Những thắc mắc về phương pháp sinh mổ chị em cần biết

Với sự mở rộng của các chỉ định mổ lấy thai trong sản khoa hiện đại, các trường hợp sinh mổ đang chiếm đa số trong số lần sinh của các chị em phụ nữ. Sinh mổ vừa có các lợi ích vừa có phần khó khăn so với sinh thường qua ngã âm đạo nên sẽ có nhiều điều mới mẻ, đặc biệt là bà mẹ sinh con so. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về những thắc mắc khi sinh mổ mà chị em cần nắm rõ trong bài viết sau đây nhé!

Sinh mổ là gì?

Sinh mổ là phương pháp lấy thai nhi ra ngoài qua một cuộc phẫu thuật từ vết mổ thành bụng và tử cung của sản phụ, mà không qua đường âm đạo của người mẹ như sinh thường. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ đánh giá nhiều yếu tố để đưa ra quyết định và tư vấn cho sản phụ, người nhà về chỉ định sinh mổ như

  • Cân nặng thai nhi lớn hay còn gọi là con to 
  • Chuyển dạ bất thường hay bị đình trệ 
  • Khung chậu sản phụ bị hẹp hoặc dị dạng 
  • Sức khỏe mẹ không đủ vượt qua cuộc sinh thường 
  • Tình trạng suy thai, thai dị tật bẩm sinh, nhau thai bất thường.  

Ngoài ra, các bà mẹ và người nhà có thể tự quyết định và yêu cầu được sinh mổ khi thai nhi đã đủ tháng. Các bạn có thể tìm hiểu thêm cách so sánh lựa chọn sinh thường hay sinh mổ (tại đây) và Quy trình sinh mổ ở bệnh viện chị em có thể tham khảo (tại đây). 

Các biến chứng thường gặp sau sinh mổ 

Sốt 

Sốt không phải là một biến chứng hậu phẫu mổ lấy thai, nhưng đây là triệu chứng thường gặp và là dấu hiệu báo động của những biến chứng khác. Trong vòng 24 đến 48 giờ đầu sau sinh mổ, sốt nhẹ đa số là do nguyên nhân chuyển hóa, sản phụ nhịn ăn uống và bù dịch không đủ. 

Nhiễm trùng hậu sản 

Sinh mổ là một yếu tố nguy cơ của biến chứng nhiễm trùng, vì cuộc mổ có thể có nhiều sang chấn trong lúc phẫu thuật. Biểu hiện của sự nhiễm trùng là sản phụ sốt cao, sản dịch tiết ra có mùi hôi tanh, đau bụng dưới nhiều, … 

sinh-mo
Biến chứng nhiễm trùng vết mổ

Viêm vết mổ hoặc tụ máu vết mổ 

Nguyên nhân thường do sinh mổ trên sản phụ đã bị nhiễm trùng ối hoặc do cầm máu không tốt trong lúc phẫu thuật. Dấu hiệu nhận biết là sản phụ bị sốt cao dai dẳng, vùng da viêm đỏ đau, phù nề, hoặc bầm tím quanh vết mổ.

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

Tuy đường âm đạo của bà mẹ không bị chấn thương nhiều trong cuộc sinh mổ nhưng việc quan hệ tình dục ngay sau khi sinh mổ là hoàn toàn mang lại nhiều tác hại. Thời gian đầu sau sinh con là giai đoạn người phụ nữ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quay lại các hoạt động tình dục thông thường. 

Sau một cuộc sinh thì cổ tử cung cần ít nhất 3 tuần để hồi phục lành lại niêm mạc và các mạch máu nuôi. Thời điểm này, nhiều phụ nữ sẽ thấy rằng đã sẵn sàng cho hoạt động tình dục nhưng thực sự thì chưa đến lúc. Khoảng thời gian bắt đầu quan hệ lại được sau sinh mổ sẽ khác nhau còn tùy thuộc vào mức độ thoải mái của phụ nữ. 

sinh-mo
Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được

Tóm lại là hầu hết người phụ nữ sẽ tiếp tục quan hệ tình dục như bình thường sau ít nhất 4 tuần sau sinh mổ là an toàn hơn cả, một số người cần ít nhất là 6 tuần để hồi phục hoàn toàn cho lần quan hệ tình dục đầu mang nhiều khoái cảm. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn nữ cảm thấy sợ sệt nên không thích quan hệ tình dục trong vòng ba tháng để an toàn và tập trung chăm sóc em bé hơn. 

Sau sinh mổ nên ăn gì?

Mổ lấy thai không liên quan đến đường ruột nên khuyến khích sản phụ ăn càng sớm càng tốt. Trong ngày đầu tiên sản phụ có thể uống sữa, ăn súp hoặc cháo loãng. Qua những ngày sau nếu diễn tiến không có gì bất thường có thể ăn uống bình thường như trước khi mổ sinh. Một số thực phẩm nên ăn để mau lành vết mổ và tăng tiết sức như:

  • Thực phẩm chứa nhiều protein: thịt gà, thịt heo, sữa, cá, đậu phụ, ngũ cốc, …
  • Vitamin và khoáng chất: trái cây tươi, rau củ quả, phô mai, …
  • Thực phẩm có hàm lượng sắt cao như: lòng đỏ trứng gà, nho, chuối, hạt óc chó. 
  • Bổ sung vitamin E để giảm sẹo vết mổ: lúa mì, hạnh nhân, hạt hướng dương, bông cải xanh, lạc, dầu đậu tương, … 
  • Ngoài ra sản phụ cần uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu nước sau một cuộc mổ lớn. 
sinh-mo
Sau sinh mổ nên ăn thực phẩm có hàm lượng sắt cao

Sinh mổ kiêng ăn gì?

Đối với nhiều người phụ nữ thì sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn trong đời nên việc giữ gìn cẩn thận sau sinh là một điều quan trọng và giúp vết mổ mau lành không để lại sẹo. Bà mẹ sau sinh có thể tham khảo cách chăm sóc vết mổ sau sinh (tại đây) và nên kiêng ăn các món sau đây: 

  • Hạn chế các món chiên, xào dầu mỡ và thức ăn cay nóng
  • Tránh tối đa các loại thực phẩm gây vết mổ bị viêm, sưng đỏ và để lại sẹo như nếp, rau muống, đậu xanh, lòng trắng trứng, …
  • Kiêng các loại thức ăn gây đầy hơi, chướng bụng như thực phẩm nhiều tinh bột, dễ lên men (dưa cải, dưa muối)
  • Không dùng chất kích thích có trong rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt, …
  • Nhưng thực phẩm chứa nhiều hàn the và chất bảo quản như bún, phở, miến, bánh hỏi, bánh ướt, … cũng không nên sử dụng.

Lắng nghe lời tư vấn trước và sau khi sinh mổ từ những phòng khám uy tín

  • Phòng khám đa khoa Saigon Healthcare – Q.10
  • Phòng khám chuyên khoa Sản phụ khoa BSCKII Nguyễn Văn Giang – Quận 3
  • Phòng khám đa khoa Hạnh Phúc – Quận 10

Kết luận 

Trên đây là những thắc mắc khi sinh mổ chị em cần nắm rõ khi lựa chọn và quyết định hình thức chào đón bé con yêu của mình chào đời. Tuy nhiên các sản phụ cũng cần được khám thai thường xuyên để theo dõi tình trạng và nhận sự tư vấn chuyên môn từ các bác sĩ để đưa ra hình thức và phương pháp sinh con tốt nhất cho cả mẹ và bé. 


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.