Trong 9 tháng phát triển của thai nhi thì thai 5 tuần tuổi là một giai đoạn vô cùng quan trọng mà các mẹ cần lưu ý. Để giải đáp cho những thắc mắc và lo lắng của bạn, hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Thai 5 tuần tuổi phát triển như thế nào?
- 2 Những địa chỉ khám thai 5 tuần tuổi uy tín
- 3 Sự thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 5 tuần tuổi
- 4 Những điều mẹ cần lưu ý khi thai 5 tuần tuổi
- 5 Câu hỏi thường gặp
- 5.0.0.1 Thai 5 tuần tuổi là bao nhiêu ngày?
- 5.0.0.2 Thai nhi 5 tuần tuổi đã có linh hồn chưa?
- 5.0.0.3 Thai nhi 5 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?
- 5.0.0.4 Thai 5 tháng tuổi có phá được không?
- 5.0.0.5 Thai nhi 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
- 5.0.0.6 Thai 5 tuần tuổi đã siêu âm được chưa?
- 5.0.0.7 Thai 5 tuần tuổi có nên siêu âm đầu dò?
- 5.0.0.8 Thai 5 tuần tuổi chưa có túi noãn hoàng?
- 5.0.0.9 Thai 5 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
Thai 5 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Từ tuần 1 đến tuần 4, phôi thai là một khối tế bào. Đến khi thai 5 tuần tuổi, phôi bắt đầu có sự thay đổi hình dạng, biệt hóa và phát triển với tốc độ chóng mặt. Kích thước phôi giai đoạn này vào khoảng 2 – 3 mm (cỡ hạt vừng). Đây là thời điểm các hệ thống và cấu trúc cơ thể của bé bắt đầu hình thành, chẳng hạn như tim, não, cơ, xương và tủy sống.
- Não và tủy sống: Ống thần kinh chạy từ trên xuống dưới của phôi dần hình thành nên não và tủy sống của thai nhi.
- Tim: Một khối phình ở giữa phôi sẽ phát triển thành trái tim của bé. Lúc này, tim của bé bắt đầu đập những nhịp đập đầu tiên. Tuy nhiên, phải sau khoảng 1 – 2 tuần nữa, tim thai mới có thể phát hiện bằng siêu âm.
- Cấu trúc mặt: Khuôn mặt của thai nhi cũng bắt đầu hình thành trong tuần thai thứ 5 này, với chiếc mũi nhỏ và đôi mắt nhỏ sẽ nhắm nghiền cho đến khoảng tuần 28.
- Dây rốn và nhau thai: Dây rốn hình thành từ một chuỗi mạch máu của thai nhi để gắn kết bào thai với nhau thai, thông qua đó, các chất dinh dưỡng và oxy sẽ được chuyển từ mẹ cho thai nhi.
Những địa chỉ khám thai 5 tuần tuổi uy tín
Một số phòng khám Sản Phụ khoa uy tín để đặt lịch hẹn khám thai 5 tuần tuổi:
Phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa Sen – Lotus Ob-Gyn Clinic
Phòng khám sản phụ khoa Hoa Sen có đội ngũ bác sĩ được chọn lọc kỹ càng với nhiều năm kinh nghiệm, từng làm việc tại các Bệnh viện lớn của Thành phố, cùng với các công nghệ khám chữa bệnh hiện đại. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng dịch vụ khám thai tại đây.
Phòng khám Chuyên khoa Phụ Sản 315
Hệ thống phòng khám Phụ sản 315 cung cấp dịch vụ Phụ khoa, Sản khoa toàn diện cho phụ nữ. Khi khám thai 5 tuần tuổi tại đây, bạn sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa dày dạn kinh nghiệm, cùng với đó là sự tư vấn và hướng dẫn đầy tận tâm của đội ngũ nhân viên phòng khám.
