Tìm hiểu chi tiết thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ. Gợi ý chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và an toàn cho cả mẹ và bé.
Tóm tắt nội dung
Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ mặc dù không phải là bệnh lý mạn tính như tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, nhưng nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu, có thể sau sinh bệnh sẽ phát triển thành đái tháo đường tuýp 2. Việc lựa chọn một thực đơn khoa học cho người mắc tiểu đường thai kỳ có vai trò quan trọng trong việc quản lý các triệu chứng của bệnh. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ mà bạn có thể tham khảo.
1. Thực đơn bữa sáng
Thực đơn sáng cho người mắc tiểu đường thai kỳ rất quan trọng, không chỉ để kiểm soát đường huyết mà còn để duy trì sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thường xuyên bỏ qua bữa sáng hoặc ăn không đúng giờ có thể gặp phải kháng insulin và khó kiểm soát đường huyết. Đối với người mỡ máu cao, việc ăn sáng đúng cách cũng giúp giảm cholesterol.
Gợi ý thực đơn bữa sáng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Dưới đây là một số gợi ý thực đơn sáng cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ:
- 200g khoai lang luộc;
- 1 chiếc bánh mì kẹp trứng, cà chua, dưa chuột;
- 1 bát cháo yến mạch và 1 ly sữa không đường;
- 1 bát cháo thịt bò (bao gồm 40g thịt bò, 60g gạo tẻ và 150g rau cải);
- Xôi thịt kho (nửa bát xôi nhỏ, 3 – 4 miếng thịt nạc và 1 bát salad rau hoặc rau luộc);
- 1 bát phở gà (bao gồm 30g thịt gà, 150g bánh phở, 150g giá đỗ và rau sống ăn kèm) hoặc 1 tô bún riêu hoặc 1 bát bún mọc cỡ vừa;
- Bánh cuốn (1 đĩa) kèm 20g chả lụa và dưa chua.
2. Thực đơn bữa trưa
Thực đơn trưa cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Để làm điều này, bữa ăn nên bao gồm các thành phần như tinh bột (như cơm), thịt cá và rau củ quả để cung cấp chất xơ. Mẹ nên ăn khoảng 30% tổng lượng carbs trong ngày vào bữa trưa và hạn chế kết hợp các thực phẩm chứa nhiều carb với nhau.
Mẹ hãy áp dụng việc ăn rau trước và trong khi ăn các thực phẩm có chứa tinh bột. Thứ tự ăn này sẽ giúp làm chậm quá trình chuyển hóa carbs trong cơ thể. Sau bữa ăn, mẹ bầu nên ưu tiên trái cây ít ngọt, mọng nước để hạn chế sự tăng đột ngột của đường huyết trong cơ thể.
Gợi ý thực đơn bữa trưa
Dưới đây là danh sách thực đơn cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ ăn trưa trong vòng 7 ngày:
- Ngày 1: Cơm, thịt gà, bắp cải luộc, đậu phụ sốt cà chua;
- Ngày 2: Cơm, su hào luộc, thịt bò xào;
- Ngày 3: Cơm, salad dưa chuột, chả, canh bí đỏ thịt bằm;
- Ngày 4: Bún mọc hoặc hủ tiếu bò;
- Ngày 5: Cơm, bắp cải luộc, đậu phụ sốt cà chua, thịt luộc;
- Ngày 6: Cơm, tôm, canh mồng tơi;
- Ngày 7: Cơm, thịt kho trứng, canh măng chua cá hồi.
- Tráng miệng có thể thay đổi với các loại trái cây như thanh long, dưa hấu, lê, táo ta, chôm chôm, bưởi, cam hoặc táo.
Ngoài ra, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng bổ sung vitamin E tự nhiên sẽ giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi.
3. Thực đơn bữa tối
Thực đơn cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vào bữa tối cũng có thể áp dụng tương tự như bữa trưa nhưng có thể tăng rau xanh lên. Thời điểm ăn tối thích hợp là từ 18h30 đến 19h30 mỗi ngày để đảm bảo có thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi ngủ.
Mẹ có thể áp dụng nguyên tắc “đĩa thức ăn”, với đĩa có đường kính khoảng 25cm và lượng carbs khuyến cáo trong khẩu phần ăn tối cũng khoảng từ 20 – 25% tổng lượng carb trong ngày.
