Các loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả và cách sử dụng

Đâu là loại thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả hiện nay? Nhiều chị em phụ nữ khi trong những ngày hành kinh bị đau bụng, hay gọi là đau bụng kinh. Đau bụng kinh có thể chỉ nhẹ thoáng quá cho đến đau bụng vật vã, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, các cách làm giảm đau bụng kinh đã được nhiều chị em quan tâm, trong đó có cách sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Hãy đọc bài viết dưới đây của Docosan để biết thêm về các loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ khi hành kinh. Cơn đau chủ yếu ở vùng bụng dưới xảy ra ngay trước hoặc trong kỳ kinh, thường kéo dài khoảng 2-3 ngày. Mức độ của cơn đau khác nhau giữa các phụ nữ; từ cảm giác khó chịu nhẹ đến đau dữ dội gây cản trở các hoạt động bình thường. Nó được phân loại thành thống kinh nguyên phát hoặc thứ phát.

Cơn đau bụng kinh luôn khiến chị em mệt mỏi
Cơn đau bụng kinh luôn khiến chị em mệt mỏi

Thống kinh nguyên phát

Là cơn đau bụng kinh mà không có nguyên nhân bệnh lý khác. Nguyên nhân là do chất prostaglandin được tạo ra trong niêm mạc tử cung. Prostaglandin kích hoạt các cơn co thắt cơ  tử cung, làm bong lớp niêm mạc ở tử cung, cũng như co thắt các mạch máu trong tử cung, làm mất nguồn cung cấp máu của các mô trong thời gian ngắn, từ đó gây ra đau bụng kinh.

Thống kinh thứ phát

Là cơn đau theo chu kỳ do một tình trạng bệnh lý có từ trước, thường bắt đầu ở độ tuổi 30 hoặc 40.

Nguyên nhân của đau bụng kinh thứ phát bao gồm: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, dụng cụ tử cung , bệnh lý bẩm sinh của cơ quan sinh sản,…

Điều trị đau bụng bằng thuốc giảm đau bụng kinh

Thuốc giảm đau

Dùng Paracetamol làm thuốc giảm đau bụng kinh

Paracetamol thường được khuyến cáo dùng làm thuốc đầu tay để giảm các cơn đau trong thời gian ngắn
Paracetamol thường được khuyến cáo dùng làm thuốc đầu tay để giảm các cơn đau trong thời gian ngắn

Paracetamol thường được khuyến cáo dùng làm thuốc đầu tay để giảm các cơn đau trong thời gian ngắn nên cũng có thể trở thành làm thuốc giảm đau bụng kinh cho chị em phụ nữ. Vì khi dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc trên bao bì của nhà sản xuất, hầu hết đều cải thiện triệu chứng và có ít tác dụng phụ.

Các tác dụng phụ của Paracetamol: Khi dùng đúng liều, rất hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Nếu dùng liều cao hoặc sử dụng paracetamol thường xuyên trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương gan dẫn đến tử vong.

Liều lượng: 10 – 15mg/kg cách nhau 4- 6 giờ, không dùng quá 4g mỗi ngày. 

Các loại thuốc khác có thể tương tác với paracetamol, gây ra giảm tác dụng của thuốc hoặc các phản ứng không có lợi với cơ thể

  • Warfarin: những người đang sử dụng warfarin nếu dùng paracetamol thường xuyên có thể cản trở quá trình đông máu. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng kết hợp hai loại thuốc này.
  • Một số loại thuốc chống động kinh (ví dụ, carbamazepine).
  • Các loại thuốc khác cũng chứa paracetamol, có thể dẫn đến quá liều paracetamol.

NSAIDs

Thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDs ), thuốc giảm đau bụng kinh, giảm cơn đau thống kinh bằng cách ngăn chặn việc sản xuất prostaglandin – chất hóa học gây ra đau bụng kinh.

Để có hiệu quả, NSAID nên được dùng trước khi bắt đầu có kinh 1 – 2 ngày và tiếp tục dùng chúng trong 2 đến 3 ngày.

NSAIDs giúp giảm đau bụng kinh
NSAIDs giúp giảm đau bụng kinh

Những NSAID thường được khuyến cáo làm thuốc giảm đau bụng kinh bao gồm: ibuprofen, naproxen, axit mefenamic, diclofenac, aspirin,…

Liều lượng: Tuân theo tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. NSAID nên được dùng sau khi ăn.

Tác dụng phụ của NSAID: Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm buồn nôn, đau bụng, loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.

