Trong vòng 24 giờ sau khi thụ tinh, trứng sẽ nhanh chóng phân chia thành nhiều tế bào và tạo thành phôi thai. Cùng Docosan tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn của thai kỳ.
Tóm tắt nội dung
- 1 1. Thời điểm bắt đầu mang thai
- 2 2. Làm sao để sớm biết mình mang thai?
- 3 3. Sự phát triển của thai nhi qua các tháng
- 4 4. Bác sĩ tư vấn và khám thai
1. Thời điểm bắt đầu mang thai
Ngày bắt đầu mang thai được tính là ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn (được gọi là tuổi thai, hay tuổi kinh nguyệt). Đây là thời điểm hai tuần trước khi quá trình thụ thai thực sự xảy ra.
2. Làm sao để sớm biết mình mang thai?
Từ thời điểm thụ thai, cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện hormone hCG ở trong máu. Hormone này được tạo ra bởi các tế bào hình thành nhau thai (nguồn thức ăn cho em bé trong bụng mẹ). Thông thường, phải mất từ ba đến bốn tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn đến khi hCG tăng đủ lượng để có thể phát hiện bằng các xét nghiệm mang thai, trong đó có que thử thai.
3. Sự phát triển của thai nhi qua các tháng
Sự phát triển của thai nhi được chia thành ba giai đoạn, với mỗi 3 tháng được gọi là tam cá nguyệt. Mẹ bầu sẽ thấy những thay đổi rõ rệt ở thai nhi và bản thân trong mỗi tam cá nguyệt. Thông thường, mọi người nghĩ rằng một quá trình mang thai sẽ bao gồm chín tháng. Tuy nhiên, thai phụ có thể mang thai 9 tháng hoặc 10 tháng, điều này là hoàn toàn bình thường và lành mạnh.
Ba tháng đầu tiên của thai kỳ
Tam cá nguyệt đầu tiên sẽ kéo dài từ khi thụ thai đến 12 tuần. Trong tam cá nguyệt này, thai nhi sẽ thay đổi từ một nhóm tế bào nhỏ thành một bào thai và bắt đầu có các đặc trưng của bé.
Tháng 1 (tuần 1 đến tuần 4)
Khi trứng đã thụ tinh lớn lên, một túi nước kín sẽ hình thành xung quanh trứng, dần dần chứa đầy chất lỏng. Túi kín này được gọi là túi ối, giúp tạo đệm cho phôi thai phát triển. Trong thời gian này, nhau thai (một cơ quan tròn, dẹt, có nhiệm vụ truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang con và chuyển các chất thải từ em bé) cũng phát triển. Nhau thai là nguồn thức ăn cho em bé trong suốt thai kỳ.
Trong vài tuần đầu tiên theo dõi sự phát triển của thai nhi, khuôn mặt của bé sẽ dần hình thành với miệng, hàm dưới và cổ họng phát triển. Các tế bào máu đang hình thành và quá trình tuần hoàn sẽ bắt đầu. Ống tim sẽ đập 65 lần một phút vào cuối tuần thứ tư. Vào cuối tháng đầu tiên, thai nhi có kích thước nhỏ hơn một hạt gạo.
Tháng 2 (tuần 5 đến tuần 8)
Các đặc điểm trên khuôn mặt của bé tiếp tục phát triển. Mỗi tai xuất hiện như một nếp gấp nhỏ của da ở hai bên đầu. Những chồi nhỏ phát triển thành cánh tay và chân. Ngón tay, ngón chân và mắt cũng đang hình thành.
Ống thần kinh (não, tủy sống và các mô thần kinh khác của hệ thần kinh trung ương), đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác cũng hình thành và phát triển. Xương bắt đầu thay thế sụn.
Tại thời điểm này, đầu của bé lớn tương ứng với phần còn lại của cơ thể. Vào khoảng tuần thứ 6, nhịp tim của bé có thể được nhận thấy qua siêu âm.
Sau tuần thứ 8, thai nhi được gọi là bào thai thay vì phôi thai. Vào cuối tháng thứ hai, thai nhi sẽ dài khoảng 3cm và nặng khoảng 1 gram.
Tháng 3 (tuần 9 đến 12)
Cánh tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân của bé đã hình thành đầy đủ. Ở giai đoạn này, em bé bắt đầu có thể làm những việc như mở, đóng nắm tay và miệng. Móng tay, móng chân, tai ngoài đang bắt đầu phát triển. Cơ quan sinh sản của bé cũng phát triển nhưng khó phân biệt được giới tính của bé thông qua siêu âm.
Đến cuối tháng thứ ba, em bé đã hình thành đầy đủ tất cả các cơ quan và tứ chi, tiếp tục phát triển chức năng. Hệ thống tuần hoàn và tiết niệu của em bé cũng đang hoạt động, gan sản xuất mật.
Vào cuối tháng thứ ba, em bé của bạn dài khoảng 2,5cm và nặng khoảng 28 gram. Sau 3 tháng, khả năng sảy thai của mẹ bầu giảm đáng kể.
Tam cá nguyệt thứ hai
Những cơn ốm nghén và cảm giác khó chịu của thời kỳ đầu mang thai sẽ biến mất. Đối với sự phát triển của thai nhi, bé sẽ bắt đầu phát triển các đặc điểm trên khuôn mặt. Bạn cũng có thể cảm thấy chuyển động khi em bé lật và xoay trong tử cung. Trong tam cá nguyệt này, siêu âm có thể phát hiện giới tính của bé.
