Thuốc tránh thai khẩn cấp là một trong những phương pháp ngăn ngừa thai hiệu quả ngay sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể có tác dụng trong vòng 120h sau khi quan hệ tình dục và chỉ có tác dụng ngừa thai thay vì phá thai. Vậy có các loại thuốc tránh thai khẩn cấp nào, cách sử dụng và tác dụng phụ cần lưu ý ra sao. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong nội dung dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Gói thuốc tránh thai an toàn – Chị em yên tâm sử dụng
Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được xem như “trợ thủ” để nữ giới sử dụng nếu lỡ “mây mưa” không có biện pháp an toàn và không có kế hoạch mang thai. Và bạn có thể dễ dàng tìm mua thuốc tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, ở một số đối tượng, mua thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn còn là câu chuyện tế nhị mặc dù đời sống hiện đại ngày nay đã thoáng hơn câu chuyện này.
Mặt khác, dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có khả năng cao khiến bạn gặp tác dụng phụ. Một phần xuất phát từ việc thuốc bạn sử dụng không hợp với cơ địa. Giải pháp tốt nhất là bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Kết thúc thời gian tư vấn, bác sĩ sẽ tư vấn bạn gói thuốc tránh thai an toàn. Nếu cần thiết, Docosan có thể hỗ trợ bạn giao thuốc đến tận nhà. Hiển nhiên, mọi thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối.
Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp
Hầu hết các loại thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc viên. Tùy thuộc vào nhãn hiệu và liều lượng của thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn có thể nhận một hoặc hai viên. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp bao gồm:
- Thuốc tránh thai khẩn cấp có nội tiết tố: Chúng chứa một loại hormone gọi là levonorgestrel, loại thuốc này không cần phải kê đơn. Các loại thuốc dựa trên hormone như thuốc levonorgestrel có thể ngăn ngừa mang thai bằng cách tạm thời ngăn trứng rụng hoặc ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung.
- Ella (ulipristal axetat): Ella là một viên thuốc chứa ulipristal có tác dụng ngăn chặn tác động của các hormone quan trọng cần thiết cho quá trình thụ thai. Ella chỉ có sẵn theo toa.
- Thuốc tránh thai hàng ngày: Chúng cũng có thể được sử dụng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp, nhưng bạn phải uống nhiều viên một lúc để ngừa mang thai. Cách này kém hiệu quả hơn và dễ gây buồn nôn hơn so với thuốc levonorgestrel. Không dùng thuốc tránh thai thường xuyên theo cách này trừ khi bạn đã liên hệ với bác sĩ phụ khoa trước.
- Dụng cụ tử cung (IUD): Phương pháp này có thể hoạt động như một biện pháp tránh thai khẩn cấp. Nếu bạn muốn sử dụng, y tá hoặc bác sĩ cần đưa IUD vào cơ thể bạn trong vòng 5 ngày kể từ khi bạn quan hệ tình dục. IUD hoạt động như một biện pháp tránh thai khẩn cấp và kiểm soát việc sinh sản liên tục. Vòng tránh thai hoạt động bằng cách ngừng làm tổ của trứng đã thụ tinh trong tử cung.
Lưu ý: Một số loại thuốc và chất bổ sung – chẳng hạn như thuốc động kinh Dilantin, thuốc kháng sinh như rifampicin hoặc griseofulvin, và St.John’s wort – có thể ngăn thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động bình thường. Để an toàn nhất, hãy nói cho bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc và chất bổ sung khác mà bạn dùng.
Thuốc tránh thai có tác dụng bao nhiêu lâu?
Các loại thuốc tránh thai còn được phân loại theo thời gian kéo dài tác dụng. Tất nhiên, uống thuốc tránh thai khẩn cấp càng sớm thì hiệu quả càng cao.
Những loại thuốc tránh thai khẩn cấp tốt nhất thông thường bao gồm: Thuốc tránh thai 24 giờ, 36 giờ, 48 giờ, 72 giờ và thuốc ngừa thai khẩn cấp 120 giờ. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ kể từ khi quan hệ tình dục, bạn chỉ có 1% đến 2% khả năng mang thai.
Một yếu tố quan trọng để lựa chọn thuốc tránh thai khẩn cấp đó là bạn đang ở giai đoạn nào của chu kỳ kinh nguyệt, độ tuổi (một số sản phẩm không theo đơn có giới hạn độ tuổi), trọng lượng cơ thể (vòng tránh thai hoạt động tốt hơn thuốc viên dành cho phụ nữ nặng cân),….
Xem thêm:
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp đa phần là an toàn cho hầu hết mọi phụ nữ (phần lớn không có bất kỳ tác dụng phụ nào từ thuốc). Hoặc nếu có, bạn có thể có những biểu hiện nhẹ như buồn nôn, đau dạ dày nhẹ và đau đầu.
Một số trường hợp khác, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh nguyệt, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, thay đổi tâm trạng dẫn tới lãnh cảm. Nếu bị buồn nôn nghiêm trọng, bạn có thể phải uống thuốc để làm dịu dạ dày và sau đó uống liều thuốc tránh thai khẩn cấp thứ hai.
Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe và lo ngại rằng việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây rủi ro, việc liên hệ với bác sĩ là rất cần thiết (đặc biệt là với loại thuốc Ella).
Bạn không nên lạm dụng uống thuốc tránh thai khẩn cấp (sử dụng quá 2 lần/tháng) vì việc lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và biến chứng như teo niêm mạc tử cung (ảnh hưởng lâu dài tới khả năng sinh sản), bên cạnh đó sử dụng quá liều cũng khiến bạn dễ mắc bệnh về gan, thận, ung thư vú,…
Bác sĩ phụ sản khám & tư vấn về uống thuốc tránh thai khẩn cấp
- BS. Trần Thiện Vĩnh Quân là một vị bác sĩ phụ khoa kì cựu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, chuyên về khám phụ khoa định kỳ, khám và điều trị các bệnh ung thư vú, viêm nhiễm như âm đạo, cổ tử cung, kiểm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm và khám thai.
- BS. Phí Thị Tuyết Nga là bác sĩ phụ trách Phòng khám Chuyên khoa Phụ sản Hoa sen và đã có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Thuốc tránh thai khẩn cấp là một phương pháp ngừa thai tiện dụng và hiệu quả, tuy nhiên có thể dẫn đến những tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn nếu không được sử dụng đúng cách. Chị em phụ nữ nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ phụ khoa mà bạn tin tưởng trước khi quyết định sử dụng các biện pháp ngừa thai.
- Emergency Contraception FAQ – Webmd.com