Phòng khám Đa khoa Nhân Hậu
Phòng khám Đa Khoa Nhân Hậu cũng là một địa chỉ uy tín khi bạn có nhu cầu khám thai 5 tuần tuổi cũng như cần tư vấn bất cứ vấn đề gì trong suốt thai kỳ. Điểm nổi bật của phòng khám là hệ thống trang thiết bị ngoại nhập đồng bộ, hiện đại, đảm bảo, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian chờ đợi, tránh tối đa việc sai sót trong khâu trả kết quả cho khách hàng.
Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là một bệnh viện phụ sản lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh, với gần 100 năm làm việc và phát triển. Đây là một trong những bệnh viện Phụ sản hàng đầu ở Việt Nam được nhiều người dân trong và ngoài nước tin tưởng tìm tới khám chữa bệnh. Do đó, nếu bạn có nhu cầu khám thai 5 tuần tuổi nhưng không tìm được cơ sở y tế đáng tin cậy, bạn có thể đến khám và theo sát hướng dẫn của bác sĩ tại đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến. Cùng với hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá được trang bị đầy đủ và tiên tiến, đây chắc chắn là một địa chỉ đáng tin cậy cho bất cứ ai có nhu cầu khám Sản phụ khoa nói chung và khám thai 5 tuần tuổi nói riêng.
Sự thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai 5 tuần tuổi
Những dấu hiệu và triệu chứng khi mang thai sẽ khác nhau đối với từng người, thậm chí chúng cũng khác nhau ở những lần mang thai khác nhau. Những thay đổi này ở cơ thể người mẹ là do sự gia tăng đáng kể các hormone hCG và progesterone khi mang thai. Nhìn chung, khi có thai 5 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng của thai kỳ như:
- Ốm nghén: Là cảm giác buồn nôn khi mang thai, thường xuất hiện ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ có thể bắt đầu ốm nghén từ khi thai 5 tuần tuổi. Ốm nghén xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày và thường nặng hơn vào buổi sáng khi mới thức dậy.
- Chóng mặt: Huyết áp thường giảm khi người phụ nữ mang thai, điều này có thể gây chóng mặt cho người mẹ, thậm chí là ngất xỉu. Vì thế, mỗi khi cảm thấy chóng mặt, hãy ngồi xuống nghỉ ngơi và hạn chế lái xe.
- Cần đi tiểu thường xuyên hơn: Khi mang thai, tử cung sẽ ngày càng mở rộng, chèn ép lên bàng quang và khiến bạn muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy đi khi bạn có nhu cầu, tránh nhịn tiểu lâu vì có thể gây nhiễm trùng bàng quang. Đồng thời, luôn nhớ uống nhiều nước để tránh bị mất nước.
- Đau bụng: Bạn có thể thấy bụng co cứng và đau nhẹ, đôi khi bị đầy hơi. Những điều này xảy ra là do trứng làm tổ hoặc do tử cung của bạn bị giãn ra khi mang thai. Mặc dù cơn đau thường nhẹ và thoáng qua, nhưng hãy chú ý và liên hệ với bác sĩ ngay nếu bạn cảm thấy cơn đau dữ dội không biến mất.
- Chảy máu âm đạo: Một số phụ nữ mang thai 5 tuần tuổi sẽ gặp trình trạng chảy máu âm đạo nhẹ (thường gọi là máu báo thai). Tuy nhiên, vì có nhiều yếu tố khác cũng có thể gây ra chảy máu âm đạo, vì thế hãy luôn gặp bác sĩ biết nếu bạn nhận thấy bất kỳ đốm máu nào vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi là một trình trạng khá phổ biến khi mang thai nói chung và khi thai 5 tuần tuổi nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tăng nồng độ hormone progesterone sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ và mất năng lượng. Thông thường, sự mệt mỏi này kéo dài trong khoảng ba tháng đầu tiên, nhưng cũng có một số người sẽ cảm thấy mệt mỏi trong suốt thai kỳ.
- Đau ngực: Bạn có thể cảm thấy ngực mềm, đau, sưng hoặc đầy hơn khi nồng độ hormon thay đổi. Đây là một trong những triệu chứng mang thai sớm nhất và có thể xuất hiện ngay sau khi thụ thai.