Nguyên tắc “đĩa thức ăn”:
- ¼ Carbs: Ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt, yến mạch, khoai lang,…
- ¼ Protein: Chọn nguồn protein nạc như thịt gà, cá, đậu phụ, trứng,…
- ½ chất xơ: Bổ sung nhiều rau xanh các loại để cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Khẩu phần ăn khuyến nghị
Tham khảo thêm: Dĩa ăn và bàn tay’: Bí quyết kiểm soát đường huyết
Nên ưu tiên các phương pháp chế biến ít dầu mỡ như hấp, luộc, nướng. Hạn chế tối đa thức ăn chiên, xào, rán.
4. Thực đơn bữa phụ
Ngoài các bữa chính như đã nêu, người tiểu đường thai kỳ cần lưu ý đến việc bổ sung các bữa ăn phụ để duy trì cảm giác no và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Điều này cũng giúp giảm lượng thức ăn cần tiêu thụ trong các bữa chính.
Thời điểm tốt nhất để thêm bữa ăn phụ là khoảng 9h sáng và 15h chiều, và dưới đây là một số lựa chọn:
- 1 hộp sữa chua;
- ½ trái ngô luộc;
- 1 cốc sữa ít béo, ít đường, sữa không đường hoặc sữa dành cho người tiểu đường;
- 3 chiếc bánh quy;
- 1 chiếc bánh flan nhỏ;
- ⅓ củ khoai lang luộc;
- 1 miếng thanh long, đu đủ hoặc lê;
- 3 múi bưởi;
- ½ trái táo.
5. Những thực phẩm mẹ bầu nên cắt giảm trong thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Mang thai khi mắc bệnh tiểu đường cần sự chú ý đặc biệt về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên hạn chế để kiểm soát đường huyết hiệu quả:
Thực phẩm chứa nhiều đường:
- Bánh kẹo, kem, chè: Cung cấp lượng đường cao, làm tăng đột ngột lượng đường huyết sau khi ăn.
- Trái cây ngọt: Chọn các loại trái cây ít ngọt như ổi, bưởi, cam,… thay vì xoài, nho, mít,…
- Nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp: Chứa nhiều đường fructose và chất tạo ngọt nhân tạo, không tốt cho sức khỏe.
Thực phẩm chế biến sẵn, hàm lượng muối cao:
- Thịt nguội, xúc xích, đồ hộp: Chứa nhiều muối, có thể dẫn đến tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch.
- Mì gói, cháo gói: Chứa nhiều muối, chất béo và chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
- Đồ ăn nhanh: Thường chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và calo, không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao
Thực phẩm giàu chất béo:
- Lòng đỏ trứng: Nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng, chỉ ăn tối đa 2-3 lòng đỏ mỗi tuần.
- Thức ăn chiên xào: Chứa nhiều dầu mỡ, làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch.
- Nội tạng động vật (tim, gan, thận): Chứa nhiều cholesterol, không tốt cho sức khỏe tim mạch.
Đồ uống có cồn và chất kích thích:
- Rượu bia: Có thể gây hại cho thai nhi và làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ.
- Cà phê: Chứa caffeine, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Nước ngọt có ga: Chứa nhiều đường và chất tạo ngọt nhân tạo, không tốt cho sức khỏe.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần hạn chế những thực phẩm có thể làm tăng đường huyết, huyết áp và cholesterol để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Nhìn chung, thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ có thể điều chỉnh tùy thuộc vào thể trạng và mức độ vận động của từng người. Để đảm bảo tính chính xác trong việc tính toán lượng thực phẩm hàng ngày, mẹ bầu nên sử dụng máy đo đường huyết không lấy máu để kiểm tra đường huyết bất kỳ lúc nào. Nếu chỉ số đường huyết dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/l), mẹ bầu có thể an tâm.
Việc tuân thủ một chế độ ăn cân đối và đa dạng là chìa khóa quan trọng để kiểm soát tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai. Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn phù hợp nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những gợi ý về thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy luôn quan tâm và chăm sóc bản thân để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Combo Máy đo đường huyết – Nipro Premier α
Ngoài ra, đối với những đối tượng trong giai đoạn thai kỳ cần được theo dõi đường huyết liên tục, mời bạn tham khảo sản phẩm Combo máy đo đường huyết không lấy máu – Reader và Sensor với công dụng đo đường huyết liên tục không cần lấy máu, thao tác dễ dàng
Mời bạn tham khảo thêm các gói xét nghiệm tiểu đường đang có tại Docosan.com
Nguồn tham khảo:
https://www.eatingwell.com/article/291744/gestational-diabetes-meal-plan-diet-guidelines