Tháng 4 (tuần 13 đến 16)
Nhịp tim của bé vào lúc này có thể nghe được thông qua một dụng cụ gọi là doppler. Các ngón tay và ngón chân cũng được xác định rõ ràng. Mí mắt, lông mày, lông mi, móng tay và tóc được hình thành. Răng và xương trở nên dày đặc hơn. Bé thậm chí có thể mút ngón tay cái, ngáp, vươn vai v.v.
Hệ thần kinh của bé đang bắt đầu hoạt động. Các cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục hiện đã phát triển đầy đủ, bác sĩ có thể siêu âm xem bạn đang mang thai bé trai hay gái. Lúc này, kích thước của thai nhi dài khoảng 15,2 cm và nặng khoảng 110 gram.
Tháng 5 (tuần 17 đến 20)
Ở giai đoạn này, bé đang phát triển cơ bắp, bạn có thể bắt đầu cảm thấy bé di chuyển xung quanh. Tóc bé bắt đầu mọc lên. Vai, lưng và thái dương của bé được bao phủ bởi một lớp lông mềm mịn. Lớp Lông này giúp bảo vệ bé khỏi việc tiếp xúc lâu với nước ối và thường rụng ngay trước khi sinh. Kích thước của thai nhi vào cuối tháng thứ 5 dài khoảng 25,4 cm và nặng từ 0.3 đến 0.5kg.
Tháng 6 (tuần 21 đến 24)
Lúc này, da của bé có màu đỏ, nhăn nheo và có thể nhìn thấy các tĩnh mạch qua lớp da mờ của em bé, thấy ngón tay và ngón chân. Trong giai đoạn này, mí mắt bắt đầu hé mở và mắt mở ra.
Bé phản ứng với âm thanh bằng cách di chuyển hoặc tăng nhịp đập. Bạn có thể nhận thấy những chuyển động giật cục nếu em bé bị nấc cụt. Vào cuối tháng thứ sáu, em bé dài khoảng 30,5cm và nặng khoảng 1kg.
Tháng 7 (tuần 25 đến 28)
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28, bé tiếp tục trưởng thành và phát triển dự trữ chất béo trong cơ thể. Lúc này, thính giác của bé đã phát triển hoàn thiện. Bé thường xuyên thay đổi vị trí và phản ứng với các kích thích, bao gồm âm thanh, cơn đau và ánh sáng. Nước ối bắt đầu giảm dần.
Vào cuối tháng thứ bảy, em bé dài khoảng 35,5cm và nặng từ 1 đến 2 kg.
Tam cá nguyệt thứ ba
Trong suốt tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi tăng cân nhanh chóng, bổ sung chất béo trong cơ thể giúp ích sau khi sinh.
Thai phụ có thể mang thai đủ tháng (40 tuần) hoặc quá hạn một hay hai tuần (41 hoặc 42 tuần). Nếu qua ngày dự sinh nhưng mẹ không chuyển dạ tự nhiên thì bác sĩ có thể sử dụng thuốc để kích thích quá trình chuyển dạ và sinh con.
Tháng 8 (tuần 29 đến tuần 32)
Em bé sẽ tiếp tục trưởng thành và dự trữ chất béo trong cơ thể. Bạn có thể nhận thấy rằng em bé đang đạp nhiều hơn. Lúc này não bộ của bé đang phát triển nhanh chóng, bé có thể nhìn và nghe. Hầu hết các hệ thống bên trong đã phát triển tốt, nhưng phổi có thể vẫn chưa phát triển hết. Thai nhi đạt chiều dài khoảng 45cm và nặng tới 2,3kg.
Tháng 9 (tuần 33 đến tuần 36)
Trong giai đoạn này, bé sẽ tiếp tục phát triển và trưởng thành. Phổi gần như được phát triển đầy đủ. Thai nhi có thể phối hợp nhịp nhàng một số bộ phận như chớp mắt, nhắm mắt, quay đầu, cầm nắm chắc chắn và phản ứng với âm thanh, ánh sáng và xúc giác. Chiều dài của thai nhi lúc này là khoảng 43 đến 48cm và nặng khoảng 2,7kg.
Tháng 10 (Tuần 37 đến 40)
Trong tháng cuối cùng này, bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Tại thời điểm này, vị trí của em bé có thể thay đổi để chuẩn bị chào đời. Vị trí lý tưởng nhất là em bé nằm trong tử cung của bạn. Mẹ có thể cảm thấy rất khó chịu trong khoảng thời gian cuối cùng này khi em bé hạ xuống khung xương chậu của bạn và chuẩn bị chào đời, hoàn tất quá trình phát triển của thai nhi. Thai nhi có chiều dài khoảng 45 đến 50 cm và nặng khoảng 3kg.
4. Bác sĩ tư vấn và khám thai
- BS. Thái Kim Ngân có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị các vấn đề về Sản phụ khoa. – Q1, TP.HCM.
- BS. Phí Thị Tuyết Nga có gần 30 năm kinh nghiệm. – Q4, TP.HCM.
- BS. Trần Thiện Vĩnh Quân có 30 năm kinh nghiệm. – Q10, TP.HCM.
- Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM. – Tân Bình, TP.HCM.
- Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Hà cung cấp gần như toàn diện các dịch vụ thăm khám chữa bệnh với gần 20 chuyên khoa. – Đống Đa, Hà Nội.
Hy vọng thông qua bài viết, mẹ bầu đã có thêm những thông tin hữu ích về sự phát triển của thai nhi qua từng tháng. Để theo dõi sự phát triển của bé, quá trình hình thành thai nhi và tìm kiếm các dấu hiệu nguy cơ, mẹ bầu nên liên hệ đến các bác sĩ phụ khoa để trao đổi và được tư vấn.
Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Bùi Thị Châu và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Nguồn tham khảo: my.clevelandclinic