- Thay đổi khẩu vị: Sự thay đổi hormone khi mang thai 5 tuần tuổi cũng có thể khiến khẩu vị của bạn thay đổi, chẳng hạn như cảm giác có vị kim loại trong miệng,thèm ăn một món trước đây không thích hoặc ghét một món mà bạn từng thích.
- Táo bón: Khi thai 5 tuần tuổi, tốc độ thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa sẽ chậm hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai.
- Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch tiết âm đạo sẽ xuất hiện nhiều hơn khi mang thai. Dịch tiết thường lỏng, màu trắng sữa và có mùi nhẹ. Trong trường hợp dịch tiết ra có màu bất thường (xanh hoặc hơi vàng), có mùi nồng hoặc kèm theo mẩn đỏ, ngứa thì bạn nên liên hệ với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo.
- Tâm trạng thất thường: Mang thai có thể gây ra rất nhiều thay đổi về mặt cảm xúc. Điều này không chỉ đến từ sự căng thẳng do ý niệm về một sinh mệnh mới sắp ra đời, mà còn từ sự thay đổi hormone trong chính cơ thể của người phụ nữ. Do đó, hoàn toàn bình thường nếu bạn phải trải qua nhiều loại cảm xúc khác nhau hàng ngày như: phấn chấn, buồn bã, lo lắng, sợ hãi và kiệt sức.
Những điều mẹ cần lưu ý khi thai 5 tuần tuổi
Một lời khuyên cơ bản nhất để chăm sóc thai 5 tuần tuổi đó là người mẹ hãy duy trì chăm sóc thật tốt bản thân. Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho bạn:
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng là điều đặc biệt quan trọng khi mang thai 5 tuần tuổi. Hãy ăn nhiều trái cây và rau xanh, đồng thời ăn cân đối và đa dạng các loại chất dinh dưỡng khác (tinh bột, chất đạm, chất béo). Để giảm thiểu tình trạng ốm nghén khi mang thai 5 tuần tuổi, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa lớn.
Bổ sung vitamin, acid folic, DHA và EPA cũng được khuyến cáo. Nhiều nghiên cứu cho rằng những chất dinh dưỡng này cần thiết và hữu ích cho sự phát triển não và mắt ở thai nhi. Chúng cũng có thể giúp bổ sung dinh dưỡng cho sữa mẹ.
Tránh các loại thực phẩm sau:
- Phô mai mềm, chưa tiệt trùng (thường được quảng cáo là “tươi”).
- Sữa, nước trái cây và rượu táo chưa tiệt trùng.
- Trứng sống hoặc thức ăn có chứa trứng sống (ví dụ như bánh mousse hay tiramisu).
- Thịt, cá hoặc động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín.
- Thịt chế biến sẵn như xúc xích và thịt nguội (nếu ăn thì phải nấu chín thật kỹ).
- Cá có hàm lượng thủy ngân cao (bao gồm cá mập, cá kiếm, cá thu vua hoặc cá ngói).
Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
Bạn càng năng động và khỏe mạnh trong thời kỳ mang thai thì bạn càng dễ dàng thích nghi với sự thay đổi hình dáng và việc tăng cân của mình. Đồng thời, vận động cũng sẽ giúp bạn đối phó với cơn chuyển dạ khi sinh sau này.
Do đó, khi có thai 5 tuần tuổi, bạn vẫn có thể tiếp tục duy trì chế độ vận động thường ngày của mình, miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, đừng tập thể dục đến mức kiệt sức và hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần tăng hoặc giảm cường độ tập luyện của mình.
Đối với những phụ nữ không tập thể dục trước khi mang thai, bạn có thể bắt đầu tập những bài tập đơn giản trong khoảng 10 phút mỗi ngày (chẳng hạn như đi bộ nhanh ngoài trời) rồi tăng dần thời gian ở những ngày sau. Các chuyên gia khuyến nghị rằng phụ nữ mang thai nên vận động ít nhất 150 phút một tuần.
Điều quan trọng nhất là hãy lắng nghe cơ thể của bạn và làm những gì bạn cảm thấy phù hợp.
