS 400IU.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Khi sử dụng thuốc nội tiết cho phụ nữ, có một số lưu ý quan trọng cần cân nhắc để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: Bạn nên được tham khảo, tư vấn và theo dõi từ bác sĩ khi sử dụng thuốc nội tiết vì loại thuốc này có thể ảnh hưởng lên nhiều hệ cơ quan trọng cơ thể và gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách.
- Tuân thủ liều lượng, dạng thuốc theo toa: Liều quá cao hoặc kéo dài trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư như ung thư vú. Ngoài ra, các dạng thuốc sẽ có cách sử dụng hàm lượng và tác dụng khác nhau, nên tuân thủ đúng loại, liều và thời gian dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khỏe mỗi người.
- Tránh ngừng dùng thuốc đột ngột: Nếu muốn dừng việc sử dụng thuốc, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ và biến chứng.
- Tái khám định kỳ và theo dõi các tác dụng phụ có thể gặp: Khi sử dụng thuốc nội tiết, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tổng quát như huyết áp, và làm xét nghiệm như chức năng gan, kiểm tra nội tiết tố để đảm bảo cơ thể đáp ứng tốt với thuốc cũng như đánh giá các nguy cơ tác dụng có hại có thể bạn gặp phải.
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống
Bên cạnh việc tuân thủ liệu pháp nội tiết, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh:
- Bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin E và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch và chống lại các tổn thương tế bào. Ngoài ra, phytoestrogens là một loại hợp chất có trong đậu nành và các sản phẩm từ thực vật, giúp cân bằng hormone và làm giảm các triệu chứng nóng bừng, bốc hỏa.
- Thực phẩm chứa omega-3 và omega-6 trong các loại cá và hạt, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm viêm.
Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý hạn chế caffeine, rượu bia, đồ ăn cay nóng vì các loại này có thể làm tăng các triệu chứng như nóng bừng, đổ mồ hôi đêm và ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, việc cải thiện lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe và giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, bao gồm:
- Tập thể dục đều đặn không chỉ giúp duy trì sức khỏe tim mạch, mà còn cải thiện sức khỏe xương khớp, giảm nguy cơ loãng xương, và giúp kiểm soát cân nặng. Các bài tập như yoga, thiền, hoặc hít thở sâu có thể giúp phụ nữ giảm căng thẳng, cân bằng cảm xúc và tâm trạng.
- Giấc ngủ đủ là yếu tố không thể thiếu để cơ thể phục hồi và cân bằng hormone. Thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng khó chịu thần kinh và làm nặng thêm các triệu chứng tiền mãn kinh.
- Việc tránh hút thuốc lá là vô cùng quan trọng vì thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương và các bệnh về tim mạch.
- Hỗ trợ sức khỏe cả về tâm lý và thể chất thông qua một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ giúp tăng cường hiệu quả của việc sử dụng thuốc nội tiết và cải thiện chất lượng cuộc sống trong giai đoạn tiền mãn kinh một cách dễ dàng hơn.
Việc kết hợp sử dụng thuốc nội tiết hợp lý, cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học, sẽ giúp phụ nữ vượt qua giai đoạn tiền mãn kinh một cách dễ dàng và an toàn hơn. Hãy cùng Docosan tìm hiểu thêm nhiều bài viết bổ ích khác!
Xem thêm:
- Mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhịn ăn bao lâu?
- Vai trò vitamin chống oxy hóa trong hiếm muộn mà bạn nên biết
- Khó ngủ ở tuổi tiền mãn kinh phải làm sao? Nguyên nhân, cách khắc phục
Nguồn tham khảo:
1. Perimenopause
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/diagnosis-treatment/drc-20354671
- Ngày tham khảo: 07/11/2024
2. Menopause: Medicines to Help You
- Link tham khảo: https://www.fda.gov/consumers/free-publications-women/menopause-medicines-help-you
- Ngày tham khảo: 07/11/2024