Những người không nên dùng NSAIDs:

  • Dị ứng hoặc quá mẫn cảm với NSAIDs. 
  • Phụ nữ mang thai
  • Người mắc bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc gan, bị loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.
  • Thận trọng cho những người bị hen suyễn.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin do nguy cơ mắc hội chứng Reye đe dọa tính mạng.

NSAIDs có thể gây tương tác với các thuốc khác, hạn chế sử dụng chung với:

  • Các NSAID khác – tăng nguy cơ chảy máu .
  • Thuốc điều trị huyết áp, tim mạch ( gồm thuốc chẹn beta, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể) tăng nguy cơ tổn thương thận.
  • Thuốc chống đông như warfarin – tăng nguy cơ chảy máu.
  • Alendronate (được sử dụng để điều trị loãng xương) – tăng nguy cơ loét dạ dày.

Thuốc nội tiết tố

Thuốc viên tránh thai kết hợp cũng như các hình thức tránh thai nội tiết tố khác (như vòng âm đạo, cấy ghép, tiêm và các dụng cụ tử cung giải phóng hormone (ví dụ như Mirena).có hiệu quả trong việc điều trị đau bụng kinh. 

Thuốc tránh thai giúp giảm đau bụng kinh
Thuốc tránh thai giúp giảm đau bụng kinh

Nồng độ prostaglandin cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường ở những phụ nữ sử dụng. Các phương pháp điều trị nội tiết tố này hoạt động bằng cách làm mỏng niêm mạc tử cung, giúp giảm lượng prostaglandin tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt và giảm lực co bóp của tử cung. Ngoài ra, chúng còn làm giảm nồng độ progesterone – hormone cần thiết để tổng hợp prostaglandin, cũng góp phần vào cơ chế điều hòa làm giảm prostaglandin trong cơ thể.

Các loại thuốc khác

Các loại thuốc bổ sung dưỡng chất như magiê, vitamin B1 (thiamine), vitamin E, pyridoxine hoặc dầu cá giúp giảm đau bụng kinh.

Bổ sung vitamin E an toàn bằng ENAT hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và điều hòa hormone tốt hơn.

Thuốc giảm đau bụng kinh có chứa codein liều thấp cũng giúp giảm thống kinh nhưng rất ít so với các loại thuốc giảm đau khác. Ngoài ra, có những tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến việc dùng thuốc có chứa codein như bị nghiện thuốc và xuất hiện các triệu chứng cai nghiện như đau đầu và mất ngủ khi ngừng sử dụng.

Các phương pháp điều trị đau bụng khác ngoài thuốc giảm đau bụng kinh

Ngoài phương pháp dùng thuốc giảm đau bụng kinh, vẫn còn các cách giảm đau bụng kinh khác, đó là:

  • Châm cứu và bấm huyệt
  • Chườm nóng vùng bụng bằng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng hoặc đi bộ thường xuyên giữa các kỳ kinh.
  • Bỏ hút thuốc và tránh uống rượu.
Chườm nóng vùng bụng giúp giảm đau bụng kinh
Chườm nóng vùng bụng giúp giảm đau bụng kinh

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đau bụng kinh trong những ngày hành kinh có thể là bình thường hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Hãy đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau ngày càng nặng hơn theo từng kỳ kinh;
  • Cơn đau kéo dài hơn 48 giờ
  • Thuốc giảm đau bụng kinh mà bạn sử dụng trước đây không còn có thể kiểm soát cơn đau
  • Lượng máu kinh ngày càng nhiều;
  • Kèm theo sốt
  • Tiết dịch hoặc chảy máu bất thường
  • Cơn đau xuất hiện vào những thời điểm không liên quan đến kinh nguyệt
  • Gần đây có sự thay đổi về tính chất của cơn đau bụng kinh
Đau bụng kinh khi nào gặp bác sĩ
Đau bụng kinh khi nào gặp bác sĩ

Liên hệ phòng khám ngay khi cơn đau không hết

  • Bệnh viện đa khoa Hồng Hà Thạc Sĩ Bác Sĩ Vũ Thị Hồng Hạnh – Đống Đa, Hà Nội

  • Phòng khám chuyên sản phụ khoa và hiếm muộn 5D – Q.5

  • Phòng khám sản phụ khoa Thiên Phúc – Q.2

Lời kết

Đau bụng kinh khá phổ biến ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản nhưng có thể điều trị được. Sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp, lưu ý những trường hợp chống chỉ định và nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị những bệnh khác. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về những cách tốt nhất để kiểm soát những cơn đau hành kinh, đặc biệt khi cơn đau bụng kinh kéo dài, không đáp ứng với các cách điều trị trên và gây ra khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu các loại thuốc giảm đau bụng kinh phổ biến tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Contact Me on Zalo