Không sử dụng chất kích thích
Hãy cố gắng hết sức để ngừng hút thuốc và bỏ rượu hay bất kỳ chất gây nghiện nào. Đồng thời cần hạn chế uống trà, cà phê và những loại thực phẩm nào có chứa caffeine. Những chất này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi 5 tuần tuổi và làm tăng nguy cơ sảy thai. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế nếu bạn không thể tự quản lý việc nghiện các chất này.
Không tự ý sử dụng thuốc không kê đơn
Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn cũng không an toàn khi mang thai. Do đó, hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng và dược liệu bạn đang dùng để được tư vấn và hỗ trợ.
Giữ tinh thần luôn thoải mái
Khi mang thai nói chung và khi thai 5 tuần tuổi nói riêng, bạn có thể trải qua nhiều lo lắng về mối quan hệ, tiền bạc hoặc công việc, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, đừng giữ những stress này cho riêng mình. Hãy thư giãn và yêu cầu sự giúp đỡ nếu bạn cần.
Khám thai định kỳ
Thai 5 tuần tuổi là một giai đoạn rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, hãy lên lịch khám với bác sĩ để nhận được những lời khuyên và hướng dẫn đúng đắn, nhằm chăm sóc tốt nhất cho em bé của bạn. Đồng thời, hãy duy trì việc khám thai định kỳ để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Câu hỏi thường gặp
Thai 5 tuần tuổi là bao nhiêu ngày?
Mang thai tuần 5 theo quy ước là ngày thứ 29 đến ngày 35 kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối cùng.
Thai nhi 5 tuần tuổi đã có linh hồn chưa?
Ý tưởng về linh hồn vẫn còn gây tranh cãi rất nhiều trong khoa học và trong quan niệm xã hội của con người. Do đó, bài viết không thể chỉ ra cho bạn thông tin chính xác về việc thai nhi 5 tuần tuổi đã có linh hồn hay chưa, điều này phụ thuộc vào niềm tin của bạn.
Thai nhi 5 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?
Kích thước phôi giai đoạn này vào khoảng 2 – 3 mm.
Thai 5 tháng tuổi có phá được không?
Ngày nay, với sự tiến bộ của ngành y học, thai 5 tháng tuổi có thể được phá nếu như sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định.
Thai nhi 5 tuần tuổi đã có tim thai chưa?
Trong tuần này, trái tim của bé bắt đầu hình thành và đập những nhịp đập đầu tiên, tuy nhiên chưa thể thấy được khi siêu âm tim thai.
Thai 5 tuần tuổi đã siêu âm được chưa?
Dù có kích thước rất nhỏ nhưng phôi thai đã hoàn chỉnh nên hoàn toàn có thể nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm thai 5 tuần tuổi.
Thai 5 tuần tuổi có nên siêu âm đầu dò?
Hoàn toàn có thể siêu âm đầu dò thai 5 tuần tuổi và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.
Thai 5 tuần tuổi chưa có túi noãn hoàng?
Thai 5 tuần tuổi chưa có túi noãn hoàng là một dấu hiệu không tốt trong thai kỳ. Để có kết luận chính xác bạn nên đến bệnh viện sản phụ khoa uy tín để thăm khám.
Thai 5 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
Thông thường quá trình thai vào tử cung sau khi được thụ tinh sẽ là khoảng 10 ngày. Đến tuần thứ 5, thai nhi đã bám sâu vào thành tử cung của bạn.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về thai 5 tuần tuổi. Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Nếu bạn có nhu cầu khám sức khỏe sinh sản, xin vui lòng đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn trên docosan.com.
- https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-symptoms-week-5#your-baby
- https://kidshealth.org/en/parents/week5.html
- https://www.nhs.uk/start-for-life/pregnancy/week-by-week-guide-to-pregnancy/1st-trimester/week-5/
- https://www.webmd.com/baby/your-pregnancy-week-by-week-weeks-5-8
- https://www.unicef.org/parenting/child-development/what-avoid-when-pregnant
- https://www.nhs.uk/start-for-life/pregnancy/healthy-eating-in-pregnancy/
- https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/exercise/